CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Phát triển bền vững

  • Duyệt theo:
231 Sự hình thành và phát triển của báo cáo phát triển bền vững trên thế giới / Trịnh Quý Trọng // Kế toán & Kiểm toán .- 2021 .- Số 214 .- Tr. 31-34,79 .- 658

Nghiên cứu này sẽ giúp giải thích rõ hơn ý nghĩa của báo cáo phát triển bền vững cũng như quá trình phát triển và hình thành của báo cáo phi tài chính. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng giúp cho người đọc hiểu được tại sao các công ty tham gia vào việc thực hiện báo cáo phát triển bền vững và việc áp dụng loại báo cáo này tại các nước trên thế giới hiện nay.

232 Giải pháp phát triển bền vững doanh nghiệp sản xuất giấy và bao bì tỉnh Thanh Hóa / Lê Thị Mỹ Dung, Lê Thị Diệp // Tài chính - Kỳ 2 .- 2021 .- Số 755 .- Tr.204 - 206 .- 658

Sản xuất giấy là một ngành quan trọng trong lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng. Những năm gần đây sản xuất giấy có tốc độ tăng trưởng cao, tuy nhiên, cùng với sự phát triển ngành giấy, chất lượng môi trường cũng bị suy giảm nặng nề.Để phát triển hài hòa giữa sản xuất kinh doanh và bảo vệ mội trường, các nhà máy sản xuất giấy nói chung cũng như các doanh nghiệp giấy trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa nói riêng cần chú trọng giảm thiểu tác hại đến môi trường như: đầu tư đúng mức ở quy trình sản xuất, xử lý chất thải, sử dụng nguyên vật liệu hợp lý để gia tăng giá trị sản xuất hướng tới phát triển bền vững.

233 Đề xuất hoàn thiện chính sách thuế tài nguyên tại Việt Nam / Nguyễn Thị Quỳnh Dao // Tài chính - Kỳ 2 .- 2021 .- Số 755 .- Tr.36 - 38 .- 658

Thuế tài nguyên là một công cụ quan trọng góp phần quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, nguồn thu vào ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, hiện nay, việc quản lý tài nguyên thông qua chính sách thuế tài nguyên vẫn chưa cao, chưa mở rộng nhằm điều chỉnh hành vi sử dụng và khai thác tài nguyên theo hướng tăng trưởng bền vững. Bài viết làm rõ những hạn chế và đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện chính sách.

234 Nghèo đa chiều ở Việt Nam: nghiên cứu tại tỉnh Thái Nguyên / Nguyễn Thị Thúy Vân, Đặng Kim Oanh // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 589 .- Tr. 16 - 18 .- 330

Giới thiệu quan điểm và cách đo lường nghèo đói theo tiếp cận đa chiều. Với số liệu thứ cấp được thu thập từ Tổng cục thống kê, Bộ lao động, thương binh và xã hội, cục thống kê tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2016 - 2020, bằng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh, bài viết đã phân tích, đánh giá thực trạng nghèo đa chiều ở Việt Nam và tỉnh Thái Nguyên từ khi Việt Nam áp dụng chuẩn nghèo đa chiều vào năm 2016 đến năm 2020. Trên cơ sở đó, bài viết phân tích các nguyên nhân, định hướng, chính sách và các biện pháp nhằm giảm nghèo bền vững.

235 Kinh nghiệm quốc tế về phát triển bền vững và hàm ý chính sách cho Việt Nam / Nguyễn Trần Phương // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 589 .- Tr. 82 - 84 .- 330

Hiện nay, các quốc gia trên thế giới đều coi phát triển bền vững là một trong những mục tiêu quan trọng và lâu dài. Việt Nam cũng không đứng ngoài xu thế này. Việc tham khảo kinh nghiệm của một số nước phát triển như Hà Lan, Đức và Canada sẽ cung cấp cho các nhà nghiên cứu, nhà làm chính sách những bài học hữu ích cho quá trình thực hiện hóa mục tiêu phát triển bền vững tại Việt Nam.

236 Phát triển nguồn vốn sinh kế bền vững của người dân ven biển tỉnh Nghệ An: thực trạng và đề xuất giải pháp / Nguyễn Thị Phương Thúy // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 591 .- Tr. 81 - 83 .- 330

Bài viết phân tích thực trạng các nguồn vốn sinh kế bền vững của người dân ven biển tỉnh Nghệ An và gợi ý một số chính sách phát triển các nguồn vốn sinh kế bền vững trong thời gian tới.

237 Phát triển hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Điện Biên / Nguyễn Thị Nga, Nguyễn Trọng Nghĩa // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 587 .- Tr. 103-105 .- 910

Bài viết này nhằm phân tích những thành tựu trong phát triển hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Điện Biên. Đồng thời cũng chỉ ra những rào cản làm cho hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Điện Biên chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của mình. Đế hoạt động du lịch Điện Biên tiếp tục phát triển bền vững trong thời gian tới và có thể trở thành một điểm du lịch ấn tượng đối với du khách, cần thực hiện các giải pháp gồm tăng cường xúc tiến du lịch, tuyên truyền nâng cao nhận thức xã hội, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch và tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ, công nhân viên lao động trong ngành du lịch.

238 Kinh nghiệm quốc tế về phát triển bền vững và hàm ý chính sách cho Việt Nam / Nguyễn Trần Phương // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 589 .- Tr. 94-96 .- 330

Hiện nay, các quốc gia trên thế giới đều coi phát triển bền vững là một trong những mục tiêu quan trọng và lâu dài. Việt Nam cũng không đứng ngoài xu thế này. Việc tham khảo kinh nghiệm của một số nước phát triển như Hà Lan, Đức và Canada sẽ cung cấp cho các nhà nghiên cứu, nhà làm chính sách những bài học hữu ích cho quá trình hiện thực hóa mục tiêu phát triển bền vững tại Việt Nam.

239 Hướng đi bền vững trong phát triển ngành chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam / Trần Phương Tâm An // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 589 .- Tr. 49-51 .- 330

Trong năm 2019, xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ đạt con số 11 tỷ USD. Trong quý I năm 2020, kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ Việt Nam đạt 2,567 tỷ USD, tăng 13,9% so với quý 1 năm 2019. Kim ngạch xuất khẩu vẫn đang tăng. Để có kết quả này, đầu tiên phải kể đến nỗ lực rất lớn của các doanh nghiệp (DN) trong việc tìm kiếm cơ hội, đáp ứng với các yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường và không ngừng vươn lên. Kết quả này một phần là do một số cơ chế chính sách thông thoáng của Chính phủ trong xuất, nhập khẩu gỗ nguyên liệu và các sản phẩm gỗ. bên cạnh đó là thuận lợi về thị trường quốc tế, bao gồm thị trường tiêu thụ các mặt hàng gỗ của Việt Nam và các quốc gia cạnh tranh trực tiếp với Việt Nam.

240 Huy động nguồn lực từ đất, phát triển hạ tầng đô thị bền vững ở tỉnh Tuyên Quang / Dìu Đức Hà // Tài chính - Kỳ 2 .- 2021 .- Số 753 .- Tr. 201-203 .- 658

Đại hội Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lần thứ XVII nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã xác định một trong ba khâu đột phá trọng tâm của giai đoạn này là: “Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, đô thị động lực và hạ tầng công nghệ thông tin đồng bộ theo hướng hiện đại”. Trong khâu đột phá này, phát triển đô thị là một nhiệm vụ quan trọng góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, đưa Tuyên Quang trở thành tỉnh phát triển khá, toàn diện, bền vững trong khu vực miền núi phía Bắc. Để phát triển hạ tầng đô thị bền vững, tỉnh Tuyên Quang cần huy động rất nhiều nguồn lực, trong đó có nguồn lực từ đất.