CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Phát triển bền vững

  • Duyệt theo:
221 Phát triển nguồn vốn sinh kế bền vững của người dân ven biển tỉnh Nghệ An: thực trạng và đề xuất giải pháp / Nguyễn Thị Phương Thúy // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 591 .- Tr. 81 - 83 .- 330

Bài viết phân tích thực trạng các nguồn vốn sinh kế bền vững của người dân ven biển tỉnh Nghệ An và gợi ý một số chính sách phát triển các nguồn vốn sinh kế bền vững trong thời gian tới.

222 Phát triển hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Điện Biên / Nguyễn Thị Nga, Nguyễn Trọng Nghĩa // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 587 .- Tr. 103-105 .- 910

Bài viết này nhằm phân tích những thành tựu trong phát triển hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Điện Biên. Đồng thời cũng chỉ ra những rào cản làm cho hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Điện Biên chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của mình. Đế hoạt động du lịch Điện Biên tiếp tục phát triển bền vững trong thời gian tới và có thể trở thành một điểm du lịch ấn tượng đối với du khách, cần thực hiện các giải pháp gồm tăng cường xúc tiến du lịch, tuyên truyền nâng cao nhận thức xã hội, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch và tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ, công nhân viên lao động trong ngành du lịch.

223 Kinh nghiệm quốc tế về phát triển bền vững và hàm ý chính sách cho Việt Nam / Nguyễn Trần Phương // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 589 .- Tr. 94-96 .- 330

Hiện nay, các quốc gia trên thế giới đều coi phát triển bền vững là một trong những mục tiêu quan trọng và lâu dài. Việt Nam cũng không đứng ngoài xu thế này. Việc tham khảo kinh nghiệm của một số nước phát triển như Hà Lan, Đức và Canada sẽ cung cấp cho các nhà nghiên cứu, nhà làm chính sách những bài học hữu ích cho quá trình hiện thực hóa mục tiêu phát triển bền vững tại Việt Nam.

224 Hướng đi bền vững trong phát triển ngành chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam / Trần Phương Tâm An // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 589 .- Tr. 49-51 .- 330

Trong năm 2019, xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ đạt con số 11 tỷ USD. Trong quý I năm 2020, kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ Việt Nam đạt 2,567 tỷ USD, tăng 13,9% so với quý 1 năm 2019. Kim ngạch xuất khẩu vẫn đang tăng. Để có kết quả này, đầu tiên phải kể đến nỗ lực rất lớn của các doanh nghiệp (DN) trong việc tìm kiếm cơ hội, đáp ứng với các yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường và không ngừng vươn lên. Kết quả này một phần là do một số cơ chế chính sách thông thoáng của Chính phủ trong xuất, nhập khẩu gỗ nguyên liệu và các sản phẩm gỗ. bên cạnh đó là thuận lợi về thị trường quốc tế, bao gồm thị trường tiêu thụ các mặt hàng gỗ của Việt Nam và các quốc gia cạnh tranh trực tiếp với Việt Nam.

225 Huy động nguồn lực từ đất, phát triển hạ tầng đô thị bền vững ở tỉnh Tuyên Quang / Dìu Đức Hà // Tài chính - Kỳ 2 .- 2021 .- Số 753 .- Tr. 201-203 .- 658

Đại hội Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lần thứ XVII nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã xác định một trong ba khâu đột phá trọng tâm của giai đoạn này là: “Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, đô thị động lực và hạ tầng công nghệ thông tin đồng bộ theo hướng hiện đại”. Trong khâu đột phá này, phát triển đô thị là một nhiệm vụ quan trọng góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, đưa Tuyên Quang trở thành tỉnh phát triển khá, toàn diện, bền vững trong khu vực miền núi phía Bắc. Để phát triển hạ tầng đô thị bền vững, tỉnh Tuyên Quang cần huy động rất nhiều nguồn lực, trong đó có nguồn lực từ đất.

226 Cơ hội và thách thức đối với phát triển công nghiệp chế biến nông sản vùng Tây Nguyên / Nguyễn Thị Bích Ngọc // Tài chính - Kỳ 2 .- 2021 .- Số 753 .- Tr. 167-170 .- 658

Phân tích những thách thức và thời cơ phát triển ngành công nghiệp chế biến nông sản vùng Tây Nguyên, bài viết đề xuất khuyến nghị nhằm phát triển nông sản khu vực này theo hướng bền vững.

227 Phân tích hiệu quả quy mô của nghề nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh tại tỉnh Phú Yên / Lê Kim Long // Kinh tế & phát triển .- 2021 .- Số 286 .- Tr. 37-45 .- 330

Nghiên cứu này trình bày tóm lược nền tảng lý thuyết kinh tế về hiệu quả quy mô và áp dụng phương pháp phi tham số để ước lượng chỉ số này cho các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh tại tỉnh Phú Yên trong năm sản xuất 2014. Kết quả nghiên cứu cho thấy, bình quân, hiệu quả sản xuất của các hộ nuôi tôm có thể gia tăng 8% nếu lựa chọn được quy mô diện tích sản xuất tối ưu (0,97 ha/hộ). Hơn nữa, nghề nuôi tôm thâm canh tại Phú Yên vẫn có tới hơn 54,24% số hộ nuôi có quy mô diện tích sản xuất nhỏ hơn mức diện tích tối ưu và khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng chính thức của nông hộ vẫn rất hạn chế. Để hướng đến một nghề nuôi tôm thẻ công nghiệp và bền vững cho Phú Yên, các chính sách về đất đai và tiếp cận tín dụng chính thức cho nghề nuôi tôm thâm canh là rất quan trọng.

228 Vai trò của thuế với các mục tiêu phát triển bền vững tại Việt Nam / Phan Hữu Nghị // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 588 .- Tr. 25 - 27 .- 658

Bài viết khái quát những cách thức hiệu quả mà thuế có thể góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, đồng thời phân tích thực trạng huy động nguồn thu từ thuế cho phát triển bền vững tại Việt Nam.

229 Một số giải pháp phát triển du lịch di sản địa chất gắn với phát triển bền vững tại Việt Nam / Nguyễn Lan Hoàng Thảo, Nguyễn Thanh Thuỷ // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 584 .- Tr.30 - 32 .- 910

Việt Nam có nhiều khu vực giàu di sản địa chất, có thể xây dựng thành sản phẩm du lịch có sức hút lớn đối với du khách. Tuy nhiên, hiện nay nguồn tài nguyên này chưa được đánh giá, quy hoạch, khai thác và phát triển tương xứng với tiềm năng sẵn có để mang lại lợi ích kinh tế và xã hội gắn với phát triển bền vững của đất nước. Bài báo tiến hành nghiên cứu thực trạng du lịch di sản địa chất Việt Nam, phân tích những cơ hội và thách thức của việc phát triển du lịch di sản địa chất của đất nước từ đó đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch di sản địa chất tại Việt Nam gắn với phát triển bền vững.

230 Một số định hướng lớn phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long / Nguyễn Linh // Tài nguyên & Môi trường .- 2021 .- Số 7(357) .- Tr. 40-42 .- 363

Hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách; Ưu tiên bố trí nguồn lực thực hiện các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng; Tăng cường điều tra cơ bản, năng lực quan trắc, dự báo, hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu; Chuyển đổi quy mô lớn, đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu hợp lý; Thúc đẩy khoa học, công nghệ và hợp tác quốc tế; Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.