CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Phát triển bền vững
241 Cơ hội và thách thức đối với phát triển công nghiệp chế biến nông sản vùng Tây Nguyên / Nguyễn Thị Bích Ngọc // Tài chính - Kỳ 2 .- 2021 .- Số 753 .- Tr. 167-170 .- 658
Phân tích những thách thức và thời cơ phát triển ngành công nghiệp chế biến nông sản vùng Tây Nguyên, bài viết đề xuất khuyến nghị nhằm phát triển nông sản khu vực này theo hướng bền vững.
242 Phân tích hiệu quả quy mô của nghề nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh tại tỉnh Phú Yên / Lê Kim Long // Kinh tế & phát triển .- 2021 .- Số 286 .- Tr. 37-45 .- 330
Nghiên cứu này trình bày tóm lược nền tảng lý thuyết kinh tế về hiệu quả quy mô và áp dụng phương pháp phi tham số để ước lượng chỉ số này cho các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh tại tỉnh Phú Yên trong năm sản xuất 2014. Kết quả nghiên cứu cho thấy, bình quân, hiệu quả sản xuất của các hộ nuôi tôm có thể gia tăng 8% nếu lựa chọn được quy mô diện tích sản xuất tối ưu (0,97 ha/hộ). Hơn nữa, nghề nuôi tôm thâm canh tại Phú Yên vẫn có tới hơn 54,24% số hộ nuôi có quy mô diện tích sản xuất nhỏ hơn mức diện tích tối ưu và khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng chính thức của nông hộ vẫn rất hạn chế. Để hướng đến một nghề nuôi tôm thẻ công nghiệp và bền vững cho Phú Yên, các chính sách về đất đai và tiếp cận tín dụng chính thức cho nghề nuôi tôm thâm canh là rất quan trọng.
243 Vai trò của thuế với các mục tiêu phát triển bền vững tại Việt Nam / Phan Hữu Nghị // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 588 .- Tr. 25 - 27 .- 658
Bài viết khái quát những cách thức hiệu quả mà thuế có thể góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, đồng thời phân tích thực trạng huy động nguồn thu từ thuế cho phát triển bền vững tại Việt Nam.
244 Một số giải pháp phát triển du lịch di sản địa chất gắn với phát triển bền vững tại Việt Nam / Nguyễn Lan Hoàng Thảo, Nguyễn Thanh Thuỷ // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 584 .- Tr.30 - 32 .- 910
Việt Nam có nhiều khu vực giàu di sản địa chất, có thể xây dựng thành sản phẩm du lịch có sức hút lớn đối với du khách. Tuy nhiên, hiện nay nguồn tài nguyên này chưa được đánh giá, quy hoạch, khai thác và phát triển tương xứng với tiềm năng sẵn có để mang lại lợi ích kinh tế và xã hội gắn với phát triển bền vững của đất nước. Bài báo tiến hành nghiên cứu thực trạng du lịch di sản địa chất Việt Nam, phân tích những cơ hội và thách thức của việc phát triển du lịch di sản địa chất của đất nước từ đó đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch di sản địa chất tại Việt Nam gắn với phát triển bền vững.
245 Một số định hướng lớn phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long / Nguyễn Linh // Tài nguyên & Môi trường .- 2021 .- Số 7(357) .- Tr. 40-42 .- 363
Hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách; Ưu tiên bố trí nguồn lực thực hiện các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng; Tăng cường điều tra cơ bản, năng lực quan trắc, dự báo, hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu; Chuyển đổi quy mô lớn, đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu hợp lý; Thúc đẩy khoa học, công nghệ và hợp tác quốc tế; Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
246 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp theo hướng bền vững / Tô Hiến Thà // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 586 .- Tr. 106 - 108 .- 330
Phát triển công nghiệp theo hướng bền vững là phương thức phát triển công nghiệp theo yêu cầu phát triển bền vững, trong đó tốc độ và chất lượng tăng trưởng công nghiệp được duy trì cao và ổn định, đảm bảo yêu cầu về sự hài hoà giữa các mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp theo hướng bền vững. Ở mỗi vùng, mỗi địa phương, do có những đặc điểm khác nhau nên sự tác động, ảnh hưởng của các nhân tố cũng khác nhau. Tuy nhiên, xét một cách chung nhất thì phát triển kinh tế nói chung, phát triển công nghiệp theo hướng bền vững nói riêng đều chịu sự tác động của các nhóm nhân tố.
247 Phát triển kinh tế bền vững ở Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn 2030 / Phùng Thế Đông, Nguyễn Thành Đồng, Phan Thị Thu Trang // Tài chính - Kỳ 1 .- 2021 .- Số 750 .- Tr. 40-43 .- 330
Ở Việt Nam, phát triển kinh tế bền vững là vấn đề được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm cùng quyết tâm đổi mới mô hình tăng trưởng từ chiều rộng sang chiều sâu gắn với năng suất lao động, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo. Bài viết tập trung phân tích thực trạng của một số chỉ tiêu phát triển kinh tế bền vững ở Việt Nam, trên cơ sở đó làm rõ một số hạn chế, nguyên nhân và đề xuất, khuyến nghị nhằm thực hiện hiệu quả mục tiêu phát triển kinh tế bền vững trong giai đoạn đến năm 2025, tầm nhìn 2030.
248 Kinh tế tuần hoàn : cơ hội và thách thức đối với Việt Nam / Phạm Ngọc Phong, Nguyễn Thị Ánh Ngọc // Ngân hàng .- 2021 .- Số 7 .- Tr. 24-28 .- 330
Ngày nay, Việt nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức về ô nhiemx mmoi trường cạn kiệt tài nguyên và biến đổi khí hậu. Đây là những yếu tố đã và đang ảnh hưởng trực tiếp, nghiêm trọng đến sự phát triển kinht ế của nước ta. Do đó, theo các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước, để giải quyết các vấn đề trên, Việt nam cần phải chuyển đổi từ mô hình kinh tế tuyến tính ( hay còn gọi là kinh tế truyền thống) sang mô hình kinh tế tuần hoàn. Đây là mô hình kinh tế phát triển bền vững, đáp ứng được nhiều mục tiêu, bao gồm: giảm ô nhiễm môi trường trong quá trình phát triển ở đầu ra, ứng phó với cạn kiệt tài nguyên và biến đổi khí hậu.
249 Phát triển bền vững điểm tham quan Suối Tiên ở Mũi Né - Phan Thiết / Chung Lê Khang // Phát triển & Hội nhập .- 2021 .- Số 54(64) .- Tr. 85-91 .- 910
Suối Tiên hay Suối Hồng với tài nguyên vô cùng thuận lợi nhưng khai thác du lịch kém hiệu quả, thiếu định hướng và vẫn còn rất nhiều những hoạt động tự phát, không xứng với tiềm năng vốn có của điểm đến. Bằng những dữ liệu sơ cấp và thứ cấp, bài viết thể hiện các nội dung về tiềm năng, hiện trạng khai thác, chỉ ra những cơ hội và thách thức từ đó đưa ra các giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế, tồn tại và đưa ra những định hướng phát triển điểm tham quan suối Tiên trong liên kết vùng, khu vực.
250 Phát triển nền kinh tế tuần hoàn: kinh nghiệm quốc tế và hàm ý đối với Việt Nam / Đặng Văn Sáng // Tài chính - Kỳ 1 .- 2021 .- Số 748 .- Tr. 56 - 58 .- 330
Kinh tế tuần hoàn là mô hình kinh tế trong đó các hoạt động thiết kế, sản xuất, dịch vụ đặt ra mục tiêu kéo dài tuổi thọ của vật chất và loại bỏ tác động tiêu cực đến môi trường. Trên thế giới, kinh tế tuần hoàn được coi là mô hình kinh tế đáp ứng yêu cầu về giải quyết ô nhiễm môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu gắn với mục tiêu phát triển bền vững. Tại Việt Nam, việc ứng dụng kinh tế tuần hoàn gắn với phát triển bền vững, với tăng trưởng xanh đang được quan tâm, đề cập nhiều hơn trong những năm gần đây. Bài viết trao đổi về xu thế phát triển nền kinh tế tuần hoàn gắn với phát triển bền vững trên thế giới, từ đó đưa ra một số khuyết nghị cho Việt Nam.