CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Phát triển bền vững
211 Bảo tồn và sử dụng bền vững vốn tự nhiên ở Việt Nam / TS. Nguyễn Thị Bích Nguyệt // .- 2021 .- Số 22 .- Tr. 9-13 .- 332.1
Khái quát về nội hàm của vốn tự nhiên, tiềm năng và vấn đề sử dụng vốn tự nhiên của Việt Nam, từ đó đề xuất một số giải pháp bảo tồn và sử dụng bền vững vốn tự nhiên ở Việt Nam.
212 Những khuyến nghị nhằm phát triển bền vững hệ thống quỹ tín dụng nhân dân / TS. Lê Hà Diễm Chi, Trịnh Thị Thu Dung // Ngân hàng .- 2022 .- Số 1 .- Tr. 21-24 .- 332.12
Đánh giá thực trạng rủi ro của hệ thống quỹ tín dụng nhân dân, đề xuất các khuyến nghị để phát triển an toàn hệ thống quỹ tín dụng nhân dân.
213 Tranh chấp đất đai và tác động của nó tới mục tiêu phát triển bền vững vùng Tây Nguyên / Đậu Công Hiệp // Luật học .- 2021 .- Số 11 .- Tr.30 - 40 .- 346.597 043
Bài viết trình bày tác động của tình trạng tranh chấp đất đai tới một vài trong số 17 mục tiêu phát triển bền vững và liên hệ với bối cảnh vùng Tây Nguyên. Qua đó bài viết rút ra kết luận: tranh chấp đất đai vừa là nguyên nhân khiến các mục tiêu phát triển bền vững gặp khó khăn, lại vừa là hệ quả khi việc thực hiện các mục tiêu này không đạt được hiệu quả. Trong bối cảnh vùng Tây Nguyên, vấn đề này lại càng cần được quan tâm bởi đây là khu vực giàu tiềm năng phát triển lại vừa tiềm ẩn những yếu tố phức tạp về chính trị, xã hội và văn hóa.
214 Tác động của biến đổi khí hậu đến một số ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội của tỉnh vĩnh phúc và các giải pháp ứng phó / Lê Xuân Thái // Nghiên cứu địa lý nhân văn .- 2021 .- Số 4(35) .- Tr. 64-71 .- 363
Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu (BĐKH), trong những năm gần đây, tình hình thời tiết Vĩnh Phúc đã có những diễn biến phức tạp, có nhiều đợt nắng nóng kéo dài, mưa, bão tăng cả về số lượng và cường độ. Theo các kịch bản BĐKH trong thế kỷ21 của tỉnh Vĩnh Phúc, nhiệt độ và lượng mưa đều thể hiện xu thế tăng lên so với thời kỳ cơ sở trên toàn tỉnh (nhiệt độ tăng từ 0,8oC -4,2oC; lượng mưa tăng từ3 -31%). Tuy nhiên, mức biến đổi có sự khác biệt khá rõ giữa các kịch bảnvà các vùng của tỉnh. Điều này sẽ tác động tiêu cực tới sức khỏe cộng đồng cũng như ảnh hưởng nghiêm trọng đến các lĩnh vực kinh tế-xã hội của tỉnh. Do đó, cần các giải pháp trọng tâm nhằm ứng phó hiệu quảvới BĐKH của tỉnh trong thếkỷ21.
215 Tình hình thực hiện các mục tiêu và chỉ tiêu phát triển bền vững về môi trường ở Việt Nam / ThS. Hoàng Thị Hiền, ThS. Nguyễn Thế Thông, ThS. Dương Thị Phương Anh // Môi trường .- 2021 .- Số 11 .- Tr. 31-33 .- 363
Giới thiệu kết quả thực hiện các mục tiêu và chỉ tiêu phát triển bền vững về môi trường ở Việt Nam đến năm 2020.
216 Nhìn lại những chính sách, chương trình hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh bền vững tại Việt Nam và một số tồn tại / Phạm Duy Hiếu, Trần Hữu Nhuận // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2021 .- Số 215 .- Tr. 81 - 83 .- 330.1
Trình bày thực trạng chính sách, chương trình hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh bền vững và một số tồn tại, khó khăn khi phát triển mô hình kinh doanh bền vững.
217 Không gian phát triển nhanh và bền vững của nền kinh tế Việt Nam / Lý Đại Hùng // .- 2021 .- Số 518 .- Tr. 29 - 39 .- 330
Bài viết phân tích không gian phát triển nhanh và bền vững của nền kinh tế Việt Nam thông qua xác định mức kết hợp tối ưu giữa tăng trưởng kinh tế và một số chỉ tiêu phát triển văn hóa, xã hội điển hình. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, với tốc độ tăng trưởng đã đạt được, Việt Nam vẫn còn không gian chính sách để có thể vừa có sự gia tăng tốc độ tăng trưởng, vừa cải thiện các chỉ tiêu về phát triển văn hóa, xã hội. Khi so sánh với các nước cùng thuộc nhóm thu nhập trung bình, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được thành tích tương đối tốt về cải thiện trình độ đổi mới, sáng tạo công nghệ. Từ kết quả nghiên cứu, bài viết đưa ra một số gợi ý chính sách về phát triển kinh tế xã hội tại Việt Nam.
218 Các yếu tố tác động đến phát triển thương mại đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững ở Việt Nam / Hà Văn Sự, Lê Nguyễn Diệu Anh // Khoa học Thương mại .- 2021 .- Số 154 .- Tr. 14-27 .- 658
Bài viết nghiên cứu những yếu tố tác động đến việc phát triển thương mại đáp ứng yêu cầu phát triển biền vững trong bối cảnh hội nhập quốc tế đối với trường hợp của Việt Nam thông qua việc sử dụng mô hình phân phối trễ tự hồi quy ARDL (Auto Regressive Distributed Lags). Đây là mô hình được coi là phù hợp với nghiên cứu khi phân tích về dữ liệu chuỗi thời gian và đánh giá các quan hệ ngắn hạn lẫn dài hạn. Mẫu quan sát được sử dụng trong nghiên cứu là giai đoạn 1995 - 2019, các biến lấy theo dữ liệu hàng năm. Nguồn dữ liệu được thu thập từ cơ sở dữ liệu của Tổng cục thống kê, Ngân hàng thế giới, ADB và tradingeconomics… Kết quả nghiên cứu với mô hình ARDL cho thấy có nhiều yếu tố tác động đến phát triển thương mại đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế, bao gồm: Yếu tố thuộc mô hình phát triển kinh tế, toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại, trình độ phát triển nền kinh tế như lực lượng lao động, khoa học công nghệ, năng lực cạnh tranh. Dựa trên cơ sở lý thuyết và kết quả nghiên cứu này, bài viết đã khuyến nghị một số chính sách nhằm phát triển thương mại đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững ở Việt Nam trong thời gian tới.
219 Đổi mới sáng tạo : một số vấn đề cần quan tâm / PGS. TS. Trần Ngọc Ca // .- 2021 .- Số 12(753) .- Tr. 11-13 .- 330
Trình bày kinh nghiệm quốc tế về tổ chức và xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo (ĐMST) quốc gia ở một số nước, thực trạng ĐMST của Việt Nam và đề xuất giải pháp thúc đẩy hoạt động ĐMST ở nước ta trong thời gian tới. Bài học chính sách ở đây là các nước đang phát triển như Việt Nam cần ưu tiên bảo vệ lợi ích của người nghèo với việc xây dựng một hệ thống ĐMST mang tính bao trùm và hướng tới phát triển bền vững, với nhiều hơn số doanh nghiệp và lực lượng lao động có thể tham gia vào các hoạt động ĐMST. Các chính sách cần tập trung hỗ trợ đầu tư nâng cao năng lực công nghệ quốc gia, năng lực điều hành, quản trị sản xuất, thiết kế, biến tri thức sẵn có thành những giá trị mới.
220 Phát triển xã hội bền vững ở Việt Nam : lý luận, thực trạng và định hướng / Ngô Thắng Lợi // Kinh tế & phát triển .- 2021 .- Số 293 .- Tr. 30-39 .- 330
Vị trí, tầm quan trọng của “Phát triển xã hội bền vững đối với sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc” đã được xác định rõ trong Báo cáo Chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII. Khai thác khía cạnh này, bài viết đã đưa ra quan điểm: Phát triển xã hội bền vững không phải chỉ là việc cải thiện chất cuộc sống, môi trường sống một cách đơn thuần mà điểm nhấn ở đây, nó phải được bảo đảm bằng các nguồn lực tài chính và vật chất có được dựa trên những thành quả của tăng trưởng kinh tế. Theo cách tiếp cận đó, bài viết đề xuất bộ tiêu chí phản ánh và 3 cấp độ phát triển xã hội bền vững. Với việc xử lý chuỗi số liệu 10 năm (2011-2020), bài viết đã đánh giá phát triển bền vững xã hội của Việt Nam khi kết thúc thời kỳ chiến lược 2011-2020 đạt được ở cấp độ 2 và đề xuất sử dụng mô hình phát triển hài hòa để cụ thể hóa các quan điểm và giải pháp thành những hành động cụ thể nhằm phát triển xã hội bền vững ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu cao hơn trong giai đoạn chiến lược mới (2021-2030).