CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Phát triển bền vững
201 Quảng Bình: chú trọng công tác bảo vệ và khai thác nguồn tài nguyên nước bền vững / Nguyễn Hoàng Trung // .- 2022 .- Số 5(379) .- Tr. 44-45 .- 363
Thực hiện Luật Tài nguyên nước và các văn bản hướng dẫn thi hành luật, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình trong thời gian qua đã ban hành văn bản tăng cường quản lý, cấp phép tài nguyên nước, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước góp phần sử dụng tài nguyên nước bền vững.
202 Lai Châu: tăng cường bảo vệ môi trường để phát triển bền vững / Ngọc Đặng // .- 2022 .- Số 5(379) .- Tr. 49-50 .- 363
Đại hội Đảng lần thứ XIV xác định : huy động các nguồn lực xây dựng Lai Châu phát triển nhanh và bền vững. Đây là tầm nhìn có tính chiến lược, lâu dài, không chỉ đảm bảo cho tỉnh phát triển hiện nay mà còn phát triển mạnh mẽ vào giai đoạn tiếp theo.
203 Cao Bằng: phát huy nguồn lực khoáng sản để phát triển bền vững / Mai Nguyễn // .- 2022 .- Số 5(379) .- Tr. 51-52 .- 363.7
Cao bằng là tỉnh có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng, có giá trị về tiềm năng trữ lượng, chất lượng. Đây là tiềm năng lợi thế để tăng cường quản lý, bảo vệ và sử dụng hiệu quả, góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội môi trường.
204 Kinh nghiệm quốc tế về phát triển kinh tế nhanh, bền vững ở cấp địa phương và một số khuyến nghị / Nguyễn Thường Lạng // Ngân hàng .- 2022 .- Số 5 .- Tr. 48-55 .- 330
Bài viết nêu kinh nghiệm về Phát triển kinh tế địa phương tương đối thành công của một số quốc gia trong khu vực, qua đó, đề xuất một số khuyến nghị đối với Việt Nam.
205 Đề xuất điều chỉnh bộ chỉ tiêu đánh giá phát triển bền vững quốc gia ở khía cạnh giáo dục áp dụng đối với vùng Tây Nam bộ / Lương Thùy Dương // .- 2021 .- Số 602 .- Tr. 13-15 .- 330
Mục tiêu phát triển bền vững là một trong những ưu tiên hàng đầu trong các chiến lược và kế hoạch phát triển dài hạn của chính phủ Việt Nam. Theo đó, các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chương trình phát triển của quốc gia, của các ngành đại phương đã lồng ghép các mục tiêu phát triển bền vững. Bài viết phân tích những luận cứ khoa học nhằm đề xuất chỉnh bộ chỉ tiêu đánh giá phát triển bền vững quốc gia ở khía cạnh giáo dục áp dụng đối với vùng Tây Nam bộ.
206 Tài chính xanh cho phát triển kinh tế bền vững : một số kinh nghiệm quốc tế và hàm ý chính sách cho Việt Nam / TS. Hà Huy Tuấn // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2022 .- Số 3+4 .- Tr. 32-36 .- 332.1
Bài viết tổng hợp một số kinh nghiệm quốc tế về tài chính xanh cho phát triển bền vững, từ đó đề ra một số hàm ý chính sách cho Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo.
207 Thực hiện trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất : áp dụng các nguyên tắc thị trường hướng tới mục tiêu phát triển bền vững / Nguyễn Thi // Môi trường .- 2022 .- Số 1 .- Tr. 21-23 .- 330
Nhìn lại 15 năm thực hiện trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất; Giải pháp chuyển từ mô hình EPR tự nguyện thành mô hình EPR bắt buộc.
208 Một số vấn đề chủ yếu tác động đến phát triển bền vững vùng Tây Nam bộ trong bối cảnh mới / Nguyễn Quang Thuấn // Nghiên cứu kinh tế .- 2021 .- Số 08 .- Tr. 03-12 .- 330
Các vấn đề có nguyên nhân đan xen từ bên trong cũng như bên ngoài, do yếu tố tự nhiên cũng như yếu tố con người. Bài viết chỉ ra những vấn đề và nguyên nhân gây ra là bước đầu quan trọng góp phần thiết kế chính sách hướng đến phát triển bền vững một cách hợp lý, khả thi.
209 Bảo tồn và sử dụng bền vững vốn tự nhiên ở Việt Nam / TS. Nguyễn Thị Bích Nguyệt // .- 2021 .- Số 22 .- Tr. 9-13 .- 332.1
Khái quát về nội hàm của vốn tự nhiên, tiềm năng và vấn đề sử dụng vốn tự nhiên của Việt Nam, từ đó đề xuất một số giải pháp bảo tồn và sử dụng bền vững vốn tự nhiên ở Việt Nam.
210 Những khuyến nghị nhằm phát triển bền vững hệ thống quỹ tín dụng nhân dân / TS. Lê Hà Diễm Chi, Trịnh Thị Thu Dung // Ngân hàng .- 2022 .- Số 1 .- Tr. 21-24 .- 332.12
Đánh giá thực trạng rủi ro của hệ thống quỹ tín dụng nhân dân, đề xuất các khuyến nghị để phát triển an toàn hệ thống quỹ tín dụng nhân dân.