CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Phát triển bền vững

  • Duyệt theo:
191 Các yếu tố phát triển bền vững cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên trong hội nhập quốc tế / Nguyễn Văn Hưởng // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2022 .- Số 609 .- Tr. 54-56 .- 658

Dựa trên phân tích kết quả điều tra chọn mẫu, nghiên cứu đã xác định các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển bền vững cộng đồng doanh nghiệp tình Hưng Yên và khuyến nghị các giải pháp cần tập trung.

192 Nợ và sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp thủy sản niêm yết / Mai Thị Diệu Hằng // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2022 .- Số 608 .- Tr. 40-41,24 .- 650.01

Bài báo tập trung phân tích mối liên hệ giữa quản trị Nợ với sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp điển hình. Từ đó bài báo đưa ra một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế tài chính của các doanh nghiệp thủy sản niêm yết.

193 Phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp hướng tới phát triển bền vững tại Hải Phòng / Nguyễn Thị Thùy Linh, Trần Hữu Long, Nguyễn Thị Thư // Tài nguyên & Môi trường .- 2022 .- Số 8 (382) .- Tr. 19-21 .- 330

Trình bày tổng quan về kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp và tình hình phát triển nông nghiệp tuần hoàn tại Hải Phòng dựa trên các điều kiện và thực trạng, từ đó tìm ra những khó khăn và vướng mắc còn tồn tại. Trên cơ sở đó đưa ra các khuyến nghị nhằm đẩy mạnh ứng dụng mô hình sản xuất này trong thời gian tới.

194 Thực thi cam kết về bảo vệ môi trường trong Hiệp định CPTPP và EVFTA - Bài học kinh nghiệm từ các vụ kiện trong WTO / Tào Thị Huệ, Ngô Trọng Quân // Khoa học pháp lý .- 2021 .- Số 7(146) .- Tr.33-41 .- 344.597 046

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership – CPTPP) và Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Liên Minh Châu Âu ( EU- Vietnam Free Trade Agreement - EVFTA) đều bao gồm các cam kết về bảo vệ môi trường trong hoạt động thương mại quốc tế. Thành viên của hai Hiệp định này do đó phải đồng thời tuân thủ nghĩa vụ về tự do hóa thương mại, cũng như bảo vệ môi trường trong các Hiệp định môi trường đa phương ( Multilateral Environment Agreement-MEA) được qui định

195 Không gian phát triển nhanh và bền vững tại Việt Nam : bằng chứng thực nghiệm theo chuỗi thời gian / Lý Đại Hùng // Nghiên cứu kinh tế .- 2022 .- Số 525 .- Tr. 3 - 12 .- 330

Bài viết đánh giá kết quả phát triển nhanh và bền vững tại Việt Nam trong giai đoạn 1990 - 2020. Nội hàm của phát triển nhanh và bền vững được tiếp cận bằng cách kết hợp tăng trưởng nhanh theo thời gian với phát triển bền vững yếu. Cách tiếp cận này được hỗ trợ bởi phương pháp phân tích định tính kết hợp định lượng, với một mô hình vector tự hồi quy cho giai đoạn từ quý II/2008 đến quý II/2021. Bằng chứng thực nghiệm ghi nhận rằng, Việt Nam đã đạt được phát triển nhanh và bền vững trong thời gian vừa qua, tốc độ tăng trưởng thực tế bình quân đang cao hơn so với tốc độ tăng trưởng dài hạn, tỷ lệ tiết kiệm lõi luôn dương, phân phối thu nhập ổn định và tỷ lệ che phủ rừng cải thiện theo tời gian. Tuy nhiên, các kết quả này đang đi kèm với tỷ lệ tiết kiệm lõi suy giảm và bất bình đẳng phân phối thu nhập chậm được cải thiện. Từ đó, bài viết đưa ra một số hàm ý chính sách để thúc đẩy phát triển nhanh và bền vững trong thời gian tới.

196 Chính sách nghiên cứu và đổi mới sáng tạo quốc gia của Thái Lan và bài học gợi suy cho Việt Nam / Santi Charoenporpattana, Siriporn Pittayasophon, Bạch Tân Sinh // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2022 .- Số 3(756) .- Tr. 8-11 .- 330

Trình bày khái quát về lộ trình xây dựng chính sách khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo của Thái Lan. Đặc biệt là những cải cách đột phá trong thời gian gần đây khi hướng ưu tiên quốc gia vào các mục tiêu bền vững, thông qua chính sách “Nền kinh tế xanh, Tuần hoàn và Sinh học – BCG”. Trên cơ sở đó, đưa ra một số gợi ý cho Việt Nam trong nỗ lực xây dựng lộ trình chính sách STI, từ đó xác định được một số lựa chọn ưu tiên quốc gia với một số lĩnh vực phát triển cụ thể trong nông nghiệp và du lịch dựa trên thế mạnh quốc gia với một số lĩnh vực phát triển cụ thể trong nông nghiệp và du lịch dựa trên thế mạnh quốc gia về đa dạng sinh học, đồng thời đảm bảo những lựa chọn ưu tiên đó đóng góp vào việc thực hiện thành công các mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam đến năm 2030.

197 Giải pháp phát triển bền vững kinh tế trang trại tỉnh Thanh Hóa / Lương Xuân Thành // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2022 .- Số 607 .- Tr. 80 - 82 .- 330

Kinh tế trang trại tỉnh Thanh Hóa đã góp phần không nhỏ trong việc thay đổi bộ mặt của nông thôn, nông nghiệp, tác động tích cực đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn nông nghiệp trên bước đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn. Với những bước đi đầu trong quá trình tổ chức sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp, nông thôn, nhằm mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, trồng rừng, nuôi trồng thủy sản. Mặc dù đã có những thành công đáng ghi nhận, song không tránh khỏi những thiếu sót, tồn tại nhất định. Vì vậy, cần có những giải pháp hữu hiệu để kinh tế trang trại tỉnh Thanh Hóa phát triển bền vững.

198 Phát triển tín dụng xanh tại Việt Nam / Nguyễn Đức Bình, Dương Minh An // Tài chính - Kỳ 1 .- 2022 .- Số 772 .- Tr. 59-62 .- 332.1

Đánh giá thực trạng tín dụng xanh tại Việt Nam, từ đó đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm thúc đẩy phát triển tín dụng xanh trong hệ thống ngân hàng thương mại.

199 Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao: mạch nguồn cho tăng trưởng bền vững / Anh Trà // .- 2022 .- Số 398 .- Tr. 48-49 .- 658.3

Trong bối cảnh kinh tế thị trường, xu hướng toàn cầu hóa và giao lưu quốc tế ngày càng phổ biến thì phát triển bằng trí tuệ bằng sự khác biệt từ tài sản vô hình là nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ quyết định sự thành bại của một doanh nghiệp.

200 Chuỗi cung ứng bền vững trong ngành dệt may / // .- 2022 .- Số 398 .- Tr. 44-47 .- 658.5

Xu hướng bảo vệ môi trường gắn với phát triển kinh tế xã hội ngày càng chú trọng. Ngành dệt may cũng có những đổi mới về mục tiêu phát triển công nghệ để đáp ứng xu thế của chuỗi cung ứng bền vũng như sử dụng nguyên liệu sạch, nguyên liệu tái chế, sản xuất xanh sản xuất bền vững gắn với bảo vệ môi trường trách nhiệm xã hội.