CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Phát triển bền vững
171 Xây dựng, phát triển kinh tế tuần hoàn hướng đến phát triển bền vững / Nguyễn Đình Thọ, Phan Thị Dung // Môi trường .- 2022 .- Số 9 .- Tr. 7-9 .- 363
Kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững; Chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn; Giải pháp triển khai hiệu quả mô hình kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam.
172 Giải pháp tài chính phát triển bền vững các khu công nghệ cao ở Hà Nội / Lê Minh Thoa, Đựng Thị Thúy Duyên // .- 2022 .- Số 783 .- Tr. 82-85 .- 332.1
Bài viết làm rõ nội hàm khái niệm về khu công nghệ cao, đặc điểm của khu công nghệ cao và đưa ra một số giải pháp tài chính nhằm phats triển bền vững các khu công nghệ cao ở Hà Nội trong thời gian tới.
173 Xây dựng chỉ số phát triển bền vững cấp tỉnh cho Việt Nam / Phạm Mỹ Hằng Phương // Nghiên cứu kinh tế .- 2022 .- Số 6(529) .- Tr. 13-27 .- 330
Nghiên cứu được tiến hành nhằm xây dựng chỉ số phát triển bền vững cấp tỉnh cho Việt Nam, dựa trên các mục tiêu về phát triển bền vững của Liên hợp quốc. Từ kết quả Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương đứng đầu về chỉ số phát triển bền vững cấp tỉnh, trong việc thực hiện các mục tiêu về xóa đói, đảm bảo an ninh lương thực, cải thiện dinh dưỡng, xây dựng cơ sở hạ tầng, thúc đẩy công nghiệp, bền vững và tăng cường đổi mới.
174 Nghiên cứu một số giải pháp phát triển theo hướng bền vững vận tải ven biển khu vực phía Nam / Trần Quang Bằng // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2022 .- Số 617 .- Tr. 121-122 .- 363.73
Bài báo phân tích, đánh giá hiện trạng phát triển vận tải ven biển khu vực phía Nam trên quan điểm theo hướng bền vững về kinh tế, xã hội, môi trường. Trên cơ sở đó nhằm đề xuất một số giải pháp phát triển theo hướng bền vững vận tải ven biển khu vực phía Nam.
175 Kinh tế du lịch gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh ở thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn / Dương Thị Hồng Vân // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2022 .- Số 617 .- Tr. 23-24 .- 910
Thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn có nhiều tiềm năng về tự nhiên và văn hóa để phát triển bền vững kinh tế du lịch. Vì vậy, phát triển kinh tế du lịch gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh ở thành phố Lạng Sơn vô cùng quan trọng và cần thiết. bài báo tập trung luận giải mối quan hệ giữa kinh tế du lịch và quốc phòng, an ninh và sự cần thiết phải gắn kết hai nội dung này, đồng thời gợi ý một số giải pháp vừa phát triển kinh tế du lịch, vừa ổn định chính trị - xã hội, giữ vững an ninh đất nước.
176 Chính sách phát triển kinh tế xanh và bảo vệ môi trường ở Việt Nam / Hoàng Văn Cương, Hoàng Nam Anh, Nguyễn Xuân Toản // Tài chính - Kỳ 1 .- 2022 .- Số 780(kỳ 1) .- Tr.6-9 .- 330
Kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn được coi là xu hướng phát triển tất yếu trong bối cảnh nguồn nguyên nhiên liệu ngày càng khan hiếm, tình trạng ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng biến đổi khí hậu khó lường hiện nay tại nhiều nước trên thế giới. Việc phát triển nền kinh tế xanh hay phát triển nền kinh tế tuần hoàn là phương tiện và là kết quả để phát triển bền vững, bảo vệ môi trường. Việt Nam không nằm ngoài xu thế chung này. Bài viết làm rõ một số nội dung liên quan đến vấn đề cối lõi của kinh tế xanh, bảo vệ môi trường, chính sách phát triển nền kinh tế xanh ở Việt Nam trong thời gian qua.
177 Phát triển bền vững và vấn đề đặt ra đối với Việt Nam / Đoàn Thục Quyên // Tài chính - Kỳ 1 .- 2022 .- Số 784 .- Tr. 71 - 75 .- 330
Bài viết đánh giá tác động của đầu tư vào cơ sở hạ tầng lên tăng trưởng kinh tế tại khu vực Đông Nam Bộ. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các yếu tố gồm: độ mở kinh tế; tỷ lệ vốn đầu tư khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên GDP; tỷ lệ đô thị hóa; lực lượng lao động; tổng chi tiêu công; đầu tư trực tiếp nước ngoài và tổng thu ngân sách nhà nước.
178 Bàn về môi trường văn hóa tại các điểm du lịch cộng đồng Việt Nam / Vũ Nam, Vũ Hà Giang // Du lịch Việt Nam .- 2021 .- Số 9 .- Tr. 18-19 .- 910
Đối với việc phát triển du lịch cộng đồng ở Việt Nam, môi trường văn hóa tại điểm đến vừa tạo ra sự hấp dẫn để thu hút khách du lịch, vừa là yếu tố đảm bảo cho phát triển du lịch bền vững. Tuy nhiên, bên cạnh vai trò tích cực nêu trên, môi trường văn hóa tại các điểm du lịch cộng đồng đang đặt ra một số vấn đề cần qua tâm và có những giải pháp phù hợp.
179 Tăng cường ứng dụng công nghệ trong đào tạo nhằm đáp ứng nguồn nhân lực du lịch sau đại dịch / Phạm Văn Đại, Lê Thu Hương // Du lịch Việt Nam .- 2021 .- Số 9 .- Tr. 40-41 .- 910
Việc đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng được nhu cầu xã hội là giải pháp cần thiết để phá băng cho ngành du lịch, đồng thời giúp ngành du lịch phát triển bền vững.
180 Xu hướng mới trong thực hiện quản trị nhân lực xanh và khuyến nghị đối với Việt Nam / Trần Thị Thảo // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2022 .- Số 615 .- Tr. 89 - 91 .- 658
Tác giả tập trung phân tích những thay đổi, xu hướng mới trong quá trình thực hiện quản trị nhân lực xanh, đồng thời đề cập đến những thách thức và khuyến nghị để đạt mục tiêu phát triển bền vững.