CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Phát triển bền vững
151 Phát triển kế toán môi trường trong các doanh nghiệp ở Việt Nam / Ngô Thị Thu Hồng, Nguyễn Linh Chi // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2022 .- Số 232 .- Tr. 19-23 .- 657
Bài viết trình bày những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân hạn chế, từ đó đề ra một số kiến nghị để phát triển kế toán môi trường.
152 Đánh giá tính bền vững của hệ thống thông tin đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và cấp tín chỉ các bon tại Việt Nam / Chu Thị Thanh Hương, Nguyễn Tú Anh, Phùng Thị Thu Trang, Phạm Thanh Long, Vũ Văn Thịnh // Môi trường .- 2022 .- Số 12 .- Tr. 33-36 .- 363
Dựa trên các cơ sở khoa học và thực tiễn để đề xuất một hướng tiếp cận hệ thống sử dụng đánh giá vòng đời môi trường để đánh giá tính bền vững của hệ thống thông tin đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và cấp tín chỉ các bon tại Việt Nam.
153 Đề xuất Bộ chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trường của việc sử dụng đất ven biển theo hướng phát triển bền vững / Trịnh Thị Hải Yến // Môi trường .- 2022 .- Số 12 .- Tr. 51-54, 99 .- 363
Khái quát các Bộ chỉ tiêu đánh giá về môi trường và phát triển bền vững trên thế giới và tại Việt Nam. Đề xuất Bộ chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trường từ sử dụng đất ven biển theo hướng phát triển bền vững.
154 Phát triển kinh tế biển xanh : cơ hội, thách thức và bài học áp dụng cho Việt Nam / Bùi Thị Thủy, Hoàng Trưởng, Nguyễn Công Minh // Môi trường .- 2022 .- Số 12 .- Tr. 55-57 .- 363
Phân tích, tổng hợp kinh nghiệm phát triển kinh tế biển xanh ở một số quốc gia trên thế giới, đồng thời xác định cơ hội và thách thức phát triển kinh tế biển xanh ở Việt Nam, từ đó đề xuất một số bài học áp dụng cho Việt Nam.
155 Đánh giá mối quan hệ giữa lượng phát thải khí nhà kính với tăng trưởng và phát triển bền vững tại Việt Nam / Đỗ Thị Hoa Lê // Môi trường .- 2022 .- Số 12 .- Tr. 70-72 .- 363
Mối quan hệ giữa lượng phát thải khí nhà kính với tăng trưởng và phát triển bền vững ở Việt Nam; Đánh giá các phương pháp được sử dụng để ước lượng mối quan hệ giữa lượng phát thải khí nhà kính với tăng trưởng kinh tế trong các nghiên cứu ở Việt Nam.
156 Lộ trình và giải pháp phát triển ngân hàng xanh tại Việt Nam / Mai Thành Công // Môi trường .- 2022 .- Số 12 .- Tr. 73-75 .- 332.12
Đề án phát triển ngân hàng xanh tại Việt Nam và lộ trình thực hiện; Kết quả thực hiện đề án phát triển ngân hàng xanh tại Ngân hàng thương mại Việt Nam; Đề xuất giải pháp đẩy mạnh phát triển ngân hàng xanh của các ngân hàng Việt Nam.
157 Phát triển du lịch bền vững tại vịnh Hạ Long / Nguyễn Thị Thu Hà // .- 2022 .- Số 11 .- Tr. 62-63 .- 910
Vịnh Hạ Long, di sản thiên nhiên thế giới, điểm đến du lịch trọng điểm của Việt Nam đã có những bước đi tiên phong trong tổ chức lập quy hoạch và phát triển du lịch theo hướng bền vững. Nghiên cứu tập trung phân tích thực trạng đồng thời đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch bền vững tại vịnh Hạ Long trong thời gian tới.
158 Đánh giá thực trạng các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở Việt Nam theo quan điểm phát triển bền vững / Nguyễn Thị Ánh Tuyết, Tạ Phúc Đường // .- 2022 .- Số 11(534) .- Tr. 15-34 .- 658
Bài viết này phân tích, đánh giá các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở Việt Nam theo quan điểm phát triển bền vững, từ đó đưa ra một số ngành lựa chọn ưu tiên phát triển và một số không ưu tiên phát triển trong giai đoạn sắp tới. Phát triển bền vững ở đây bao gồm ba khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường.
159 Chứng nhận Nhãn sinh thái : công cụ thúc đẩy tiêu dùng xanh ở một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị cho Việt Nam / Phan Thị Song Thương // Môi trường .- 2022 .- Số 11 .- Tr. 42-45 .- 363.7
Đưa ra kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về chương trình dán nhãn sinh thái và khuyến nghị một số giải pháp thực hiện nhãn sinh thái ở Việt Nam.
160 Nhiều thách thức trong thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW về phát triển kinh tế bền vững / Nguyễn Minh Thu // Tài nguyên & Môi trường .- 2022 .- Số 21 (395) .- Tr. 53-54 .- 330
Trình bày một số nhận định về tình hình thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW. Đưa ra các giải pháp phát triển toàn diện kinh tế biển.