Kiểm soát hành vi “Tẩy xanh” : giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính xanh
Tác giả: Nguyễn Hoài Nam, Lê Thị Phương, Hồ Thị YếnTóm tắt:
Trong các doanh nghiệp này, có những doanh nghiệp thực sự có những biện pháp tích cực để bảo vệ môi trường, tuy nhiên, có những doanh nghiệp cố tình lừa dối khách hàng và các tổ chức có liên quan để xây dựng hình ảnh “xanh” cho doanh nghiệp. Hành vi này được gọi là “tẩy xanh” (greenwashing) thương hiệu. Nếu các tổ chức tài chính hỗ trợ cho các doanh nghiệp “tẩy xanh” sẽ dẫn đến rủi ro sử dụng vốn sai mục đích, từ đó làm giảm hiệu quả bảo vệ môi trường cũng như hiệu quả của việc hỗ trợ tài chính xanh. Việc nhận diện và kiểm soát các doanh nghiệp “tẩy xanh” là hết sức cần thiết, góp phần hạn chế tình trạng “tẩy xanh”, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của các tổ chức tài chính. Bài viết làm rõ khái niệm “tẩy xanh”, từ đó phân tích thực trạng “tẩy xanh”, đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế “tẩy xanh”, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính xanh.
- Giảm thiểu ngập úng cho các đô thị vùng Đồng bằng sông Hồng trong điều kiện biến đổi khí hậu đảm bảo phát triển bền vững
- Mô hình khai thác, sử dụng hè phố để phát triển du lịch, kinh tế đô thị bền vững tại Thủ đô Hà Nội
- Phát huy vai trò của phụ nữ Việt Nam trong phát triển nền kinh tế xanh
- Lối sống xanh : kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam
- Động lực thúc đẩy và nhu cầu của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong quá trình chuyển đổi áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam