CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Phát triển bền vững

  • Duyệt theo:
161 Phát triển du lịch bền vững tại Bình Liêu / Vũ Văn Viện, Hà Thị hương, Nguyễn Thùy Dương // Du lịch Việt Nam .- 2022 .- Số 8 .- Tr.26-27 .- 910

Là huyện miền núi biên giới Đông Bắc tỉnh Quảng Ninh, Bình Liêu có cảnh quang thiên nhiên tươi đẹp, bản sắc văn hóa độc đáo và đa dạng, là điểm đến đến hấp dẫn đối với nhiều du khách trong những năm gần đây. Tuy đã có những bước tiến vượt bậc nhưng làm thế nào để phát triển du lịch Bình Liêu theo hướng bền vững là yêu cầu đặt ra hiện nay.

162 Đẩy mạnh khai thác năng lượng mặt trời nhằm phát triển bền vững ở Việt Nam / Nguyễn Thị Khuyên // .- 2022 .- Số 622 .- Tr. 7 - 9 .- 330

Bài viết nghiên cứu tập trung tìm hiểu về tiềm năng và thực trạng phát triển năng lượng mặt trời cho phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam hiện nay.

163 Giáo dục tài chính cho phụ nữ nông thôn thúc đẩy tài chính toàn diện, hướng tới phát triển kinh tế bền vững / Ngô Thu Hoàng // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2022 .- Số 21(606) .- Tr. 34-40 .- 332.1

Bài viết trình bày giáo dục tài chính thúc đẩy tài chính toàn diện, vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế bền vững, thực trạng hiểu biết tài chính và kỹ năng quản lý tài chính của phụ nữ nông thôn hiện nay, giải pháp triển khai giáo dục tài chính cho phụ nữ khu vực nông thôn.

164 Đánh giá mức độ phát triển bền vững và thiệt hại do thiên tai tại tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2010 - 2020 / Trần Viết Cường, Đoàn Thị Thúy Loan // Nghiên cứu địa lý nhân văn .- 2022 .- Số 1 .- Tr. 49 - 57 .- 910.133 05

Nghiên cứu này sử dụng bộ chỉ tiêu giám sát, đánh giá phát triển bền vững và thiệt hại thiên tai cấp địa phương tại tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2010 – 2020. Kết quả cho thấy, mức độ phát triển bền vững, chỉ tiêu phát triển tổng hợp ở mức tương đối bền vững; phát triển trên các trụ cột chính không cân đối; có sự biến động và mất cân đối giữa các thành phần dẫn đén sự phát triển bền vững chung của tỉnh Hà Tĩnh chưa ổn định.

165 Kinh tế tuần hoàn và hướng phát triển bền vững cho doanh nghiệp Việt Nam / Trần Văn Dũng // .- 2022 .- Số 786 .- Tr. 47-49 .- 330

Phát triển kinh tế tuần hoàn trở thành xu hướng của các quốc gia, nhất là khi nguồn tài nguyên trên thế giới ngày càng cạn kiệt. Nền kinh tế tuần hoàn mở ra một xu thế mới của thời đại, thay thế nền kinh tế tuyến tính. Thách thức đặt ra với nền kinh tế tuyến tính hiện nay là nguồn tài nguyên thiên nhiên đang cạn kiệt, môi trường ô nhiễm và việc xử lý các chất thải ra môi trường khó khăn. Vì vậy chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn là một xu thế tất yếu, là một tư duy mới trong thời đại ngày nay.

166 Cải cách, hiện đại hóa Hải quan tạo tiền đề phát triển vững chắc trong giai đoạn mới / Mai Đức Khánh // .- 2022 .- Số 786 .- Tr. 4- .- 330

Những năm qua, tiến trình cải cách, phát triển và hiện đại hóa Hải quan Việt Nam đã đạt được được nhiều thành tựu to lớn, tạo ra bước phát triển đột phá cho Hải Quan Việt Nam, giúp toàn Ngành hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Hải quan Việt Nam trở thành một trong những đơn vị đi đầu về cải cách, ứng dụng công nghệ thông tin và đổi mới phương thức quản lý, làm giảm thời gian và chi phí thực hiện thủ tục hải quan, tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại quốc tế, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về hải quan.

167 Phát triển hệ thống điện năng lượng mặt trời áp mái tại Việt Nam : góc nhìn từ hành vi khách hàng / Nguyễn Hoàng Việt, Vũ Tuấn Dương, Nguyễn Thị Mỹ Nguyệt, Ngô Thế Sơn // Jabes - Nghiên cứu kinh tế và kinh doanh châu Á .- 2022 .- Số 9 .- Tr. 4-19 .- 330

Trên cơ sở mở rộng mô hình hành vi có hoạch định, kết quả phân tích mô hình SEM với dữ liệu sơ cấp từ 515 khách hàng, chính sách hỗ trợ của Chính phủ, chuẩn chủ quan, thái độ được chứng minh có khả năng thúc đẩy đáng kể dự định hành vi của khách hàng. Ngược lại, rào cản về giá lại được kết luận có vai trò kìm hãm. Từ đó, đưa ra một số hàm ý cho các doanh nghiệp và các nhà hoạch định chính sách trong hoạt động phát triển thị trường và xây dựng hệ thống năng lượng tái tạo tại Việt Nam.

168 Phát triển trái phiếu xanh tại Việt Nam / Nguyễn Thị Nhung, Đỗ Thị Hoàng Anh // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2022 .- Số 19(604) .- Tr. 25-31 .- 332.1

Khái quát về trái phiếu xanh. Phát triển trái phiếu xanh tại các quốc gia. Thực trạng phát triển trái phiếu xanh tại Việt Nam. Giải pháp phát triển trái phiếu xanh tại Việt Nam.

169 Áp dụng mô hình khu công nghiệp sinh thái hướng đến sự phát triển bền vững tại Việt Nam / Lê Xuân Thịnh, Vũ Năng Nam, Nguyễn Trâm Anh // Môi trường .- 2022 .- Số 10 .- Tr. 41-42 .- 577.5

Trình bày về hiện trạng phát triển khu công nghiệp, áp dụng sử dụng hiệu quả tài nguyên – sản xuất sạch hơn trong các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, cộng sinh công nghiệp – đô thị và đưa ra các khuyến nghị.

170 Phát triển bền vững ở Việt Nam: thực trạng và định hướng phát triển / Nguyễn Trung Đức // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2022 .- Số 9 (118) .- Tr. 64-71 .- 330

Phân tích một số vấn đề chung về phát triển bền vững, thực trạng phát triển bền vững ở Việt Nam, định hướng mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030.