CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Phát triển bền vững

  • Duyệt theo:
141 Định hướng hoàn thiện chính sách thuế hỗ trợ phát triển nông nghiệp xanh ở Việt Nam / Lê Vũ Thanh Tâm // Tài chính .- 2023 .- Số 797 .- Tr. 16-19 .- 336.2

Bài viết phân tích, đánh giá chính sách thuế hỗ trợ phát triển nông nghiệp xanh ở Việt Nam trong thời gian qua và đề xuất định hướng thời gian tới. Kết quả nghiên cứu cho thấy chính sách thuế giữ vị trí quan trọng trong quá trình xanh hóa ngành nông nghiệp. Nhà nước cần tối ưu mức độ tác động của công cụ thuế ngăn ngừa sử dụng sản phẩm gây nguy hại môi trường.

142 Phát triển du lịch xanh theo hướng bền vững ở Việt Nam / Nguyễn Thị Thu Hà, Nguyễn Thanh Huyền, Lê Thị Tầm // .- 2023 .- Số 797 .- Tr. 20-22 .- 910

Du lịch xanh là loại hình du lịch dựa vào tự nhiên, văn hóa, đóng góp cho nỗ lực bảo vệ môi trường, phát triển bền vững và thu hút sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương. Phát triển du lịch xanh là chìa khóa để phát triển du lịch bền vững.

143 Phát triển bền vững thương mại điện tử tại Việt Nam / Nguyễn Tiến Minh // .- 2023 .- Số 797 .- Tr. 47-49 .- 381.142

Mặc dù tiềm năng phát triển lớn nhưng tăng trưởng thương mại điện tử ở Việt Nam chưa đạt kết quả kỳ vọng do thói quen và niềm tin mua bán hàng trên mạng, cũng như việc thanh toán tiền hàng trực tuyến chưa phổ biến. Đây cũng là thách thức đối với việc phát triển thương mại điện tử trong bối cảnh hội nhập hiện nay. Để hóa giải hình thức này, cần triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm phát triển thương mại điện tử Việt Nam lành mạnh bền vững.

144 Logistics xanh góp phần thúc đẩy tăng trưởng bền vững / Phạm Văn Kiệm // Tài chính .- 2023 .- Số 797 .- Tr. 50-53 .- 658.7

Những năm gần đây, ngành logistics Việt Nam có tốc độ tăng trưởng bình quân 14-16%/năm, chất lượng dịch vụ được nâng cao, đóng góp quan trọng cho hoạt động xuất nhập khẩu. Tuy nhiên trên thực tế cho thấy, logistics là một trong những ngành có mức độ tiêu thụ năng và phát sinh khí thải lớn. Bài viết đánh giá thực trạng và thách thức từ logistics xanh cùng các cơ hội mới cho tăng trưởng bền vững của Việt Nam.

145 Hoàn thiện chính sách bảo hiểm xã hội phát triển bền vững, bao phủ toàn dân / Phạm hồng Nhung // .- 2023 .- Số 797 .- Tr. 57-59 .- 368

Bài viết trao đổi về việc hoàn thiện hệ thống chính sách bảo hiểm xã hội phát triển bền vững, bao phủ toàn dân nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu đề ra tại Nghị quyết số 28-NQ/TW về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội.

146 Phát triển tín dụng xanh – ngân hàng xanh : Nhìn từ định hướng chiến lược BIDV / Cao Chung Chính // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2023 .- Số 5 (614) .- Tr. 24-27 .- 332.04

Tín dụng xanh, ngân hàng xanh cũng là mục tiêu đang hướng tới của hệ thống ngân hàng Việt Nam nhằm đạt được mục tiêu phát triển bền vững. Bài viết đem đến một góc nhìn về phát triển tín dụng xanh, ngân hàng xanh từ Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) – một ngân hàng Thương mại Nhà nước có vai trò chủ lực, chủ đạo trong hệ thống ngân hàng Việt Nam và có định hướng chiến lược “ngân hàng xanh”. Qua đó, một số giải pháp được đề xuất nhằm thúc đẩy, tạo điều kiện phát triển tín dụng xanh, ngân hàng xanh tại Việt Nam.

147 “Tầm nhìn” phát triển bền vững của Nguyễn Công Trứ trong vấn đề khai hoang nửa đầu thế kỷ XIX / Ngô Vũ Hải Hằng // Nghiên cứu kinh tế .- 2023 .- Số 2(537) .- Tr. 3-9 .- 330

Bài viết đi từ phân tích về tư tưởng, cách thực hiện và kết quả đạt được trong quá trình khai hoang của Nguyễn Công Trứ “Tầm nhìn” để phát triển bền vững của một vị quan đa tài dưới triều đại Nguyễn ở thế kỷ XIX.

148 Phát triển ngành công nghiệp môi trường tại Việt Nam / Nguyễn Thị Luyến // Tài chính - Kỳ 2 .- 2022 .- Số 791 .- Tr. 39-41 .- 330

Bài viết trao đổi về thực trạng ngành Công nghiệp môi trường ở Việt Nam, từ đó đưa ra một số đề xuất nhằm phát triển ngành Công nghiệp môi trường trong thời gian tới.

149 Kiểm soát hành vi “Tẩy xanh” : giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính xanh / Nguyễn Hoài Nam, Lê Thị Phương, Hồ Thị Yến // Ngân hàng .- 2023 .- Số 4 .- Tr. 55-59 .- 332.1

Trong các doanh nghiệp này, có những doanh nghiệp thực sự có những biện pháp tích cực để bảo vệ môi trường, tuy nhiên, có những doanh nghiệp cố tình lừa dối khách hàng và các tổ chức có liên quan để xây dựng hình ảnh “xanh” cho doanh nghiệp. Hành vi này được gọi là “tẩy xanh” (greenwashing) thương hiệu. Nếu các tổ chức tài chính hỗ trợ cho các doanh nghiệp “tẩy xanh” sẽ dẫn đến rủi ro sử dụng vốn sai mục đích, từ đó làm giảm hiệu quả bảo vệ môi trường cũng như hiệu quả của việc hỗ trợ tài chính xanh. Việc nhận diện và kiểm soát các doanh nghiệp “tẩy xanh” là hết sức cần thiết, góp phần hạn chế tình trạng “tẩy xanh”, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của các tổ chức tài chính. Bài viết làm rõ khái niệm “tẩy xanh”, từ đó phân tích thực trạng “tẩy xanh”, đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế “tẩy xanh”, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính xanh.

150 Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp tiện ích niên yết nhìn từ báo cáo phát triển bền vững / Nguyễn La Soa // Tài chính .- 2023 .- Số 1+2 .- Tr.72-75 .- 658

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định tác động của thực hiện báo cáo phát triển bền vững đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp tiện ích niên yết. Các thang đo của mô hình được thiết lập và kiểm định bằng hệ số tin cậy Crombach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá và phân tích nhân tố khẳng định.