CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Phát triển bền vững
131 Phát triển tín dụng xanh – ngân hàng xanh : Nhìn từ định hướng chiến lược BIDV / Cao Chung Chính // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2023 .- Số 5 (614) .- Tr. 24-27 .- 332.04
Tín dụng xanh, ngân hàng xanh cũng là mục tiêu đang hướng tới của hệ thống ngân hàng Việt Nam nhằm đạt được mục tiêu phát triển bền vững. Bài viết đem đến một góc nhìn về phát triển tín dụng xanh, ngân hàng xanh từ Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) – một ngân hàng Thương mại Nhà nước có vai trò chủ lực, chủ đạo trong hệ thống ngân hàng Việt Nam và có định hướng chiến lược “ngân hàng xanh”. Qua đó, một số giải pháp được đề xuất nhằm thúc đẩy, tạo điều kiện phát triển tín dụng xanh, ngân hàng xanh tại Việt Nam.
132 “Tầm nhìn” phát triển bền vững của Nguyễn Công Trứ trong vấn đề khai hoang nửa đầu thế kỷ XIX / Ngô Vũ Hải Hằng // Nghiên cứu kinh tế .- 2023 .- Số 2(537) .- Tr. 3-9 .- 330
Bài viết đi từ phân tích về tư tưởng, cách thực hiện và kết quả đạt được trong quá trình khai hoang của Nguyễn Công Trứ “Tầm nhìn” để phát triển bền vững của một vị quan đa tài dưới triều đại Nguyễn ở thế kỷ XIX.
133 Phát triển ngành công nghiệp môi trường tại Việt Nam / Nguyễn Thị Luyến // Tài chính - Kỳ 2 .- 2022 .- Số 791 .- Tr. 39-41 .- 330
Bài viết trao đổi về thực trạng ngành Công nghiệp môi trường ở Việt Nam, từ đó đưa ra một số đề xuất nhằm phát triển ngành Công nghiệp môi trường trong thời gian tới.
134 Kiểm soát hành vi “Tẩy xanh” : giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính xanh / Nguyễn Hoài Nam, Lê Thị Phương, Hồ Thị Yến // Ngân hàng .- 2023 .- Số 4 .- Tr. 55-59 .- 332.1
Trong các doanh nghiệp này, có những doanh nghiệp thực sự có những biện pháp tích cực để bảo vệ môi trường, tuy nhiên, có những doanh nghiệp cố tình lừa dối khách hàng và các tổ chức có liên quan để xây dựng hình ảnh “xanh” cho doanh nghiệp. Hành vi này được gọi là “tẩy xanh” (greenwashing) thương hiệu. Nếu các tổ chức tài chính hỗ trợ cho các doanh nghiệp “tẩy xanh” sẽ dẫn đến rủi ro sử dụng vốn sai mục đích, từ đó làm giảm hiệu quả bảo vệ môi trường cũng như hiệu quả của việc hỗ trợ tài chính xanh. Việc nhận diện và kiểm soát các doanh nghiệp “tẩy xanh” là hết sức cần thiết, góp phần hạn chế tình trạng “tẩy xanh”, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của các tổ chức tài chính. Bài viết làm rõ khái niệm “tẩy xanh”, từ đó phân tích thực trạng “tẩy xanh”, đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế “tẩy xanh”, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính xanh.
135 Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp tiện ích niên yết nhìn từ báo cáo phát triển bền vững / Nguyễn La Soa // Tài chính .- 2023 .- Số 1+2 .- Tr.72-75 .- 658
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định tác động của thực hiện báo cáo phát triển bền vững đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp tiện ích niên yết. Các thang đo của mô hình được thiết lập và kiểm định bằng hệ số tin cậy Crombach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá và phân tích nhân tố khẳng định.
136 Định hướng phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam / Vũ Thanh Ca // Tài nguyên & Môi trường .- 2023 .- Số 3 (401) .- Tr. 15-16 .- 363.7
Cơ hội và thách thức trong phát triển kinh tế biển xanh; Giải pháp phát triển kinh tế biển xanh của Việt Nam.
137 Kế toán môi trường và giá trị của doanh nghiệp / Hoàng Đình Hương // Kế toán & Kiểm toán .- 2022 .- Số 231 .- Tr. 47-54 .- 657
Nghiên cứu dưới đây dựa trên lý thuyết về Kế toán môi trường (KTMT). Hiện nay, KTMT đang là mối quan tâm không chỉ dừng lại ở mức độ cấp quốc gia mà đã vươn tầm quốc tế. Nó có vai trò quan trọng trong trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp. KTMT cung cấp những thông tin về môi trường, từ đó tạo điều kiện cho sự cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường.
138 Kiểm soát phát triển hình thái cao tầng và sự lựa chọn mô hình phát triển bền vững của các đô thị Việt Nam / Nguyễn Hoàng Minh // Quy hoạch xây dựng .- 2023 .- Số 120 .- Tr. 16-21 .- 720
Chia sẻ một số quan điểm về sự phát triển hình thái cao tầng trong các đô thị Việt Nam dưới góc độ từ các định hướng trong quy hoạch đô thị đến công tác quản lý theo quy hoạch trong việc phân bố mật độ dân số và một số cơ chế khuyến khích phát triển phù hợp với chiến lược phát triển đô thị.
139 Phát triển kế toán môi trường trong các doanh nghiệp ở Việt Nam / Ngô Thị Thu Hồng, Nguyễn Linh Chi // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2022 .- Số 232 .- Tr. 19-23 .- 657
Bài viết trình bày những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân hạn chế, từ đó đề ra một số kiến nghị để phát triển kế toán môi trường.
140 Đánh giá tính bền vững của hệ thống thông tin đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và cấp tín chỉ các bon tại Việt Nam / Chu Thị Thanh Hương, Nguyễn Tú Anh, Phùng Thị Thu Trang, Phạm Thanh Long, Vũ Văn Thịnh // Môi trường .- 2022 .- Số 12 .- Tr. 33-36 .- 363
Dựa trên các cơ sở khoa học và thực tiễn để đề xuất một hướng tiếp cận hệ thống sử dụng đánh giá vòng đời môi trường để đánh giá tính bền vững của hệ thống thông tin đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và cấp tín chỉ các bon tại Việt Nam.