CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Ngôn ngữ học

  • Duyệt theo:
1 Ý nghĩa thái độ trong bài viết luận thuyết phục bằng tiếng Anh và tiếng Việt của sinh viên: Phân tích theo lý thuyết đánh giá / Trần Thị Lan Hương // .- 2023 .- Số 345 - Tháng 10 .- Tr. 69-76 .- 420

Nghiên cứu so sánh bài luận tiếng Anh và tiếng Việt của cùng một sinh viên học tiếng Anh như một ngoại ngữ, viết về cùng chủ đề, ở hai thời điểm khác nhau để làm sáng tỏ các đặc điểm về ngôn ngữ đánh giá biểu thị thái độ trong các bài viết theo lý thuyết đánh giá, nhằm giúp sinh viên phát triển năng lực ngôn ngữ này một cách chính xác và thẩm mĩ cao hơn.

2 Ẩn dụ ngữ pháp kinh nghiệm / Giả Thị Tuyết Nhung, Phan Văn Hòa // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2023 .- Số 3(337) .- Tr. 15-30 .- 400

Bài viết mô tả, nhận diện, lí giải từng loại Ẩn dụ ngữ pháp kinh nghiệm thành phần nhằm cung cấp một bức tranh tương đối tổng quát về các loại Ẩn dụ ngữ pháp kinh nghiệm và liên hệ với tiếng Việt ở chừng mực nào đó có thể.

3 Nghiên cứu về cách phát âm tiếng Nhật của người Việt : tiếp cận từ ngôn ngữ học so sánh đến ngữ điệu từ cách nhìn ngôn ngữ ví von về âm thanh / Hisashi Sakata // .- 2022 .- Volume 7 (N 3) - Tháng 3 .- Tr. 38 - 43 .- 410

Nghiên cứu về cách phát âm tiếng Nhật của người Việt : tiếp cận từ ngôn ngữ học so sánh đến ngữ điệu từ cách nhìn ngôn ngữ ví von về âm thanh/ Hisashi Sakata// Khoa học – Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học thành phố Hồ Chí Minh Bài viết này nghiên cứu ngữ âm tiếng Nhật dành cho người Việt học tiếng Nhật với phương pháp so sánh đối chiếu ngôn ngữ, tập trung chủ yếu vào nhịp điệu lời nói. Vì người Việt học tiếng Nhật thường gặp vấn đề khi phát âm tiếng Nhật nên yêu cầu lớn thường được đặt ra đối với giáo viên người Nhật tại Việt Nam là giúp cải thiện khả năng phát âm của người Việt học tiếng Nhật. Ngoài ra còn có một số lý do thực tế khác, chẳng hạn chứng minh khả năng thông thạo tiếng Nhật trong các cuộc phỏng vấn xin việc do nhu cầu của công dân Việt Nam tìm kiếm cơ hội việc làm tốt hơn. Hiện có rất ít nghiên cứu hoặc bài giảng ngữ âm tiếng Nhật cho người Việt, đặc biệt là trong lĩnh vực ngôn ngữ học so sánh. Người ta không chứng minh được các ngôn ngữ trên thế giới đều được phân chia thành hai cực khác nhau. Có một số phương pháp để quan sát nhịp điệu của ngôn ngữ mà không phải là phương pháp luận phân chia làm hai cực, trong khi nhiều nghiên cứu vẫn chỉ khẳng định tính ưu việt của phương pháp luận phân chia làm hai cực. Bài viết này thiên về sử dụng phương pháp PVI (Pairwise Variability Index) để quan sát nhịp điệu. Dù vậy, hiện không có thông tin về việc xây dựng nhịp điệu ngôn ngữ bắt nguồn từ chỉ số PVI và vì thế bài viết này cũng không cung cấp được thông tin về việc xây dựng nhịp điệu ngôn ngữ bắt nguồn từ chỉ số PVI. Nghiên cứu này không chỉ so sánh tiếng Việt và tiếng Nhật mà còn mở rộng so sánh với tiếng Anh, tiếng Pháp. Theo kết luận của một nghiên cứu trước đây: “Nguyên nhân của sự hỗn loạn nhịp điệu âm tiết tiếng Nhật của người Việt khi nói tiếng Nhật là do bản chất ngôn ngữ đơn âm của tiếng Việt”. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, không thể biết cấu tạo của nhịp điệu từ quan điểm sự phân chia làm hai cực. Do đó, nghiên cứu này muốn khẳng định rằng sự phẫn chia hai cực không phải là lý do tồn tại của các ngôn ngữ đơn tiết như tiếng Việt mà thực chất là nguyên nhân của ngôn ngữ có nhịp điệu như tiếng Việt.

4 Khái niệm context trong ngôn ngữ học / Nguyễn Hoàng Trung // Ngôn ngữ .- 2023 .- Số 1(387) .- Tr. 3-12 .- 495.92281

Giới thiệu một cách sơ lược về khái niệm context trong các đường hướng tiếp cận nghiên cứu ngôn ngữ học khác nhau với hi vọng góp phần minh định nội hàm của khái niệm này trong các phân ngành của ngôn ngữ học.

5 Kí hiệu học xã hội – một nền tảng của ngôn ngữ học ứng dụng / Huỳnh Thị Hồng Hạnh, Nguyễn Công Đức, Phạm Hồng Hải // Ngôn ngữ .- 2023 .- Số 1(387) .- Tr. 13-23 .- 495.92281

Tóm lược về Kí hiệu học xã hội của halliday. Tóm lược về các hướng phát triển Kí hiệu học xã hội của hodge – kress, Van Leeuwen, Martin. Phân tích một số vấn đề trọng tâm và ứng dụng của Kí hiệu học xã hội được đề cập.

6 Thảo luận thêm về vai trò của yếu tố chỉ lượng trong danh ngữ / Nguyễn Vân Phổ // Ngôn ngữ .- 2023 .- Số 1(387) .- Tr. 24-38 .- 495.92281

Phân tích sơ lược quan điểm về cấu trúc danh ngữ của Nguyễn Tài Cấn và của Cao Xuận Hạo, từ đó làm rõ hơn những căn cứ để chứng minh rằng trong ngữ đoạn thường gọi là danh ngữ của tiếng Việt, thành phần biểu thị lượng hoàn toàn đủ tư cách đóng vai trò trung tâm về ngữ pháp.

7 Những dạng thức lưu giữ tên tự gọi (autonym) chỉ “người (person/people)” của những ngôn ngữ môn-Khmer ở Đông Nam Á / Trần Trí Dõi // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2023 .- Số 1(335) .- Tr. 5-13 .- 400

Phân tích và nhận diện những dạng thức hiện đang được lưu giữ về tên tự gọi nói trên trong một số ngôn ngữ ở Đông Nam Á. Qua đó, người ta có thể bước đầu xác định dạng thức ngữ âm của tên tự gọi là thuộc sở hữu của những ngôn ngữ Môn-Khmer trong lịch sử khi nó lần đầu tiên được ghi chép lại trong sách sử Trung Hoa vào thời kì đầu Công nguyên.

8 Vai trò của biểu thức miêu tả trong hội thoại Tiếng Việt / Mai Thị Hảo Yến // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2023 .- Số 2(336) .- Tr. 15-21 .- 400

Phân tích vai trò của biểu thức miêu tả trong hội thoại Tiếng Việt. Biểu thức miêu tả là một khái niệm thường được biết đến với vai trò là một trong các phương thức dùng để chiếu vật, tức quan hệ giữa phát ngôn với các bộ phận tạo nên ngữ cảnh của nó.

9 Về sự đối lập giữa câu đơn và câu phức trong tiếng Việt (có so sánh với tiếng Nga, tiếng Anh) / Nguyễn Văn Lộc, Nguyễn Mạnh Tiến // Ngôn ngữ .- 2022 .- Số 12 (334) .- Tr. 3-10 .- 400

Khảo sát sự đối lập giữa câu đơn và câu phức trong tiếng Việt do sự quy định của đặc tính không biến hình của từ và nêu cách xác định, phân biệt hai kiểu câu này.

10 Ngôn ngữ học ứng dụng với việc kiểm tra, đánh giá năng lực tiếng Việt của người nước ngoài (trường hợp khung đánh giá ACTFL OPIc) / Bùi Duy Dương // Ngôn ngữ .- 2022 .- Số 12 (334) .- Tr. 19-26 .- 400

Trình bày khung đánh giá ACTFL OPIc trong hoạt động kiểm tra, đánh giá năng lực tiếng Việt của người nước ngoài qua góc nhìn của ngôn ngữ học ứng dụng.