CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Kết cấu--Xây dựng

  • Duyệt theo:
41 Quy trình phân tích đẩy dần theo dạng dao động cho kết cấu khung không gian / Nguyễn Hồng Ân, Võ Hoàng Diệu // Xây dựng .- 2017 .- Số 12 .- Tr. 187-191 .- 624

Đề xuất qui trình phân tích đẩy dần theo dạng dao động Modal Pushover Analysis (MPA) cho khung không gian. Áp dụng phương pháp này để đánh giá phản ứng của khung thép không gian 20 tầng chịu động đất có xét đến phi tuyến vật liệu và phi tuyến hình học...

43 Nghiên cứu tính toán kết cấu dây cứng dạng dàn võng theo phương pháp nguyên lý cực trị Gauss / Phạm Hồng Hạnh, Phạm Văn Trung // Xây dựng .- 2017 .- Số 11 .- Tr. 18-22 .- 624

Trình bày một phương pháp tính toán dây cứng dạng dàn võng theo phương pháp nguyên lý cực trị Gauss có kể đến yếu tố chuyển vị lớn và các nguyên nhân ảnh hưởng đến nội lực cho hệ kết cấu như tải trọng, nhiệt độ và chuyển vị cưỡng bức của gối tựa. Qua đó, khảo sát mối quan hệ giữa các nguyên nhân bên ngoài đến nội lực và chuyển vị của dây.

44 Phân tích phi tuyến kết cấu dầm cao bê tông cốt thép có khoét lỗ rỗng / TS. Chu Thị Bình // Khoa học công nghệ xây dựng .- 2017 .- Số 03 .- Tr. 12-18 .- 624

Trình bày kết quả phân tích kết cấu dầm cao bê tông cốt thép có khoét lỗ rỗng. Thông số được khảo sát là vị trí lỗ khoét. Phần mềm phân tích phi tuyến kết cấu SAFIR được sử dụng. Mô hình mô phỏng dầm được kiểm chứng bằng cách so sánh kết quả tính toán và kết quả thí nghiệm.

45 Sử dụng phần tử tiếp xúc trong mô phỏng số kết cấu khối xây / Nguyễn Thị Thu Nga // Xây dựng .- 2017 .- Số 07 .- Tr. 112-115 .- 624

Nhằm dự đoán chính xác hơn sự phá hoại của khối xây gạch không cốt thép khi vữa có cường độ thấp hơn gạch sử dụng phương pháp số, một phương pháp xác định độ cứng phần tử tiếp xúc dựa trên thuật toán tiệm cận và lý thuyết đồng nhất được đề xuất.

46 Một vài phiên bản cải tiến thuật toán tối ưu tiến hóa vi phân và những ứng dụng giải bài toán tối ưu kết cấu / Nguyễn Quán Thăng, Bùi Đức Năng, Hoàng Mạnh Khang // Xây dựng .- 2017 .- Số 07 .- Tr. 116-119 .- 624

Trình bày vắn tắt về thuật toán tối ưu hóa vi phân (Differential Evolution – DE) và một số phiên bản cải tiến của thuật toán trong thời gian gần đây. Thông qua kết quả giải một số bài toán thử đưa ra đánh giá ưu điểm của từng phiên bản, đồng thời so sánh thuật toán DE với một vài thuật toán tiến hóa khác. Lược kê kết quả áp dụng thuật toán này khi giải những bài toán tối ưu kết cấu của một số tác giả trong nước qua các tài liệu đã được công bố.

47 Đánh giá ảnh hưởng của giá trị dự ứng lực trong kết cấu neo đến độ ổn định của các đường hầm giao thông xuyên núi / Trần Tuấn Minh, Nguyễn Quang Huy // Xây dựng .- 2017 .- Số 07 .- Tr. 140-143 .- 624

Giới thiệu việc nghiên cứu sự thay đổi quy luật biến đổi chuyển vị của đất đá xung quanh các đường hầm giao thông khi có xem xét đến sự thay đổi giá trị dự ứng lực (ứng suất trước) trong kết cấu neo xung quanh đường hầm giao thông với điều kiện các tham số nghiên cứu của hầm Cổ Mã qua Đèo Cả.

48 Khả năng kháng chấn của nước trong kết cấu tháp nước chịu tải trọng điều hòa / Nguyễn Thành Trung, Nguyễn Trọng Phước // Xây dựng .- 2017 .- Số 07 .- Tr. 25-28 .- 624

Phân tích sự giảm chấn của nước đến kết cấu tháp nước chịu tải điều hòa bằng phương pháp phần tử hữu hạn. Nước và kết cấu đều được mô hình bằng các phân tử khối và độ chính xác khá cao. Kết quả cho thấy rằng lượng nước có trong bể tác dụng giảm chấn đáng kể với phổ tần số của tải điều hòa.

49 Hiệu quả giảm dao động cho kết cấu bằng hệ cản chất lỏng có màn chắn / Ngô Khánh Tiển, Nguyễn Trọng Phước // Xây dựng .- 2017 .- Số 07 .- Tr. 29-32 .- 624

Phân tích hiệu quả giảm dao động cho kết cấu bằng cản chất lỏng có lắp đặt màn chắn bên trong bể chứa.

50 Phân tích hiệu quả giảm chấn của hệ cản lưu biến từ kết hợp hệ cản khối lượng trong kết cấu liền kề chịu động đất / Nguyễn Trọng Phước, Võ Hồng Thiện, Lê Thành Tâm, Phạm Đình Trung // Xây dựng .- 2017 .- Số 02 .- Tr. 158-163 .- 624

Khảo sát hiệu quả giảm chấn của hệ cản lưu biến từ (Magneto-Rheological, MR) kết hợp hệ cản khối lượng (Tuned Mass Dampers, TMD) trong kết cấu liền kề chịu động đất. Hệ MR được mô hình bởi các lò xo và cản nhớt, lực cản sinh ra từ mô hình này là một hàm phụ thuộc vào điện thế cung cấp và những thông số đặc trưng của thiết bị. Hệ TMD được gắn ở tất cả các tầng của hai kết cấu, với thông số được xác định dựa trên kết quả tối ưu đặc tính của hệ…