CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Kết cấu--Xây dựng
1 Nghiên cứu mô hình Rayleigh để tính toán độ cản cho kết cấu sử dụng bể nước làm thiết bị giảm chấn / Bùi Phạm Đức Tường, Nguyễn Văn Đoàn, Nguyễn Thanh Tú // .- 2024 .- Tháng 10 .- Tr. 220-224 .- 690
Bài báo được chia ra làm 4 phần: (1) Giới thiệu; (2) Tổng quan về mô hình cản Rayleigh; (3) Thiết kế mô hình thí nghiệm; (4) Thiết kế thiết bị giảm chấn chất lỏng; (5) Tiến hành thí nghiệm và (6) Kết luận.
2 Nhận dạng suy giảm độ cứng tiết diện kết cấu bằng phương pháp giải liên tiếp các bài toán thuận / Nguyễn Xuân Bàng // .- 2024 .- Số 672 - Tháng 5 .- Tr. 129-131 .- 690
Trình bày phương pháp giải bài toán nhận dạng vị trí và hệ số suy giảm độ cứng tiết diện của kết cấu. Bài toán đặt ra được giải theo phương pháp giải liên tiếp các bài toán thuận dựa trên cơ sở cực tiểu hóa độ lệch quân phương - là tổng bình phương sai số giữa các giá trị tần số dao động riêng đo đạc và tần số dao động riêng tính toán - kết hợp với phương pháp phần tử hữu hạn. Từ kết quả tính toán bằng số, có thể khẳng định mô hình, thuật toán và chương trình tính là tin cậy, có thể sử dụng để nhận dạng vị trí và hệ số suy giảm độ cứng tiết diện của kết cấu.
3 Phân tích độ tin cậy của kết cấu dàn dựa trên phương pháp tuyến tính hóa / Phạm Văn Đạt // .- 2024 .- Tháng 3 .- Tr. 52-55 .- 690
Trình bày một phương pháp đơn giản, hiệu quả đó chính là phương pháp tuyến tính hóa để tính độ tin cậy của kết cấu dàn khi kể đến một số yếu tố ngẫu nhiên trong tính toán thiết kế. Kết quả phân tích của bài báo có thể giải thích được cho một số trường hợp kết cấu bị mất an toàn trong thực tế.
4 Khảo sát sự thay đổi về kết cấu khung và móng cọc nhà bê tông cốt thép theo hai tiêu chuẩn TCVN 2737-1995 và TCVN 2737-2023 / Trần Việt Tâm // .- 2024 .- Tháng 3 .- Tr. 82-87 .- 690
Trên cơ sở phân tích thiết kế 10 công trình có chiều cao từ 14,4 m (4 tầng) đến 74 m (20 tầng) bằng phần mềm RDsuite [3] theo cả 2 tiêu chuẩn, nghiên cứu đã khảo sát được sự thay đổi của số lượng cọc bố trí và trọng lượng thép dọc, các tham số ảnh hưởng nhất đến giá thành công trình.
5 Tích hợp thuật toán Jellyfish Search với phương pháp phần tử hữu hạn để tối ưu trọng lượng kết cấu với ràng buộc tần số dao động riêng / / Hoàng Trung Thống, Trương Đình Nhật // .- 2023 .- Tháng 08 .- Tr. 83-89 .- 624
Xây dựng mô hình tối ưu hóa tìm kiếm sứa được tích hợp với phương pháp phần tử hữu hạn thành mô hình JS-FEM.
6 Tối ưu khối lượng khung thép sử dụng phân tích trực tiếp và thuật toán tiến hóa vi phân tự thích ứng / Nguyễn Thị Thanh Thúy, Cao Trường Sơn, Trương Việt Hùng // Xây dựng .- 2023 .- Số 3 .- Tr. 162-167 .- 624
Áp dụng phương pháp phân tích nâng cao để phân tích ứng xử kết cấu khung thép là kỹ thuật phân tích trực tiếp để kể đến ứng xử phi tuyến tính phi đàn hồi của kết cấu khung thép, khắc phục các nhược điểm của phương pháp thiết kế dựa trên phân tích đàn hồi.
7 Ứng dụng thuật toán LPSS-EIS trong tính toán xác suất hư hỏng của kết cấu giàn thép sử dụng phân tích trực tiếp / Mai Sỹ Hùng // Xây dựng .- 2023 .- Số 2 .- Tr. 80-83 .- 624
Thuật toán tính toán xác suất kết hợp giữa 2 kỹ thuật lấy mẫu phân tầng một phần “Latin hóa” và lấy mẫu quan trọng nâng cao được ứng dụng đế xác định xác suất phá hoại của hệ giàn thép sử dụng phân tích phi tuyến.
8 Tính toán liên hợp thép – bê tông trong điều kiện cháy theo tiêu chuẩn châu Âu / Phạm Thanh Hùng, Chu Thị Bình // Xây dựng .- 2022 .- Số 11 .- Tr. 94-99 .- 693
Trình bày phương pháp tính toán kết cấu sàn liên hợp thép – bê tông trong điều kiện cháy theo tiêu chuẩn châu Âu EN 1994-1-2 sử dụng mô hình tính toán đơn giản. Các ví dụ tính toán cụ thể được thực hiện để làm sáng tỏ phương pháp. Kết quả tính toán khảo sát giới hạn chịu mô men của sàn với các thời gian chịu lửa khác nhau.
9 Nghiên cứu thực nghiệm chỉ số phá hoại động trong chẩn đoán hư hỏng kết cấu / TS. Hồ Xuân Ba, ThS. Trịnh Thị Trang // Cầu đường Việt Nam .- 2022 .- Số 6 .- Tr. 10-15 .- 624
Đề cập đến việc sử dụng tần số và hình thái dao động hoặc chỉ sử dụng thông tin từ hính thái dao động để tính toán chỉ số phá hoại. Chỉ số phá hoại này được dùng xác định sự hiện diện của hư hỏng cũng như vị trí của hư hỏng.
10 Thực nghiệm nhận dạng ma trận cản nhớt Caughey và Rayleigh của kết cấu dầm thép / Vũ Đình Hương // Khoa học và công nghệ Việt Nam .- 2022 .- Số 2 .- Tr. 12-20 .- 624
Sử dụng phương pháp thực nghiệm để đo dao động và nhận dạng các tần số dao động riêng và các tỷ số cản của kết cấu dầm thép. Sau đó, các ma trận cản nhớt Caughey và Rayleigh được xác định từ các tỷ số cản đã nhận dạng. Các tần số dao động riêng được nhận dạng từ thí nghiệm được so sánh với mô hình phần tử hữu hạn, các tỷ số cản được so sánh với mô hình phần tử hữu hạn, các tỷ số cản được nhận dạng và so sánh theo các công thức khác nhau.