CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Kết cấu--Xây dựng

  • Duyệt theo:
21 Thiết lập đồ thị trạng thái phá hủy kết cấu theo chu kỳ lặp lại trận động đất – một trường hợp áp dụng / Đặng Công Thuật, Phạm Mỹ // Xây dựng .- 2019 .- Số 06 .- Tr. 233-236 .- 624

Trình bày kết quả nghiên cứu về việc ứng dụng kỹ thuật nội suy của hàm mật độ xác suất được đề xuất bởi tác giả Yi và cộng sự (2007) dùng để thiết lập đồ thị trạng thái xác suất kết cấu. Tính hữu dụng của đồ thị này được thể hiện thông qua việc có thể xây dựng đồ thị trạng thái phá hủy kết cấu theo hàm của chu kỳ lặp các trận động đất, điều này làm tăng tính trực quan cho người sử dụng khi thiết kế chịu động đất hoặc đánh giá, sữa chữa kết cấu khi động đất xảy ra. Để minh chứng khả năng áp dụng của kỹ thuật nội suy hàm mật độ xác suất này, một mô hình kết cấu phi tuyến chịu tải trọng động đất sẽ được xem xét trong ví dụ số.

22 Sử dụng tiêu chuẩn kết hợp để dự báo khả năng chịu lực của hình thức liên kết bằng keo dán bị phá hoại theo Mode I / TS. Bùi Thanh Quang // Cầu đường Việt Nam .- 2019 .- Số 08 .- Tr. 42-45 .- 624

Liên kết bằng keo dán là một phương pháp được sử dụng trong các ngành công nghiệp như hàng không và ô tô do các ưu điểm đặc biệt khi so sánh với các hình thức liên kết truyền thống. Bài báo trình bày việc sử dụng tiêu chuẩn kết hợp CC để dự báo khả năng chịu lực của hình thức liên kết bị phá hoại theo Mode I.

23 Ứng dụng Abaqus trong tính toán tăng cường kết cấu bê tông bằng thanh FRP theo phương pháp liên kết gần bề mặt (NSM) / TS. Nguyễn Phan Anh // Cầu đường Việt Nam .- 2019 .- Số 08 .- Tr. 57-60 .- 624

Trình bày phương pháp liên kết gần bề mặt (NSM FRP – Near Surface Mounted FRP); Ứng dụng Abaqus mô phỏng 3D tính toán kết cấu bê tông được tăng cường theo NSM.

24 Chẩn đoán hư hỏng cho kết cấu tấm sử dụng phương pháp năng lượng biến dạng có xét đến điều kiện biên khác nhau và ảnh hưởng của nhiệt độ / Hồ Đức Duy, Hồ Phạm Hữu Lộc, Lê Thanh Cao, Nguyễn Tấn Thịnh // Xây dựng .- 2019 .- Số 05 .- Tr. 155-160 .- 624

Trong bài báo này, phương pháp năng lượng biến dạng được phát triển cho việc chẩn đoán hư hỏng trong kết cấu tấm với các điều kiện biên và nhiệt độ môi trường khác nhau. Các nội dung sau được thực hiện để hoàn thành mục tiêu nghiên cứu. Đầu tiên, phương pháp năng lượng biến dạng được kiến nghị để chẩn đoán vị trí và kích thước của hư hỏng cho kết cấu tấm với các điều kiện biên khác nhau. Tiếp theo, phương pháp loại bỏ ảnh hưởng của yếu tố nhiệt độ trong quá trình chẩn đoán được đề xuất. Cuối cùng, tính khả thi của phương pháp kiến nghị được kiểm chứng thông qua việc áp dụng cho kết cấu tấm nhôm với các điều kiện hiệu quả và đầy hứa hẹn trong lĩnh vực theo dõi và chẩn đoán kết cấu.

25 Nghiên cứu kết cấu tensegrity / Đình Phong, Trần Tuấn Kiệt // Xây dựng .- 2019 .- Số 03 .- Tr. 208-213 .- 624

Trong nghiên cứu này, phương pháp mật độ lực được trình bày để phân tích ổn định của kết cấu “tensegrity”. Lần lượt các kết cấu từ đơn gian đến phức tạp như kết cấu “tensegrity” dạng phẳng 2D (hình lục giác, hình vuông 4 thanh), và kết cấu “tensegrity” dạng không gian 3D (bát diện, hình thoi, lăng trụ, bát diện mở rộng) được xem xét khảo sát và đánh giá, so sánh thông qua các kết quả phân tích.

26 Phân tích ứng xử động lực học bể chứa chất lỏng chịu động đất có xét đến tương tác chất lỏng – kết cấu / Bùi Phạm Đức Tường, Phan Đức Huynh // Xây dựng .- 2019 .- Số 01 .- Tr. 18-24 .- 624

Trình bày đặc điểm của phương trình tương tác giữa chất lỏng và thành bể, tần số tự nhiên của bể chất lỏng khi xét tương tác và áp lực động của chất lỏng tác dụng lên thành bể khi bể chịu tải trọng động đất theo các tiêu chuẩn khác nhau. Sau đó bằng phương pháp số với sự hỗ trợ của phần mềm ANSYS đánh giá và so sánh các kết quả. Kết luận rút ra là thành bể mềm có kể đến tương tác rắn lỏng ảnh hưởng rất lớn đến việc thiết kế bể chứa và không thể bỏ qua hiện tượng tương tác bằng cách xem bể tuyệt đối cứng khi thiết kế.

27 Khảo sát độ mất ổn định tổng thể của kết cấu cầu thép nhịp đơn giản không hệ giằng trung gian trong giai đoạn thi công / Nguyễn Anh Rin, Phạm Thị Liên Thục, Huỳnh Ngọc Thi // Xây dựng .- 2018 .- Số 12 .- Tr. 32-36 .- 624

Trình bày kết quả so sánh độ ổn định của hệ dầm không hệ giằng trung gian với hệ dầm truyền thống và xác định những yếu tố ảnh hưởng đến độ ổn định trong giai đoạn thi công.

28 Đánh giá độ tin cậy kết cấu giàn phẳng dùng phương pháp xác suất / Nguyễn Trần Trung, Phạm Đức Duy, Krejsa Martin, Nguyễn Phú Cường // Xây dựng .- 2018 .- Số 09 .- Tr. 221-228 .- 624

Đề cập đến việc sử dụng phương pháp bề mặt ứng xử trong tổng hợp di truyền (RSGA) để tối ưu hóa kết cấu giàn phẳng chịu tải trọng tĩnh. Sau các bước phân tích tối ưu, các thông số đầu vào và đầu ra sẽ được chọn lọc và đánh giá khả năng đáp ứng với điều kiện biên và điều kiện ngoại lực tác dụng bằng phương pháp phân tích Six Sigma. Cuối cùng việc đánh giá các thông số thống kê của các biến cần thiết kế, thực hiện bài toán xác định hệ số tải trọng gây hiện tượng mất ổn định trong thanh giàn.

29 Phân tích và đánh giá tuổi thọ kết cấu mặt đường cao tốc bằng phương pháp cơ học thực nghiệm / PGS. TS. Nguyễn Văn Hùng, PGS. TS. Nguyễn Quang Phúc, TS. Lê Văn Phúc, ThS. NCS. Phạm Hoàng Anh // Giao thông vận tải .- 2018 .- Số 11 .- Tr. 40-44 .- 624

Trên cơ sở kết quả khảo sát lưu lượng xe vượt tải trên QL1 – Trạm thu phí Cai Lậy, Tiền Giang và các thông số khí hậu ở TP. Hồ Chí Minh và Bến Tre, bài báo phân tích và đánh giá tuổi thọ kết cấu mặt đường mềm sử dụng hai vật liệu làm kết cấu móng khác nhau bằng phương pháp cơ học – thực nghiệm cho tuyến cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Bến Tre này.

30 Hiệu quả giảm chấn của hệ cản lưu biến từ kết hợp gối cao su lõi chì trong kết cấu liền kề / Nguyễn Thanh Cao Phi, Nguyễn Trọng Phước // Xây dựng .- 2018 .- Số 07 .- Tr. 55-59 .- 624

Đánh giá hiệu quả giảm chấn của hệ cản lưu biến từ kết hợp gối cao su lõi chì trong kết cấu liền kề chịu động đất. Kết cấu chính được mô hình hóa thành hệ rời rạc với bậc tự do động lực học là chuyển vị ngang tại các tầng. Phương trình chuyển động của hệ kết cấu được thiết lập dựa vào cân bằng động và được giải bằng phương pháp Newmark. Hiệu quả giảm giao động được đánh giá thông qua kết quả ứng xử động thể hiện bởi chuyển vị, gia tốc và lực cắt khi hệ chịu kích động của gia tốc nền động đất.