CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Tài chính

  • Duyệt theo:
221 Đo lường ổn định tài chính các quốc gia - kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam / Vũ Hải Yến // Ngân hàng .- 2018 .- Số 13 tháng 7 .- Tr. 49-56 .- 332.1

Giới thiệu một số vấn đề cơ bản về ổn định tài chính và kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc : lựa chọn cơ quan chịu trách nhiệm đo lường và thực thi mục tiêu ổn định tài chính; phương pháp đo lường ổn định tài chính; các tiêu chí lựa chọn chỉ số đo lường ổn định tài chính.

222 Lựa chọn tiết kiệm hay đầu tư trong trạng thái thặng dư cán cân vãng lai tại Việt nam trong thời gian qua / TS.Nguyễn Tường Vân, Đặng Thế Tùng, ThS. Trần Hữu Tuyến // Ngân hàng .- 2018 .- Số 12 tháng 6 .- Tr. 2-8 .- 332.1

Mối quan hệ giữa tiết kiệm, đầu tư và tài khoản vãng lai; Mối quan hệ giữa tiết kiệm đầu tư và tài khoản vãng lai ở một số quốc gia, khu vực; Thực trạng cán cân vãng lai của Việt Nam giai đoạn 2011-2017; Mối quan hệ giữa cán cân vãng lai, tiết kiệm và đầu tư ở Việt Nam; Khuyến nghị chính sách.

223 Tác động của các yếu tố nội tại đến năng lực tài chính các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam / ThS. Nguyễn Ngọc Đức // Ngân hàng .- 2018 .- Số 10 tháng 5 .- Tr. 28-32 .- 332.12

Nhận diện và ước lượng mức độ tác động của những yếu tố nội tại đến năng lực tài chính (NLTC) của các ngân hàng thương mại cổ phần, từ đó đánh giá NLTC của các ngân hàng này theo tiêu chuẩn của mô hình CAMEL.

225 Nguồn vốn của tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam / PGS.TS. Hạ Thị Thiều DaoThS. Trần Nguyễn Minh Hải // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2018 .- Số 6(495) .- Tr. 34-38 .- 332.1

Tập trung phân tích nguồn vốn hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam, gồm 3 loại: Tiết gửi tiết kiệm của khách hàng thường chiếm tỷ trọng nhỏ; Vốn vay từ các tổ chức tín dụng, các tổ chức khác thường mang tính hỗ trợ theo chính sách của chính quyền tỉnh, thành; Vốn chủ sở hữu có hai nguồn chính là vốn góp và vốn tích lũy. Đồng thời cũng đề xuất một số khuyến nghị đối với các TCTCVM nhằm bảo đảm nguồn vốn cho các tổ chức này hoạt động.

226 Đẩy mạnh giáo dục tài chính Việt Nam / Phạm Văn Hiếu // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2018 .- Số 7(496) .- Tr. 32-33 .- 332.1

Nêu lên một số kết quả chính cũng như sự tồn tại, hạn chế trong công tác giáo dục tài chính tại VN và khuyến nghị nhằm đẩy mạnh công tác giao dục tài chính.

227 Tiếp cận tài chính toàn diện của các nước Asean và một số khuyến nghị đối với Việt Nam / ThS. Lê Thị Khuyên, ThS. Bùi Ngọc Mai Phương // Ngân hàng .- 2018 .- Số 1 tháng 1 .- Tr. 40-45 .- 332.1

Khái niệm và đo lường tài chính toàn diện; Thực trạng tiếp cận tài chính toàn diện trong ASEAN; Kinh nghiệm trong tiến trình triển khai tài chính toàn diện của một số nước trong Asean; Một số đề xuất nhằm phát triển tài chính toàn diện ở VN.

228 Đổi mới cơ chế quản lý, sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập / ThS. Nguyễn Tân Thịnh // Tài chính - Kỳ 1 .- 2017 .- Số 670 tháng 12 .- Tr. 14-17 .- 332.1

Cơ sở pháp lý tiếp tục dổi mới cơ chế quản lý, sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập; Góp phần đảm bảo và nâng cao tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.

229 Giải pháp thúc đẩy tài chính toàn diện tại Việt Nam / Phạm Văn Hiếu // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2017 .- Số 20(485) .- Tr. 14-17 .- 332.1

Bài viết chỉ ra những khó khăn và thách thức mà Việt Nam có thể gặp phảo trong quá trình xây dựng và triển khai chiến lược tài chính tín dụng, từ đó đưa ra giải pháp tháo gỡ.