CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Tài chính
171 Tác động của Fintech đối với tài chính toàn diện: Bằng chứng thực nghiệm tại các quốc gia và một số khuyến nghị cho Việt Nam / Đào Hồng Nhung, Trần Thanh Thu, Nguyễn Minh Tuấn // Kinh tế & phát triển .- 2020 .- Số 276 .- Tr. 41-48 .- 658
Nghiên cứu này làm rõ tác động của Fintech lên mức độ tài chính toàn diện tại 140 quốc gia trong năm 2011 và 2014. Kết quả của mô hình hồi quy chỉ ra rằng Hệ sinh thái hỗ trợ Fintech đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy tài chính toàn diện tại các quốc gia, đặc biệt là đối với nhóm nước có thu nhập trung bình thấp (bao gồm Việt Nam). Để tăng cường vai trò tích cực của Fintech đối với Tài chính toàn diện, Việt Nam cần chú trọng đến việc hoàn thiện khung khổ pháp lý cho Fintech, xây dựng cơ chế chính sách đặc thù hỗ trợ hoạt động của các công ty Fintech, hệ sinh thái khởi nghiệp Fintech, tăng cường kết nối giữa các công ty Fintech với các định chế tài chính trung gian. Bên cạnh đó, cần có những chương trình nhằm nâng cao nhận thức cho cộng đồng về tài chính, quản lý tài chính nhằm giúp Fintech phát huy tối đa vai trò thúc đẩy tài chính toàn diện trong bối cảnh bùng nổ của khoa học công nghệ.
172 Tác động của phát triển tài chính và kinh tế ngầm đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam / Bùi Hoàng Ngọc // Kinh tế & phát triển .- 2020 .- Số 275 .- Tr. 20-28 .- 332.1
Nghiên cứu này nhằm mục đích kiểm định tác động của phát triển tài chính và quy mô khu vực kinh tế ngầm đến tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giai đoạn 1991-2015. Nghiên cứu sử dụng phương pháp tự hồi quy phân phối trễ (ARDL) của Pesaran & cộng sự (2001). Kết quả kiểm định đường bao cho thấy giữa các biến có tồn tại hiện tượng đồng liên kết trong dài hạn. Nghiên cứu tìm được bằng chứng thống kê để kết luận phát triển tài chính có tác động thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế, còn quy mô khu vực kinh tế ngầm có tác động lấn át đến khu vực kinh tế chính thức. Nghiên cứu cung cấp bằng chứng thực nghiệm để các cơ quan quản lý cân nhắc khi lựa chọn chính sách tiền tệ và quản lý khu vực kinh tế ngầm nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế trong tương lai.
173 Ảnh hưởng của tiếp cận tài chính đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp tư nhân nhỏ và vừa / Hoàng Trần Hậu, Bùi Xuân Biên, Nguyễn Thị Thúy Nga // Kinh tế & phát triển .- 2020 .- Số 275 .- Tr. 115-124 .- 658
Nghiên cứu này tiến hành một cuộc điều tra thực nghiệm về tác động của việc tiếp cận tài chính đối với hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) tư nhân tại Việt Nam. Vận dụng mô hình ước lượng GMM động đối với bộ dữ liệu cấp doanh nghiệp nhỏ và vừa tư nhân 2009-2015, nghiên cứu chỉ ra rằng, trong khi tiếp cận tài chính chính thức có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp, có một mối quan hệ không ý nghĩa thống kê giữa tiếp cận tài chính phi chính thức và hiệu quả doanh nghiệp. Những kết quả này hàm ý các doanh nghiệp tư nhân muốn phát triển phải vượt qua các hạn chế tín dụng.
174 Tốc độ điều chỉnh cấu trúc vốn của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, bằng chứng thực nghiệm từ cách tiếp cận LSDVC / Võ Thị Thúy Anh, Phan Trần Minh Hưng // Kinh tế & phát triển .- 2020 .- Số 273 .- Tr. 33-42 .- 332.1
Nghiên cứu này nhằm xác định tốc độ điều chỉnh cấu trúc vốn của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp ước lượng điều chỉnh chệch (LSDVC) với bộ dữ liệu là các chứng khoán được niêm yết trên cả hai sàn giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh và Hà Nội từ năm 2006 đến 2017. Nghiên cứu này tìm thấy rằng tốc độ điều chỉnh cấu trúc vốn trung bình năm cho các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam là 35,1% khi biến phụ thuộc là giá trị sổ sách của cấu trúc vốn và 45,4% khi biến phụ thuộc là giá trị thị trường của cấu trúc vốn. Kết quả nghiên cứu này hỗ trợ cho sự tồn tại lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn động.
175 Phát triển tài chính vi mô tại vùng kinh tế trọng điểm miền Trung / Nguyễn Thị Hạnh // .- 2020 .- Số 725 .- Tr. 51 – 54 .- 332.024
Bài viết sơ lược về tài chính vi mô đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, nghiên cứu thực trạng hoạt động tài chính vi mô tại vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Sau đó đưa ra giải pháp phát triển tài chính vi mô tại vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
176 Fintech - cách tiếp cận từ bên liên quan / Hạ Thị Thiều Dao, Nguyễn Đặng Hải Yến // Ngân hàng .- 2020 .- Số 6 .- Tr. 30-36 .- 332.1
Mô tả vai trò của các bên liên quan trong hỗ trợ cho sự phát triển của hệ sinh thái Fintech (công nghệ tài chính) và liên hệ thực tế tại Việt Nam.
177 Tài chính cho các trường đại học công lập khi thực hiện cơ chế tự chủ / Phạm Văn Trường // .- 2019 .- Số 716 .- Tr. 52 – 54 .- 332.01
Nhận diện những khó khăn, thách thức trong thực hiện cơ chế tự chủ đối với các trường đại học công lập, ở nước ta bài viết đề xuất một số giải pháp huy động hiệu quả nguồn lực tài chính cho các trường đại học công lập khi thực hiện cơ chế tự chủ.
178 Kinh tế tài chính Thế giới năm 2019 và triển vọng 2020 / Lê Quang Thuận, Trần Thị Quỳnh Hoa // .- 2020 .- Số 720+721 .- Tr. 100-105 .- 332.024
Bài viết khái quát một số nét nổi bật của thị trường tài chính – tiền tệ thế giới năm 2019, phân tích tác động và đưa ra một số khuyến nghị đối với Việt Nam
179 Cấu trúc cung cầu và các yếu tố ảnh hưởng tới gia tăng sản lượng ngành tài chính ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2007-2016 / Đặng Thị Việt Đức // Khoa học Thương mại .- 2020 .- Số137+138 .- Tr. 28-39 .- 658
Bài báo sử dụng phương pháp bảng đầu vào-đầu ra (IO analysis) để phân tích cấu trúc cung cầu và xác định các yếu tố ảnh hưởng tới gia tăng sản lượng của ngành tài chính ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn 2007-2016, từ đó rút ra những lưu ý cho sự phát triển tiếp theo trong tương lai. Kết quả phân tích chỉ ra, về phía cung, mức tiêu hao vật chất của ngành còn lớn vì vậy ngành cần tiếp tục cải thiện quy trình công nghệ để giảm chi phí và tăng giá trị gia tăng tạo ra. Cầu sản phẩm dịch vụ của ngành tập trung chủ yếu cho doanh nghiệp và đang tiếp tục dịch chuyển theo hướng tỷ trọng tăng lên của đối tượng này. Cuối cùng trong các yếu tố đóng góp vào gia tăng sản lượng của ngành, yếu tố công nghệ vẫn chưa được cải thiện nhiều và khả năng sản xuất thay thế nhập khẩu còn rất hạn chế. Do vậy ngành tài chính ngân hàng Việt Nam cần tiếp tục đầu tư về công nghệ và quản lý để tăng cường hiệu quả hoạt động và cạnh tranh với thị trường mở quốc tế.
180 Hướng tới chuẩn hóa thuật ngữ Tài chính Tiếng Việt / Đỗ Thị Thu Nga // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2020 .- Số 1(293) .- Tr. 22-26 .- 400
Nghiên cứu chuyển dịch thuật ngữ tài chính tiếng Anh sang tiếng Việt; chỉ ra sự tương đồng và khác biệt giữa cấu tạo thuật ngữ tài chính tiếng Anh và tiếng Việt. Đưa ra những gợi ý để chuyển dịch thuật ngữ tài chính từ tiếng Anh sang tiếng Việt hướng tới đạt tiêu chuẩn về thuật ngữ tài chính trong tiếng Việt.