CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Tài chính
101 Nhận diện kiệt quệ tài chính của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết tại Việt Nam / Lê Hoàng Vinh, Phạm Lê Quang // .- 2022 .- sỐ 301 .- Tr. 15-24 .- 332.1
Bằng tiếp cận các mô hình Z-Score (1968), Z-Score (1984), Z-Score (1995), S-Score (1978), O-Score (1980) và X-Score (1983), bài viết có mục tiêu là lựa chọn mô hình phù hợp để nhận diện kiệt quệ tài chính của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết tại Việt Nam. Bài viết sử dụng phương pháp chọn mẫu có mục đích, từ đó thu thập dữ liệu thứ cấp từ 505 doanh nghiệp trong suốt giai đoạn 2015-2020. Kết quả kiểm định Kolmogorov-Smirnov với mức ý nghĩa 5% khẳng định dữ liệu kiệt quệ tài chính được xác định bởi 6 mô hình đều phân phối không chuẩn. Theo đó, bài viết sử dụng kiểm định Kruskal Wallis để xem xét sự khác biệt nếu có giữa các mô hình, đồng thời phân tích các chỉ tiêu thống kê để xác định mô hình phù hợp nhất, bao gồm tỷ lệ chính xác, tỷ lệ lỗi loại I và tỷ lệ lỗi loại II. Kết quả nghiên cứu của bài viết khẳng định nhận diện kiệt quệ tài chính có sự khác biệt khi áp dụng các mô hình Z-Score (1968), Z-Score (1984), Z-Score (1995), S-Score, O-Score và X-Score, trong đó mô hình có tỷ lệ chính xác cao nhất là S-Score, mô hình có tỷ lệ lỗi loại I cao nhất là X-Score và mô hình có tỷ lệ lỗi loại II cao nhất là O-Score. Với kết quả nghiên cứu này, bài viết đề xuất sử dụng mô hình S-Score để nhận diện kiệt quệ tài chính của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết tại Việt Nam, đồng thời gợi ý các nghiên cứu tiếp theo có thể xem xét lựa chọn mô hình cho theo từng nhóm ngành hoặc từng ngành.
102 Quá trình áp dụng tiêu chuẩn Basel II tại các ngân hàng thương mại Việt Nam / Nguyễn Thị Dung // .- 2022 .- Số 779 .- Tr. 70-72 .- 332.12
Bài viết khái quát lại quá trình áp dụng tiêu chuẩn Basel II tại các ngân hàng thương mại Việt Nam cungc như phân tích về một số khó khăn, vướng mắc mà các ngân hàng gặp phải khi áp dụng tiêu chuẩn Basel II.
103 Kinh nghiệm quản lý chuyển đổi số ngành ngân hàng tại một số quốc gia châu Á và hàm ý chính sách cho Việt Nam / Nguyễn Thanh Huyền, Lê Thùy Dương // Ngân hàng .- 2022 .- Số chuyên đề đặ biệt .- Tr. 107-113 .- 332.12
Bài viết nghiên cứu kinh nghiệm quản lý chuyển đổi số ngành tài chính, ngân hàng của bốn nền kinh tế ở châu Á, bao gồm : Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore và Trung Quốc. Trên cơ sở những kinh nghiệm cùng với một số vấn đề tồn tại trong giai đoạn đầu số hóa ngành Ngân hàng tại Việt Nam, bài viết đưa ra hàm ý chính sách cho Việt Nam trong việc thúc đẩy và phát triển chuyển đổi số ngành ngân hàng.
104 Đòn bẩy tài chính và tốc độ điều chỉnh cấu trúc kỳ hạn nợ: bằng chứng nghiên cứu thực nghiệm các công ty bất động sản niêm yết tại Việt Nam / Phạm Thị Vân Trinh // .- 2022 .- Tr. 71-83 .- 658.15
Nghiên cứu thực nghiệm về đòn bẩy tài chính và cấu trúc ký hạn nợ của các công ty bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam với thu thập dữ liệu từ các báo cáo tài chính đã được kiểm toán của 70 công ty bất động sản niêm yết.
105 Nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng bệnh viện công lập trên địa bàn TP. Hà Nội / // .- 2022 .- Số 774 .- Tr. 59-62 .- 658
Trong những năm qua, chất lượng bệnh viện công lập đã có nhiều thay đổi. Tuy nhiên, để nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh nói riêng và chất lượng bệnh viện công lập nói chung, cần có những nghiên cứu sâu về các nhân tố ảnh hưởng từ cơ sở vật chất, sự tin tưởng, quan tâm chăm sóc, nhân lực, thái độ phục vụ và tài chính. Dựa trên phân tích 305 mẫu khảo sát từ người bệnh sử dụng dịch vụ y tế của các bệnh viện công trên địa bàn, nhóm nghiên cứu đưa ra quan điểm học thuật về các nhân tố ảnh hưởng và đề xuất các khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng bệnh viện công lập trên địa bàn TP. Hà Nội trong thời gian tới.
106 Hình thành trung tâm tài chính quốc tế tại Tp. Hồ Chí Minh: hướng đi tất yếu / Tăng Mỹ Sang, Nguyễn Quốc Anh // .- 2022 .- Số 62 (72) .- Tr. 54-62 .- 332
hông qua nguồn dữ liệu thứ cấp, bài viết thực hiện nghiên cứu khái niệm, lợi ích và các yếu tố cần thiết để thành lập Trung tâm tài chính quốc tế. Bài viết đề xuất một số giải pháp cho Thành phố Hồ Chí Minh như tăng cường hiệu quả hoạt động của các tổ chức tài chính, phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao, phát triển cơ sở hạ tầng và thúc đẩy sự phát triển của các dịch vụ hỗ trợ.
107 Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập y tế trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh / Cao Thị Cẩm Vân, Nguyễn Việt Phương // .- 2022 .- Số 51 .- Tr. 123-138 .- 658.15
Mục đích bài viết nhằm phát hiện, phân tích và đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến hiệu quả tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập y tế trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh. Nghiên cứu cũng phân tích những vấn đề đặt ra cũng như hàm ý chính sách hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập y tế trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay.
108 Phát triển sản phẩm phục vụ cho lập kế hoạch tài chính hưu trí / Nguyễn Đăng Tuệ // .- 2022 .- Số 9(594) .- Tr. 30-37 .- 332.1
Bài viết tập hợp và hệ thống cơ sở lý thuyết về lập kế hoạch hưu trí bao gồm các khái niệm, vai trò, quy trình và cách thức xác định nhu cầu thu nhập hưu trí và tổng hợp các sản phẩm tài chính hiện có trên thị trường để sử dụng cho việc lập kế hoạch tài chính cho hưu trí. Trên cơ sở đó, đưa ra một số khuyến nghị về việc phát triển các sản phẩm tài chính áp dụng cho lập kế hoạch tài chính hưu trí ở Việt Nam.
109 Bộ Tài chính trên hành trình tới tài chính số xây dựng hệ sinh thái giao dịch tài chính số / Kim Liên // Thông tin và truyền thông .- 2022 .- Số 1 .- Tr. 40-47 .- 004
Các lĩnh vực nổi trội về quản lý thuế, hải quan, kho bạc, chứng khoán đã có bước tiến vượt bậc mang tính chất thay đổi căn bản, chuyển từ phương thức quản lý dịch vụ công dựa trên giấy tờ chuyển sang phương thức hiện đại, dựa vào ứng dụng công nghệ thông tin, ứng dụng thiết bị hiện đại để số hóa.
110 Đóng góp tài chính để thực hiện trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu (EPR) đối với tái chế các sản phẩm bao bì / Lê Thu Hoa // Môi trường .- 2022 .- Số 3 .- Tr. 36-40. .- 658
Bài viết đề xuất một số nội dung về xác định đóng góp tài chính thực hiện EPR đối với tái chế sản phẩm, bao bì tại Việt Nam. Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, Điều 54 quy định trách nhiệm tái chế chất thải của tổ chức, cá nhân sản xuất nhập khẩu các nhóm sản phẩm đóng góp tài chính vào quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam.