CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Tài chính

  • Duyệt theo:
81 Nghiên cứu mối quan hệ giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế : mô hình đề xuất cho Việt Nam / Nguyễn Văn Chiến // Tài chính - Kỳ 2 .- 2022 .- Số 789 .- Tr. 22-24 .- 332

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của phát triển tài chính đến tăng trưởng kinh tế. Dựa theo các nghiên cứu trước, có thể khẳng định, phát triển tài chính có thể có tác động tích cực lên tăng trưởng kinh tế trong hầu hết trường hợp. Tuy nhiên, trong một số trường hợp khác, phát triển tài chính chưa có tác đọng lên tăng trưởng, thậm chí tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế.

82 Kế hoạch chuyển đổi số của ngành tài chính / Nguyễn Hồng Đoàn, Nguyễn Trung Hiếu // .- 2022 .- Số 788 .- Tr. 9-11 .- 004

Chuyển đổi số là xu thế tất yếu của thời đại. Với xu thế chung, yêu cầu đặt ra của ngành tài chính là phấn đấu hình thành hệ sinh thái tài chính số toàn diện, hiện đại, phong phú trên mọi lĩnh vực. Đây là kế hoạch mang tính tổng thế, toàn diện của Bộ Tài chính nhằm giúp các đơn vị trong ngành Tài chính dễ dàng theo dõi, bám sát triển khai có lộ trình cụ thể

83 Điện tử hóa hệ thống quản lý văn bản và điều hành ngành tài chính / Nguyễn Hồng Đoàn, Nguyễn Hồng Hà, Nguyễn Thị Mai Dung // .- 2022 .- Số 788 .- Tr. 17-20 .- 004

Cuộc cách mạng công nghiêp 4.0 đã, đang tạo ra cơ hội và thách thức mới trong ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng chính phủ điện tử đòi hỏi các bộ, ngành, địa phương tổ chức nghiên cứu, xây dựng các chương trình, đề án, dự án về ứng dụng công nghệ thông tin. Bài viết này nhằm hệ thống hóa việc triển khai chương trình quản lý văn bản phiên bản mới tại các đơn vị thuộc Bộ Tài chính và đề xuất giải pháp trong thời gian tới.

84 Đảm bảo an toàn thông tin trong quá trình chuyển đổi số ngành Tài chính / Lê Linh Chi // .- 2022 .- Số 788 .- Tr. 21-24 .- 004

Thực tế triển khai quá trình chuyển đổi số trong ngành Tài chính cho thấy, Bộ Tài chính có số lượng ứng dụng, dịch vụ công trực tuyến hoạt động trên hệ thống mạng khá lớn. Điều này dẫn tới nguy cơ hàng ngày, hàng giờ phải đối diện với vô số các cuộc tấn công mạng và các rủi ro mất an toàn, an ninh mạng. Do đó việc đảm bảo an toàn thông tin mạng, an ninh mạng là yêu cầu cấp thiết đối với Bộ Tài chính hiện nay, trong khi nguồn nhân lực làm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, an ninh mạng còn hạn chế.

85 Thúc đẩy tài chính toàn diện tại Việt Nam: Thực trạng và một số giải pháp / Lê Thanh Huyền // .- 2022 .- Số 788 .- Tr. 63-66 .- 332

Tài chính toàn diện đóng vai trò quan trọng trong xóa đói giảm nghèo và thúc đẩy phát triển thịnh vượng của quốc gia. Sau 2 năm triển khai thực hiện Quyết định số 149/QĐ-TTg ngày 22/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ, chiến lược tài chính toàn diện đã đạt được một số kết quả nổi bật về khuôn khổ pháp lý, cơ sở hạ tầng tài chính. Tuy nhiên trong bối cảnh mới, cần triển khai đồng bộ các giải pháp để thực hiện hiệu quả Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia nhằm thúc đẩy nền kinh tế nhanh chóng phục hồi và phát triển bền vững.

86 Pháp luật Tài chính góp phần thúc đẩy phát triển tài sản trí tuệ, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ / Đào Vũ // .- 2022 .- Số 788 .- Tr. 67-69 .- 346.04

Việc hoàn thiện hệ thống pháp luật tài chính đối với sở hữu trí tuệ nhằm thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, sáng tạo, khuyến khích phổ biến và chuyển giao công nghệ, tăng cường các biện pháp bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, kịp thời thế chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về sở hữu trí tuệ và hoàn thiện khung khổ pháp luật của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

87 Đánh giá khả năng chống chịu của doanh nghiệp Việt Nam trước cú sốc trong và ngoài nước / Lê Thị Thùy Vân, Dương Hoàng Lan Chi // .- 2022 .- Số 788 .- Tr. 70-73 .- 658

Khả năng chống chịu về tài chính của một doanh nghiệp là khả năng doanh nghiệp có thể giảm thiểu được tác động, ảnh hưởng từ các sự kiện/cú sốc đến cấu trúc vốn, tính thanh khản, doanh thu và tài sản của doanh nghiệp. Trong giai đoạn vừa qua, các doanh nghiệp Việt Nam đã chứng tỏ khả năng chống chịu trước những cú sốc trong và ngoài nước, tuy nhiên vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức buộc doanh nghiệp phải đối diện và vượt qua trong thời gian tới đẻ phục hồi và phát triển sau Đại dịch Covid-19.

88 Giải pháp hạn chế sai sót trong báo cáo tài chính của các công ty niêm yết / Võ Hồng Hạnh // .- 2022 .- Số 788 .- Tr. 84-86 .- 332

Báo cáo tài chính cung cấp thông tin hữu ích cho người sử dụng để ra quyết định. Với khối lượng dữ liệu lớn và phức tạp, quá trình làm báo cáo tài chính khó tránh khỏi một số sai sót nhất định. Tuy nhiên chất lượng thông tin có thể làm tổn hại đến việc ra quyết định của các đối tượng sử dụng thông tin trong báo cáo tài chính. Bởi vậy cần có những giải pháp phù hợp để hạn chế những sai

89 Cải cách tổ chức thương mại thế giới và những tác động đối với lĩnh vực tài chính / Trần Thị Thu Huyền // Tài chính - Kỳ 2 .- 2022 .- Số 787 .- Tr. 9-11 .- 658

Cải cách tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã trở thành chủ đề cấp thiết, được chú trọng thúc đẩy và tác khẳng định tại nhiều khuôn khổ hội nghị của các nhà lãnh đạo kinh tế trên toàn cầu. Cho đến nay, các nền kinh tế thế giới đưa ra nhiều quan điểm, sáng kiến về cac nội dung ưu tiên, xu hướng cải cách của WTO hướng đến giải quyết được các thách thức mới của thế kỷ XXI. Bài viết khái quát các vấn đề đặt ra liên quan đến cải cách WTO, quan điểm của Việt Nam về vấn đề này và đánh giá tác động đối với lĩnh vực tài chính.

90 Hệ thống phân loại tài chính bền vững ASEAN và hàm ý cho Việt Nam / Phạm Xuân Hòe, Hoàng Thu Trang // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2022 .- Số 21(606) .- Tr. 16-25 .- 332.1

Bài viết giới thiệu về thống phân loại tài chính nói chung và thống phân loại tài chính bền vững của ASEAN cũng như tổng hợp một số cập nhật quá trình phát triển hệ thống phân loại tại Việt Nam. Dựa trên đó, bài viết đưa ra một số thảo luận và kiến nghị trong quá trình xây dựng hệ thống phân loại tài chính ở Việt Nam.