CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Báo chí

  • Duyệt theo:
11 Khảo sát cách đặt tiêu đề trên báo mạng điện tử tiếng Việt và Tiếng Anh / Ngô Thị Khai Nguyên // .- 2020 .- Tập 4 số 3 .- Tr. 369-381 .- 070.4

Bài nghiên cứu đi sâu khảo sát 100 tiêu đề báo mạng điện tử tiếng Việt và 100 tiêu đề báo mạng tiếng Anh trên 2 bình diện cấu trúc ngữ pháp và cahs sử dụng từ ngữ. Bài viết phân loại các tiêu đề dựa vào mục đích chức năng của hành động nó. Từ việc so sánh cách đặt tiêu đề trên báo tìm ra điểm đồng nhất và khác biệt trong cách đặt.

12 Cấu tạo tham thoại dẫn nhập trong phỏng vấn báo chí / Trần Anh Thư // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2021 .- Số 1(307) .- Tr. 38-47 .- 400

Nghiên cứu đến cấu trúc chức năng và quan hệ giữa các hành động trong hai thành phần nòng cốt và thành phần mở rộng kể trên của tham thoại dẫn nhập phỏng vấn báo chí.

13 Đóng góp của Mahatma Gandhi đối với báo chí Ấn Độ / Nguyễn Mạnh Cường // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2019 .- Số 8 (81) .- Tr. 70 - 77 .- 327

Đề cập đến bốn nội dung chính: (i) Gandhi với tư cách nhà báo; (ii) Những yếu tố mới trong cách viết báo của Gandhi; (iii) Đóng góp của nhà báo Gandhi cho phong trào giành độc lập và (iv) So sánh giữa Gandhi và Hồ Chí Minh trong lĩnh vực báo chí.

14 Kinh nghiệm xuất bản bài báo khoa học quốc tế / Vũ Hữu Tiệp // .- 2019 .- Số 4(721) .- Tr.21-23 .- 959

Trình bày một số kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình viết và gửi bài báo. Theo tác giả, những bài viết có ý tưởng tốt, diễn đạt rõ ràng, có tính mới, hình vẽ mô tả tốt ý tưởng cũng như cách giao tiếp hiệu quả với phản biện sẽ có nhiều khả năng hơn trong việc được chấp nhận đăng tải.

15 Mối quan hệ giữa thương hiệu tổ chức và thương hiệu cá nhân trong lĩnh vực báo chí: trường hợp tại Việt Nam / Tô Đình Tuân, Nguyễn Minh Hà // .- 2018 .- Số 60 (3) .- Tr. 3 - 22 .- 070

Phân tích mối quan hệ giữa thương hiệu tổ chức và thương hiệu cá nhân trong lĩnh vực báo chí. Với số lượng khảo sát 520 nhà báo và sử dụng các kỹ thuật phân tích thống kê, phân tích Cronbach’s Alpha, EFA và SEM, kết quả nghiên cứu cho thấy i) Tên cơ quan báo chí có ảnh hưởng dương đến Hình ảnh cơ quan báo chí và danh tiếng của cơ quan báo chí; ii) Hình ảnh cơ quan báo chí có ảnh hưởng dương đến danh tiếng cơ quan báo chí và Sự cam kết/lòng trung thành của cơ quan báo chí; iii) Danh tiếng của cơ quan báo chí có ảnh hưởng dương đến Thương hiệu cá nhân của những nhà báo và Sự cam kết/lòng trung thành với nhân viên của cơ quan báo chí; iv) Sự cam kết/lòng trung thành của cơ quan báo chí ảnh hưởng dương đến thương hiệu cá nhân của nhà báo.

16 Công tác quản lý báo chí truyền thông trong bối cảnh phát triển xã hội thông tin ở Việt Nam hiện nay (Kỳ 2) / PGS.TS. Đỗ Thị Thu Hằn // Thông tin và Truyền thông - Toàn cảnh Sự kiện & Dư luận .- 2018 .- Số 10 (339) .- Tr.36 – 39 .- 070.4

Trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, chúng ta cần xác định các yếu tố quan trọng trong định hướng phát triển và quản lý báo chí – truyền thông, đặc biệt trong bối cảnh xã hội thông tin ở Việt Nam. Bài viết đưa ra các giải pháp chung, kiến nghị về quản lý truyền thông ở các cơ quan báo chí, kiến nghị về quản lý truyền thông trong các cơ quan tổ chức Nhà nước và khu vực phi chính phủ, kiến nghị về quản lý truyền thông trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sản phẩm truyền thông.

17 Công tác quản lý báo chí truyền thông trong bối cảnh phát triển xã hội thông tin ở Việt Nam hiện nay (Kỳ 1) / PGS.TS. Đỗ Thị Thu Hằng // Thông tin và Truyền thông - Toàn cảnh Sự kiện & Dư luận .- 2018 .- Số 9 (338) .- Tr. 32 – 35 .- 070.4

Nghiên cứu sự biến đổi báo chí truyền thông và yêu cầu mới trong quản lý báo chí truyền thông trong bối cảnh phát triển xã hội thông tin ở Việt Nam hiện nay, những thách thức đối với công tác quản lý báo chí truyền thông trong bối cảnh phát triển xã hội thông tin ở Việt Nam.

18 Chỉ tố đánh dấu diễn ngôn trong diễn ngôn nghị luận báo chí tiếng Việt và tiếng Anh / Huỳnh Thị Hồng Hạnh, Lê Yến Phượng // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2018 .- Số 8 (275) .- Tr. 3 - 8 .- 400

Căn cứ vào sự phân loại chỉ tố đánh dấu diễn ngôn như trên để phân tích 20 diễn ngôn tiếng Việt (báo Nhân dân) và 20 diễn ngôn tiếng Anh (báo New York Times) nhằm làm sáng tỏ thêm về các sử dụng các chỉ tố này

19 Hành động ngôn ngữ than phiền - phê phán trong tiểu phẩm báo chí tiếng Việt / Hà Văn Hậu // Ngôn ngữ .- 2018 .- Số 7 (350) .- Tr. 50-62 .- 400

Tìm hiểu hành động ngôn ngữ phê phán được thực hiện gián tiếp bằng hành động ngôn ngữ than phiền (nói gọn là hành động ngôn ngữ than phiền - phê phán) trong tiêu phẩm báo chí.

20 Ẩn dụ ý niệm trong tiêu đề và Sa-pô báo chí tiếng Việt (trên cứ liệu báo Nhân dân điện tử) / Nguyễn Thị Bích Hạnh, Đoàn Hồng Nhung // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2018 .- Số 7 (274) .- Tr. 9-15 .- 400

Chỉ ra những ẩn dụ ý niệm được sử dụng trong tiêu đề và phần sa-pô của các tác phẩm báo chí; lí giải cơ chế sao phỏng giữa hai miền không gian miền “nguôn” và miền “đích” trong tư duy ngôn ngữ.