CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Dược

  • Duyệt theo:
631 Nghiên cứu tái sinh một số giống sắn (Manihot Esculenta Crantz) thông qua mô sẹo phôi hóa / Nguyễn Thị Minh Hồng, Nguyễn Thị Hoài Thương, Phạm Bích Ngọc,... // .- 2018 .- Số 1 (Tập 16) .- Tr.119 – 126 .- 615

Tối ưu hóa quy trình tái sinh cây sắn thông qua phôi soma từ các nguồn nguyên liệu khác nhau một số giống sắn Việt Nam. Kết quả này góp phần phục vụ cho việc nghiên cứu tạo cây sắn chuyển gen ở các bước tiếp theo.

632 Phân loại và nghiên cứu đặc tính của xạ khuẩn nội sinh YBQ75 phân lập từ cây quế (Cinnamomum cassia presl) / Vũ Thị Hạnh Nguyên, Chu Kỳ Sơn, Phí Quyết Tiến // Công nghệ Sinh học .- 2018 .- Số 1 (Tập 16) .- Tr.149 – 155 .- 615

Nghiên cứu tập trung vào đặc điểm sinh học và phân loại chủng xạ khuẩn nội sinh YBQ75 có khả năng sinh kháng sinh được phân lập từ cây quế tại Yên Bái.

633 Dây thìa canh – Dược liệu quý giúp điều trị bệnh tiểu đường / TS. Phùng Tuấn Giang // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2018 .- Số 8 (713) .- Tr.49 – 50 .- 615

Các nghiên cứu cho thấy, hoạt chất chính trong Dây thìa canh là gymnemic có tác dụng làm tăng tiết insulin của tuyến tụy, tăng cường nguồn lực của insulin, ức chế hấp thu glucose ở ruột…Chính nhờ hoạt chất này mà Dây thìa canh trở thành loại dược liệu quý và được nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng làm thuốc điều trị bệnh tiểu đường.

634 Lựa chọn điều kiện lên men cho sự sinh trưởng chủng Bacillus subtilis BSVN15 ứng dụng sản xuất chế phẩm Probiotic trong chăn nuôi / Phương Thị Hương, Vũ Văn Mạnh // Công nghệ Sinh học .- 2018 .- Số 1 (Tập 16) .- Tr.167 -172 .- 615

Nghiên cứu này nhằm lựa chọn điều kiện lên men cho sự sinh trưởng của Bacillus subtilis BSVN15 ứng dụng trong sản xuất probiotic cho chăn nuôi. Mật độ tế bào trong dịch nuôi cấy (CFU/mL) là thông số được sử dụng để đánh giá ảnh hưởng của các điều kiện lên men. Nghiên cứu được thực hiện trên môi trường cơ bản LB* ( trong đó peptone được thay thế cho tryptone).

635 Mặt trái của kháng sinh và thuốc Tây / Trần Quốc Khánh // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2018 .- Số 8 (713) .- Tr.43 – 45 .- 615

Đưa ra những giải pháp để hạn chế lạm dụng thuốc tây như thực hành vệ sinh tốt, tiêm chủng đầy đủ theo khuyến cáo, tìm hiểu về thuốc trước khi sử dụng.

636 Nang tóc – Nguồn tế bào gốc và nguyên liệu cho y học tái tạo / Trần Đặng Xuân Tùng, Lê Thị Bích Phượng, Phạm Thanh Tú // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2018 .- Số 8( 713) .- Tr.57- 60 .- 610

Nang tóc là một trong hai cấu trúc duy nhất trong cơ thể người lớn có khả năng thoái hóa, tái tạo và được các nhà khoa học đánh giá là nguồn tế bào gốc phù hợp cho lĩnh vực y học tái tạo. Nang tóc đã được chứng minh có ảnh hưởng đến khả năng làm lành vết thương, mạch máu, tăng trưởng thần kinh. Ngoài ra, keratin được sản xuất bởi nang tóc dưới dạng sợi tóc còn cung cấp một số nguồn vật liệu sinh học phong phú cho y học tái tạo.

638 Nghiên cứu điều kiện lên men sinh tổng hợp Mannitol bởi chủng Lactobacillus Fermentum HF08 / Đỗ Trọng Hưng, Lê Đức Mạnh, Nguyễn La Anh // Công nghệ Sinh học .- 2018 .- Số 1 (Tập 16) .- Tr.167 - 172 .- 615

Tiến hành nghiên cứu một số điều kiện thích hợp sinh tổng hợp mannitol bởi chủng Lactobacillus fermentum HF08. Hàm lượng mannitol đạt 93,1-93,2 g/l sau 48 giờ lên men trong môi trường SP bao gồm các thành phần (g/L): pepton 7,): glucose/fructose = 50/100; cao nấm men 2,0; K2HPO4 2,0; MgSO4.5H2O 0,2; MnSO4 0,01. Nhiệt độ lên men 35-37oC, pH lên men 5,0-5,5.

640 Chọn tạo các dòng ngô kháng bệnh mốc hồng bằng chỉ thị phân tử SSR / Vương Huy Minh, Ngô Thị Thùy Linh, Hồ Thị Hương,… // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2018 .- Số 7 (Tập 60) .- Tr.60 – 64 .- 615

Trình bày kết quả phân tích quần thể ly F5 và quần thể lai trở lại BC5F1 với 6 chỉ thị liên kết chặt chẽ với tính trạng kháng bệnh mốc hồng đã nhận được từ các nghiên cứu trước [5-10]. Sau đó sử dụng các dòng được chọn để tạo THL và phối hợp với kết quả đánh giá nông sinh học để chọn các dòng/giống ngô lai có năng suất cao, có khả năng kháng bệnh mốc hồng.