CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Dược
251 Đánh giá hiệu quả của methotrexat dạng tiêm bắp đơn liều trong điều trị thai ngoài tử cung / Nguyễn Thị Minh Thuận, Lê Thị Thanh Thùy // .- 2020 .- Số 531 .- Tr.21-26 .- 615
Cho thấy điều trị thai ngoài tử cung bằng methotrexat đơn liều có hiệu quả cao. Thuốc được sử dụng để điều trị khi kích thước thai còn nhỏ, chưa vỡ. Điều trị bằng thuốc methotrexat hiện đang được cân nhắc thay thế cho phẫu thuật trong những trường hợp bệnh nhân có huyết động học ổn định.
252 Nghiên cứu xây dựng quy trình định lượng đồng thời I-menthol và methyl salicylat trong gen thuốc bằng phương pháp sắc ký khí cột “wide-bore” / Phan Lê Hiền, Hà Minh Hiển // .- 2020 .- Số 531 .- Tr.26-30 .- 615
Trình bày phương pháp đề nghị để định lượng đồng thời I-menthol và methyl salicylat trong gen thuốc bằng phương pháp sắc ký khí cột “wide-bore” được thẩm định theo hướng dẫn của ICH cho thấy đơn giản, phù hợp với cấu hình phổ biến của máy sắc ký khí ở nước ta và đạt độ đúng, chính xác và tin cậy.
253 Đánh giá ảnh hưởng pH, ánh sáng và sục khí nitơ đến động học phân hủy của methylcobalamin trong dung dịch / Võ Quốc Ánh, Nguyễn Anh Vũ // .- 2020 .- Số 531 .- Tr.30-35 .- 615
Phân tích ảnh hưởng pH, ánh sáng và sục khí nitơ đến động học phân hủy của methylcobalamin trong dung dịch. Việc duy trì pH trong khoản từ 5-7, sục khí nitơ vào dung dịch và hạn chế dùng ánh sáng trắng là cần thiết nhằm tăng độ ổn định của MCB trong quá trình sản xuất, kiểm nghiệm, phân phối lưu thông và sử dụng thuốc.
254 Xây dựng quy trình định lượng đồng thời 6 phẩm màu có trong nước giải khát bằng phương pháp HPLC-DAD / Nguyễn Thị Ngọc Vân, Nguyễn Huỳnh Kim Ngân, Đàm Thị Kim Thoa, Ngô Ngọc Yến // .- 2020 .- Số 531 .- Tr.35-38 .- 615
Trình bày việc xây dựng quy trình định lượng đồng thời 6 chất màu trong thực phẩm và nước uống sử dụng hệ thống máy HPLC, đầu dò DAD, làm sạch mẫu bằng cột pha rắn WAX. Quy trình đã được thẩm định có tính đặc hiệu, đạt tính tuyến tính với hệ số tương quan > 0,995, giới hạn phát hiện và giới hạn định lượng thấp, đạt độ đúng và độ chính xác. Quy trình đã được ứng dụng để định lượng 6 chất màu trong 6 mẫu đồ uống trên thị trường.
255 Nghiên cứu mối liên quan nhân quả và tối ưu hoá quy trình chiết xuất anthocyanin từ đài hoa Bụp giấm (Hibiscus sabdariffa Linn.) bằng phần mềm thông minh / Nguyễn Bảo Ngọc , Nguyễn Ngọc Thể Trân , Nguyễn Ngọc Quỳnh // .- 2018 .- Số 13 + 14 .- Tr. 1 - 6 .- 610
Bài viết ứng dụng phần mềm thông minh để thiết kế các điều kiện chiết xuất (Design Expert), phân tích liên quan nhân quả bằng kỹ thuật toạ độ song song và tối ưu hoá các điều kiện chiết xuất (BCPharsoft) nhằm thu được dịch chiết có hàm lượng anthocyanin cao nhất giúp giảm thời gian và chi phí cho sản xuất.
256 Ảnh hưởng của hai phương pháp làm khô đến hàm lượng polyphenol flavonoid toàn phần và tác dụng kháng viêm in vitro của các cao chiết từ lá chùm ruột (Phyllanthus acidus (L.) Skeels.) / Huỳnh Anh Duy, Nguyễn Ngọc Giàu // .- 2019 .- Số 19 .- Tr. 1 - 6 .- 610
Bài viết đánh giá sự ảnh hưởng của hai phương pháp làm khô dược liệu sấy ở 60oC và phơi nắng, cùng thời gian làm khô đến hàm lượng polyphenol, flavonoid toàn phần và tác dụng kháng viêm in vitro của lá chùm ruột Phyllanthus acidus (L.) Skeels.
257 Phân tích hàm lượng chì cadmi và asen trong cây ngải cứu bằng phương pháp ICP-MS / Nguyễn Thị Thu Thúy, Vương Trường Xuân, Nguyễn Ngọc Tùng, // .- 2020 .- Số 6 .- Tr. 205-211 .- 610
Đánh giá hàm lượng kim loại nặng trong cây thảo dược có ý nghĩa quan trọng đối với an toàn sức khỏe của người sử dụng. Trong nghiên cứu này, hàm lượng của một số kim loại nặng gồm Pb, Cd và As trong cây ngải cứu, được thu thập tại 12 khu vực khác nhau thuộc các tỉnh miền Bắc Việt Nam, đã được phân tích bằng phương pháp ICP-MS. Giới hạn phát hiện của phương pháp phân tích đối với Pb, Cd và As lần lượt là 0,010; 0,012; 0,045 ppb, độ thu hồi đối với Pb, Cd, As của phương pháp nằm trong khoảng 81,00 – 93,17%. Hàm lượng trung bình của Pb, Cd và As trong các mẫu cây ngải cứu lần lượt là 1,489 mg/Kg (0,247-3,294 mg/Kg); 0,195 mg/Kg (0,068-0,389 mg/Kg); 0,343 mg/Kg (0,149-0,463 mg/Kg). Nhìn chung, hàm lượng của các nguyên tố Pb, Cd và As đều nằm trong giới hạn cho phép đối với cây thảo dược khi so sánh với một số tiêu chuẩn của Canada, Trung Quốc và WHO, ngoại trừ một số mẫu có hàm lượng Cd cao hơn giới hạn cho phép của Cd theo tiêu chuẩn của WHO.
258 Nghiên cứu xây dựng công thức bào chế viên nang chứa chất chiết từ chè xanh và nghệ vàng / Nguyễn Thị Lan Hương, Trần Đức Mạnh, Nguyễn Thu Quỳnh // Khoa học và Công nghệ (Điện tử) .- 2020 .- Số 1 .- Tr. 29-34 .- 610
Bào chế viên nang chứa hoạt chất chiết từ chè xanh và nghệ vàng. Chè xanh được chiết xuất bằng phương pháp ngâm nóng, dung môi nước acid pH 3,0. Nghệ vàng được chiết xuất bằng phương pháp ngâm sử dụng bình ngấm kiệt, dung môi aceton 70%. Tỷ lệ dược liệu - dung môi là 1-10. Thời gian chiết 4 giờ, chiết 2 lần. Sau khi loại tạp và sấy khô, nghiền sản phẩm thành bột CX và NV. Bào chế viên nang qua các giai đoạn: cao dược liệu được tạo hạt với tá dược độn Avicel PH101, tá dược dính dung dịch PVP K30 10% trong ethanol 50%, sấy hạt đến độ ẩm khoảng 5%, trộn hạt với tá dược trơn magnesi stearat và talc, đóng vào nang số 0. Viên nang bào chế đạt yêu cầu chất lượng theo tiêu chuẩn DĐVN IV về hình thức, định tính, độ đồng đều khối lượng, độ rã, hàm ẩm.
259 Thử hoạt tính sinh học và xác định hàm lượng jatrorrhizine bằng phương pháp LC/MS có trong thân cây mật gấu (Mahonia nepaulensis DC) ở Đại Từ Thái Nguyên / Lê Thị Giang, Nguyễn Thị Mỹ Ninh // .- 2020 .- Số 6 .- Tr. 271-276 .- 610
Cây mật gấu (Mahonia nepaulensis DC.) là một trong nhiều cây thuốc quý ở Việt Nam. Trong nội dung nghiên cứu này, nhóm tác giả đã tiến hành khảo sát các lớp chất, thử hoạt tính sinh học và xác định hàm lượng jatrorrhizine có trong thân cây mật gấu. Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng bao gồm phương pháp ngâm chiết để thu dịch chiết, phương pháp hóa học để khảo sát các lớp chất từ dịch chiết cây mật gấu, phương pháp thử hoạt tính sinh học, phương pháp xây dựng đường chuẩn để xác định hàm lượng phần trăm jatrorrhizine. Kết quả cho thấy trong cặn chiết ethanol của thân cây mật gấu có alkaloids, steroids, coumarin, cardiac glycosides. Cặn chiết ethanol có khả năng kháng yếu đối với chủng nấm mốc Fusarium oxysporum (200 μg/mL), cặn nbutanol có khả năng kháng yếu đối với chủng vi khuẩn Staphylococcus aureus (149,3 μg/mL). Hàm lượng jatrorrhizine có trong cây mật gấu là 0,682203%. Việc xác định hàm lượng jatrorrhirine có trong thân cây mật gấu có ý nghĩa quan trọng trong việc mở ra hướng nghiên cứu thuốc chữa bệnh tiểu đường, bệnh vẩy nến và bệnh Alzheimer.
260 Nghiên cứu đặc điểm vi học và định tính sơ bộ thành phần hóa học của cây lá đắng thu hái tại Thái Nguyên / Đoàn Thanh Hiếu, Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Nguyễn Thị Mai Hồng // .- 2020 .- Số 1 .- Tr. 150-154 .- 610
Lá đắng là loài cây di thực vào Việt Nam và ngày càng được sử dụng rộng rãi trong phòng và điều trị nhiều bệnh dưới dạng rau ăn hoặc nước uống. Trong nghiên cứu này, chúng tôi mô tả đặc điểm hình thái, đặc điểm vi phẫu, đặc điểm bột dược liệu của cây lá đắng thu hái tại Thái Nguyên, đồng thời định tính sơ bộ thành phần hóa học của loài cây này. Các kết quả thu được xác định mẫu cây lá đắng thu hái tại Thái Nguyên là loài Vernonia amygdalina Del., họ Cúc (Asteraceae), cho thấy trong lá, thân cây có các nhóm chất chính là flavonoid, saponin, tanin và đường khử.