CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Dược

  • Duyệt theo:
231 Tình hình sử dụng thuốc ức chế bơm proton (PPI) / Nguyễn Hồng Ngọc, Bùi Đặng Phương Chi, Đỗ Văn Mãi // .- 2021 .- Số 62 .- Tr. 62-67 .- 610

Đánh giá tình hình sử dụng thuốc ức chế bơm proton (PPI) tại Bệnh viện Quân y 120 tỉnh Tiền Giang. Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 4532 đơn thuốc khám bệnh ngoại trú của bệnh nhân được bác sĩ kê đơn thuốc từ ngày 01/7/2020 đến ngày 30/7/2020 tại các phòng khám thuộc khoa Khám bệnh – Bệnh viện Quân y 120. Tỷ lệ cao nhất có chỉ định dùng thuốc ức chế bơm proton là nhóm bệnh nhân trong độ tuổi lao động từ 20 – 60 tuổi chiếm 62,16%. Tỷ lệ bệnh nhân nữ chiếm cao hơn hẳn so với bệnh nhân nam lần lượt là 62,35% và 37,65%. Thuốc ức chế bơm proton được chỉ định nhiều nhất là omeprazole với tỷ lệ là 60,06%, tiếp theo là Pantoprazole với tỷ lệ là 21,89%, thuốc ức chế bơm proton chiếm tỷ lệ thấp nhất là Rabeprazole với tỷ lệ 0,88%. Đối với bệnh trào ngược dạ dày thực quản, phòng ngừa viêm loét dạ dày – tá tràng, thuốc ức chế bơm proton được sử dụng nhiều vẫn là omeprazole. Các thuốc omeprazole, pantoprazole và esomeprazole đều có tỷ lê chủ yếu sử dụng liều 40mg. Tỷ lệ có chỉ định dùng thuốc PPI chủ yếu là nhóm nữ giới, độ tuổi 20 – 60 tuổi. Thuốc được chỉ định nhiều nhất là omeprazole với liều sử dụng 40mg ở nhóm bệnh phổ biến nhất là trào ngược dạ dày thực quản, phòng ngừa viêm loét dạ dày - tá tràng.

232 Nghiên cứu mối liên quan giữa nồng độ FGF-23 huyết thanh với các yếu tố lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân bệnh thận mạn / Nguyễn Hữu Vũ Quang, Võ Tam // Y dược học (Điện tử) .- 2020 .- Số 3 .- Tr. 42-49 .- 610

Đánh giá mối liên quan giữa nồng độ FGF-23 huyết thanh và các yếu tố lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân bệnh thận mạn. Nghiên cứu cắt ngang, mô tả và phân tích mối liên quan giữa nồng độ FGF-23 huyết thanh, các thông số sinh hóa, đặc điểm lâm sàng của 149 bệnh nhân bệnh thận mạn chưa lọc máu và đang lọc máu chu kỳ tại Bệnh viện Trung ương Huế. Kết quả: Đối với nhóm bệnh thận mạn chưa lọc máu thì nồng độ FGF-23 huyết thanh tương quan thuận với nồng độ ure, creatinine và tương quan nghịch với mức lọc cầu thận (MLCT); nồng độ ure, creatinine và mức lọc cầu thận là 3 yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất trên nồng độ FGF-23 huyết thanh, sự thay đổi nồng độ ure, creatinine và mức lọc cầu thận giải thích được lần lượt 30,6% và 29,5% và 11,2% sự thay đổi nồng độ FGF-23 với mức ý nghĩa p < 0,05. Đối với nhóm bệnh thận mạn đang lọc máu chu kỳ có sự tương quan thuận giữa nồng độ FGF-23 huyết thanh với nồng độ Canxi toàn phần, Phospho và tích số canxi- phospho; nồng độ Canxi toàn phần, Ca x P là 2 yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất trên nồng độ FGF-23, sự thay đổi nồng Canxi toàn phần, Ca x P giải thích được lần lượt 29,7%, 18,8% sự thay đổi nồng độ FGF-23 với mức ý nghĩa p < 0,05. Kết luận: Có mối liên quan chặt chẽ giữa nồng độ FGF-23 huyết thanh với các yếu tố ảnh hưởng tới sự rối loạn khoáng xương ở bệnh nhân bị bệnh thận mạn.

233 Nghiên cứu tương quan giữa khoáng xương và các yếu tố lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân lọc máu chu kỳ / Nguyễn Thanh Minh, Võ Tam // .- 2020 .- Số 04 .- Tr. 42-49 .- 610

Khảo sát tương quan giữa nồng độ trong máu các khoáng xương: Phospho, canxi, PTH, vitamin D, β2 microglobulin, aluminium máu với một số yếu tố lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân bệnh thận mạn lọc máu chu kỳ. Nghiên cứu mô tả cắt ngang, đối tượng nghiên cứu gồm 163 bệnh nhân bệnh thận mạn đang lọc máu chu kỳ từ tháng 1/2017 đến tháng 12/2018 tại khoa Thận nhân tạo, Bệnh viện Quận 2, thành phố Hồ chí Minh. Kết quả: Phospho máu tương quan nghịch với độ tuổi r = - 0,342 ; tương quan thuận với albumin: r = 0,156, ure: r = 0,328, creatinin: r = 0,175, chỉ số canxi x phospho: r = 0,809, PTH máu: 0,273. Canxi máu hiệu chỉnh tương quan nghịch với albumin: r = - 0,917, Hb: r = - 0,369, ure: r = - 0,178, creatinin máu : r = - 0,188, chỉ số Canxi x Phospho: r = 0,492. PTH máu tương quan thuận với thời gian lọc máu: r = 0,336, bêta 2 microglobulin máu : r = 0,247; tương quan nghịch với Aluminium máu: r = - 0,161. Vitamin D máu tương quan nghịch với độ tuổi: r = - 0,166, β2 microglobulin máu: r = - 0,231. Aluminium máu tương quan thuận với trị số huyết áp tâm trương: r = 0,207 và tâm thu: r = 0,209. β2 Microglobulin máu tương quan thuận với thời gian lọc máu: r = 0,233, ure: r = 0,168; tương quan nghịch với Aluminium máu: r = - 0,224. Kết luận: Một số khoáng xương ở bệnh nhân lọc máu chu kỳ có tương quan với tuổi, thời gian lọc máu, huyết áp, albumin, ure, creatinin máu và cũng có mối tương quan giữa các khoáng xương với nhau. Vì vậy, cần tầm soát các rối loạn khoáng xương và các tương quan theo khuyến cáo của KDOQI, KDIGO.

234 Nghiên cứu tương quan giữa khoáng xương và các yếu tố lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân lọc máu chu kỳ / Nguyễn Thanh Minh, Võ Tam // .- 2020 .- Số 4 .- Tr. 57-62 .- 610

Khảo sát tương quan giữa nồng độ trong máu các khoáng xương: Phospho, canxi, PTH, vitamin D, β2 microglobulin, aluminium máu với một số yếu tố lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân bệnh thận mạn lọc máu chu kỳ. Nghiên cứu mô tả cắt ngang, đối tượng nghiên cứu gồm 163 bệnh nhân bệnh thận mạn đang lọc máu chu kỳ từ tháng 1/2017 đến tháng 12/2018 tại khoa Thận nhân tạo, Bệnh viện Quận 2, thành phố Hồ chí Minh. Kết quả: Phospho máu tương quan nghịch với độ tuổi r = - 0,342 ; tương quan thuận với albumin: r = 0,156, ure: r = 0,328, creatinin: r = 0,175, chỉ số canxi x phospho: r = 0,809, PTH máu: 0,273. Canxi máu hiệu chỉnh tương quan nghịch với albumin: r = - 0,917, Hb: r = - 0,369, ure: r = - 0,178, creatinin máu : r = - 0,188, chỉ số Canxi x Phospho: r = 0,492. PTH máu tương quan thuận với thời gian lọc máu: r = 0,336, bêta 2 microglobulin máu : r = 0,247; tương quan nghịch với Aluminium máu: r = - 0,161. Vitamin D máu tương quan nghịch với độ tuổi: r = - 0,166, β2 microglobulin máu: r = - 0,231. Aluminium máu tương quan thuận với trị số huyết áp tâm trương: r = 0,207 và tâm thu: r = 0,209. β2 Microglobulin máu tương quan thuận với thời gian lọc máu: r = 0,233, ure: r = 0,168; tương quan nghịch với Aluminium máu: r = - 0,224. Kết luận: Một số khoáng xương ở bệnh nhân lọc máu chu kỳ có tương quan với tuổi, thời gian lọc máu, huyết áp, albumin, ure, creatinin máu và cũng có mối tương quan giữa các khoáng xương với nhau. Vì vậy, cần tầm soát các rối loạn khoáng xương và các tương quan theo khuyến cáo của KDOQI, KDIGO.

235 So sánh kết quả điều trị phục hồi tổn thương mòn cổ răng bằng composite và glass ionomer cement / Nguyễn Thị Thùy Dương, Nguyễn Thị Kim Hương // .- 2020 .- Số 04 .- Tr. 38-45 .- 610

So sánh kết quả điều trị phục hồi tổn thương mòn cổ răng bằng Composite và GIC. Nghiên cứu tiến cứu, có can thiệp lâm sàng với thiết kế nửa miệng: 36 bệnh nhân với 96 tổn thương mòn cổ răng chia 2 nhóm: nhóm 1 (n=48) được trám bằng Composite, nhóm 2 (n=48) được trám bằng GIC. Ngay sau điều trị, sau điều trị 1 tháng và 3 tháng, các răng đã phục hồi được đánh giá phản ứng tủy, hình thái miếng trám và mức độ thành công chung. Kết quả: Nhóm GIC đạt 100% kết quả Tốt ở tất cả các thời điểm. Nhóm Composite đạt phản ứng của tủy Tốt ngay sau điều trị, sau điều trị 1 tháng và sau điều trị 3 tháng lần lượt là: 87,5%, 93,8% và 97,9%; có 1 miếng trám (2,1%) có độ lưu giữ Trung bình, 2 miếng trám (4,2%) có đổi màu. Kết luận: Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về kết quả điều trị phục hồi tổn thương mòn cổ răng giữa hai loại vật liệu Composite và GIC.

236 Đặc điểm mô bệnh học và phân tích biểu hiện gene BCL11A trong các phân nhóm phân tử của ung thư biểu mô tuyến vú / Nguyễn Phan Quỳnh Anh, Đặng Công Thuận, Nguyễn Phương Thảo Tiên // .- 2020 .- Số 4 .- Tr. 23-31 .- 610

Xác định các phân nhóm phân tử của ung thư vú bằng hóa mô miễn dịch và kỹ thuật lai tại chỗ, phân tích biểu hiện gen BCL11A trong các phân nhóm phân tử bằng RT-PCR và đánh giá mối liên quan giữa các phân nhóm phân tử với đặc điểm mô bệnh học. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, khối nến của 138 bệnh nhân UTV được nhuộm Hematoxylin và Eosin để chẩn đoán, phân loại mô bệnh học, nhuộm với các thụ thể hóa mô miễn dịch ER, PR, HER2, Ki67 và kỹ thuật lai tại chỗ gắn bạc hai màu (DISH) để phân nhóm phân tử. Trong đó, RNA của 20 mẫu được chiết xuất và biểu hiện bằng kỹ thuật RT-PCR. Kết quả: Có mối liên quan đáng kể giữa các phân nhóm phân tử ung thư biểu mô tuyến vú với loại mô học (p = 0,022) và độ mô học (p = 0,021). Gene BCL11A có mức biểu hiện thấp đáng kể trong tất cả các phân nhóm phân tử, đặc biệt là trong phân nhóm ba âm tính. Kết luận: Nghiên cứu này có thể giúp hiểu thêm các đặc điểm bệnh học và sự biểu hiện gen của các phân nhóm ung thư vú khác nhau, góp phần xác định thành công trong điều trị ung thư vú, đặc biệt là trong nhóm bộ ba âm tính.

237 Vai trò siêu âm và chọc hút kim nhỏ (FNA ) trong chẩn đoán trước phẫu thuật bệnh lý u tuyến giáp / Hoàng Hữu, Phùng Phướng, Nguyễn Thị Hồng Chuyên // Y dược học (Điện tử) .- 2020 .- Số 04 .- Tr. 32-37 .- 610

Đánh giá giá trị của siêu âm và FNA trong chẩn đoán trước phẫu thuật bệnh lý u tuyến giáp và đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của u tuyến giáp trước phẫu thuật. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 100 bệnh nhân bệnh lý u tuyến giáp có chỉ định phẫu thuật có đầy đủ siêu âm, FNA, chức năng giáp trước phẫu thuật và mô bệnh học sau phẫu thuật tại khoa Ung bướu, Bệnh viện Đại học Y Dược Huế từ 6/2017-6/2018. Kết quả: Siêu âm tuyến giáp theo phân loại TIRADS có độ nhạy Se: 80,6%, độ đặc hiệu Sp: 79,7%, độ chính xác Acc: 80%, trong đó đặc điểm vi vôi hóa trên siêu âm có độ nhạy 71% , độ đặc hiệu 95,7%, trong khi chọc hút tế bào bằng kim nhỏ có độ nhạy 58%, độ đặc hiệu 82,6%, độ chính xác 75%. Đặc điểm lâm sàng, tỷ lệ nữ : nam là 9:1, độ tuổi từ 15 - 45 gặp nhiều nhất, 81% biểu hiện lâm sàng thấy u, 15% không có triệu chứng lâm sàng, đa u chiếm 41%, u đặc 56%, tỷ lệ u > 3 cm 30%. Tỷ lệ bướu keo tuyến giáp 39%, u tuyến tuyến giáp 23%, ung thư 31%. Kết luận: Trong nghiên cứu này u tuyến giáp thường gặp ở nữ, tuổi lao động gặp nhiều nhất. Biểu hiện lâm sàng phần lớn sờ thấy u. Chẩn đoán trước phẫu thuật của siêu âm và chọc hút tế bào bằng kim nhỏ có nhiều ưu điểm riêng và đáng tin cậy. Do đó, phối hợp khám lâm sàng, siêu âm, FNA trong chẩn đoán bệnh lý u tuyến giáp trước phẫu thuật giúp cải thiện độ chính xác.

238 Ảnh hưởng của nhóm thế và vị trí nhóm thế lên hoạt tính chống oxy hóa của Aaptamine theo cơ chế HAT và SET / Cao Thị Cẩm Trang, Trương Đình Hiếu, Đào Duy Quang // Khoa học & Công nghệ Đại học Duy Tân .- 2020 .- Số 03(40) .- Tr. 26-33 .- 610

Hoạt tính chống oxy hóa của Aaptamine đã được nghiên cứu bằng phương pháp lý thuyết phiếm hàm mật độ thông qua hai cơ chế chống oxy hóa chính: cơ chế chuyển nguyên tử hydro (HAT), cơ chế chuyển điện tử (SET). Các thông số nhiệt động học đặc trưng bao gồm năng lượng phân ly liên kết (BDE), năng lượng ion hóa (IP) đã được tính toán ở mức lý thuyết M05-2X/6-311++G(d,p) trong nước. Ảnh hưởng của bản chất nhóm thế: ‒NH2; ‒H; ‒F; ‒CCl3; –CH3; –CF3;– Cl; –CN... và vị trí nhóm thế đến hoạt tính chống oxy hóa thông qua cơ chế HAT và SET cũng được khảo sát. Kết quả cho thấy các nhóm thế đẩy điện tử có tác dụng tốt đến giá trị BDE, đặc biệt là nhóm thế –NH2 làm cho phân tử dễ dàng tách nguyên tử H để tạo thành gốc tự do. Nhóm thế –NH2 tại vị trí C3 và C7 có ảnh hưởng tốt đến hoạt tính chống oxy hóa của Aaptamine, nó làm giảm đáng kể giá trị BDE, IP. Các kết quả thu được có thể cung cấp thêm thông tin cho việc tổng hợp hợp chất hữu cơ chống oxy hóa mới.

239 Phân tích và khai thác dữ liệu các gene mã hóa cho Polysaccharide monooxygenases và các gene liên quan trong quá trình hình thành thể bám của nấm gây bệnh đạo ôn Magnaporthe oryzae / // Khoa học & Công nghệ Đại học Duy Tân .- 2020 .- Số 3(40) .- Tr. 34-41 .- 610

Nấm gây bệnh đạo ôn Magnaporthe oryzae là một trong những tác nhân gây bệnh nghiêm trọng ảnh hưởng tới các vụ lúa trên toàn thế giới. Để xâm nhiễm vào vật chủ, M. oryzae hình thành một cấu trúc xâm nhiễm đặc biệt được gọi là thể bám. Trong bài viết này, chúng tôi cung cấp một số dữ liệu phân tử về cơ chế xâm nhiễm tiềm năng của M. oryzae dựa trên việc phân tích và khai thác dữ liệu biểu hiện của các gen mã hóa cho enzyme polysaccharide monooxygenases (PMO) và các gen liên quan tới quá trình hình thành thể bám.

240 Ảnh hưởng của nhóm thế và vị trí nhóm thế lên hoạt tính chống oxy hóa theo cơ chế HAT của tetrahydroxy-xanthone / Phan Thị Thu Trang, Nguyễn Thị Lê Anh, Đào Duy Quang // Khoa học & Công nghệ Đại học Duy Tân .- 2020 .- Số 3(40) .- Tr. 42-47 .- 610

Khả năng chống oxy hóa của các dẫn xuất tetrahydroxy-xanthone có trong chiết xuất cây tai chua (Garcinia cowa) đã được khảo sát bằng phương pháp lý thuyết phiếm hàm mật độ (DFT). Tất cả các tính toán được thực hiện ở mức lý thuyết M05-2X/6-31+G(d,p) trong pha khí. Năng lượng phân ly liên kết (BDE) đặc trưng cho cơ chế chống oxy hóa HAT (chuyển nguyên tử H) đã được tính toán. Sự ảnh hưởng của nhóm thế: –F, –Cl, –CH3, –OCH3, –NH2, –CF3, –CN, –NO2 và vị trí nhóm thế đến hoạt tính chống oxy hóa thông qua cơ chế HAT đã được khảo sát. Kết quả cho thấy dẫn xuất chứa các nhóm thế đẩy điện tử (đặc biệt là nhóm –NH2) có giá trị BDE thấp hơn so với các nhóm thế hút điện tử. Tất cả các nhóm thế gắn tại vị trí R1 có ảnh hưởng tốt đến hoạt tính chống oxy hóa của hợp chất nghiên cứu khi làm giảm đáng kể giá trị BDE khoảng 10-17 kcal/mol.