CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Dược

  • Duyệt theo:
181 Tác dụng điều trị của phương pháp đầu châm kết hợp cận tam châm trên bệnh nhân liệt nửa người do nhồi máu não sau giai đoạn cấp / Ngô Văn Thư, Dương Trọng Nghĩa, Trần Thị Thu Trang // Nghiên cứu Y dược học cổ truyền Việt Nam .- 2021 .- Số 68 .- Tr. 80-92 .- 610

Phân tích tác dụng điều trị của phương pháp đầu châm kết hợp cận tam châm trên bệnh nhân liệt nửa người do nhồi máu não sau giai đoạn cấp. Việc kết hợp đầu châm với cận tam châm đều có chung đặc điểm là sử dụng dòng điện kích thích vào các vị trí huyệt trong điều trị đem lại tác dụng toàn thân và tại chỗ. Khi dòng điện tác động vào hệ thống cơ vân và các khớp chi, những luồng xung động thần kinh sẽ không ngừng được dẫn truyền vào tủy sống, từ đó dẫn truyền qua bó tủy lên hành não và vỏ não. Khi vùng vỏ não chi phối chức năng vận động được kích thích, đồng thời cung phản xạ vận động, cảm giác của bệnh nhân được tái thiết lập sẽ làm tăng khả năng phục hồi chức năng vận động cho bệnh nhân.

182 Đánh giá độc tính và bán trường diễn của cao trị gút trên thực nghiệm / Nguyễn Thị Thu Hằng, Vũ Nam, Trần Thị Thanh Loan // Nghiên cứu Y dược học cổ truyền Việt Nam .- 2021 .- Số 69 .- Tr. 1-13 .- 610

Trình bày đánh giá độc tính và bán trường diễn của cao trị gút trên thực nghiệm. Bệnh gút là bệnh có biểu hiện ở khớp thường gặp do rối loạn chuyển hóa các nhân purin, có đặc điểm chính là tăng acid uric (AU) máu. Khi acid uric bị bão hòa ở dịch ngoại bào, sẽ gây lắng đọng các tinh thể monosodium urat (MSU) ở các mô hoặc dịch khớp. Trên lâm sàng, phác đồ thuốc điều trị cơn gút cấp theo y học cổ truyền gồm chủ yếu là các thuốc chống viêm, giảm đau. Các thuốc này dùng kéo dài sẽ gây nhiều tác dụng phụ về đường tiêu hóa và ảnh hưởng đến tuyến nhượng thận. Kinh nghiệm điều trị cho thấy sản phẩm thuốc này có hiệu quả tốt trong việc cải thiện các triệu chứng của bệnh.

183 Đánh giá tác dụng của bài thuốc “Bổ âm ích khí tiễn” trên bệnh nhân hạ trĩ thể khí huyết hư / Đỗ Thị Thanh Hương, Nguyễn Thị Thanh Tú // Nghiên cứu Y dược học cổ truyền Việt Nam .- 2021 .- Số 69 .- Tr. 14-25 .- 610

Phân tích đánh giá tác dụng của bài thuốc “Bổ âm ích khí tiễn” trên bệnh nhân hạ trĩ thể khí huyết hư. Bệnh trĩ là một bệnh thường gặp trong các bệnh lý vùng hậu môn trực tràng. Bệnh nhân hạ trĩ thể khí huyết hư do chính khí của cơ thể đã suy kém nên cần có thời gian điều trị dài hơn. Khác với những bệnh nhân thuộc thực chứng, mặc dù bệnh diễn biến cấp tính nhưng chính khí của cơ thể còn chưa suy kém nên khả năng phục hồi nhanh hơn. Bài thuốc Bổ âm ích khí tiễn có tác dụng cầm máu, thu nhỏ độ trĩ và giảm triệu chứng táo bón.

184 Đánh giá tác dụng của cao lỏng Tứ quân trên bệnh nhân hư lao thể tỳ khí hư / Trần Mai Anh, Nguyễn Thị Thu Hà, Hoàng Minh Chung, Nguyễn Kim Ngọc // Nghiên cứu Y dược học cổ truyền Việt Nam .- 2021 .- Số 68 .- Tr. 46-54 .- 610

Trình bày tác dụng của cao lỏng Tứ quân trên bệnh nhân hư lao thể tỳ khí hư. Chứng hư lao trong y học cổ truyền là chứng bệnh gặp ở những người sức khỏe suy yếu do bẩm sinh, do dinh dưỡng kém, do mắc các bệnh mạn tính hoặc ở thời kỳ hồi phục sau mắc các bệnh cấp tính nặng. Về dùng thuốc điều trị hư lao cần tùy theo nguyên nhân mà dùng các phương thuốc ích khí, dưỡng huyết, tư âm, ôn dương. Cao lỏng Tứ quân có tác dụng làm tăng các chỉ số: cân nặng, BMI, điểm SF-36, albumin, protein toàn phần, prealbumin trên bệnh nhân hư lao thể tùy khí hư sau 60 ngày điều trị.

185 Mở cánh cửa ra thế giới cho dầu mù u của Việt Nam / // .- 2021 .- Số 12(753) .- Tr. 44-45 .- 610

Phân tích thành phần hóa học của dầu mù u, khẳng định được các công dụng chính của dầu là, làm ẩm da, mềm da, tái tạo tế bào mới, kháng khuẩn kháng viêm, giảm đau, làm lành vết thương, đặc biệt dầu mù u rất tốt cho việc phục hồi da sau chấn thương. Đây cũng là nguyên liệu mỹ phẩm đầu tiên tại Việt Nam đăng ký thành công Tiêu chuẩn COSMOS. Việc đầu tư một cách hoàn chỉnh từ nghiên cứu công nghệ sản xuất, tới đăng ký tiêu chuẩn quốc tế để rộng đường cho việc thương mại hóa và xuất khẩu sản phẩm như những gì nhóm nghiên cứu đang làm sẽ mang lại lợi ích đa chiều: tạo cơ hội xuất khẩu cho các sản phẩm dược liệu của Việt Nam, khuyến khích nghiên cứu và đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp, gắn kết và mang lại lợi ích kinh tế cho các bên liên quan trong chuỗi giá trị của sản phẩm (nông dân, thương nhân, nhà nghiên cứu, doanh nghiệp).

186 Các hợp chất thiên nhiên từ cây thuốc có tiềm năng chống lại virus SARS-CoV-2 / TS. Phùng Tuấn Giang // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2021 .- Số 12(753) .- Tr. 48-50 .- 610

Phân tích các hợp chất thiên nhiên từ cây thuốc có tiềm năng chống lại virus SARS-CoV-2. Từ xưa đến nay, cây thuốc luôn giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của con người cũng như kiểm soát các bệnh truyền nhiễm, trong đó có COVID-19. Song song với ứng dụng cây thuốc, bài thuốc y học cổ truyền trong điều trị dịch bệnh này, các nhà khoa học đã tìm kiếm và phân lập được nhiều hợp chất thiên nhiên từ cây thuốc có khả năng chống lại virus SARS-CoV-2 đang gây đại dịch trên toàn thế giới. Mặc dù mới chỉ là nghiên cứu in vitro nhưng các kết quả này có ý nghĩa quan trọng trong việc hướng tới phát triển các loại thuốc có nguồn gốc từ thực vật có khả năng chống lại virus này trong tương lai.

187 Hiện trạng sử dụng và tác hại của kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản / Nguyễn Trung Hiếu, Lê Thị Thùy Trang // .- 2021 .- Số 12(753) .- Tr. 54-56 .- 610

Trình bày hiện trạng sử dụng và tác hại của kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản. Kháng sinh được sử dụng khá phổ biến trong nuôi trồng thủy sản (NTTS) để điều trị và phòng tránh dịch bệnh. Tuy nhiên, các tác hại do kháng sinh gây ra trên đối tượng thủy sản chưa được các nhà sản xuất đánh giá cụ thể, cùng với đó, việc quản lý kháng sinh còn lỏng lẻo đã dẫn đến việc lạm dụng thuốc quá mức trong NTTS. Việc sử dụng kháng sinh không đúng cách và buông lỏng kiểm soát sẽ làm giảm chất lượng sản phẩm vật nuôi, tăng dư lượng kháng sinh gây biến đổi môi trường sinh thái, tăng tính đề kháng kháng sinh trên vi sinh vật gây bệnh ở động vật và người.

188 Nghiên cứu bổ sung whey protein để cải thiện chất lượng xúc xích nhũ tương / Phan Thanh Tâm, Houangsa Honglikith // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2021 .- Số 8(Tập 63) .- Tr. 60-64 .- 570

Trình bày nghiên cứu bổ sung whey protein để cải thiện chất lượng xúc xích nhũ tương. Xúc xích nhũ tương (emulsion sausahes) là một trong các nhóm sản phẩm thịt rất phổ biến trên thế giới bởi hương vị thơm ngon, giá trị dinh dưỡng và đặc biệt bởi cấu trúc giòn, đàn hồi rất hấp dẫn. Chất lượng xúc xích nhũ tương được quyết định bởi rất nhiều yếu tố, và nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định ảnh hưởng của việc bổ sung whey protein đến chất lượng của xúc xích nhũ tương nhằm cải thiện cấu trúc, màu sắc, độ bền vững, đồng thời đưa ra các thông số công nghệ (chế độ gia nhiệt, bảo quản) phù hợp.

189 Nghiên cứu hình thái hạt phấn của họ Nhài (Oleaceae Hoffmanns. & Link) ở Việt Nam / Bùi Hồng Quang // .- 2021 .- Số 8(Tập 63) .- Tr. 19-24 .- 570

Trình bày nghiên cứu hình thái hạt phấn của họ Nhài (Oleaceae Hoffmanns. & Link) ở Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng kính hiển vi điện tử quét và kính hiển vi quang học để nghiên cứu hạt phấn các loài thuộc họ Nhài (Oleaceae) phân bố ở Việt Nam, bao gồm 23 loài thuộc 6 chi. Hạt phấn các loài thuộc họ Nhài ở Việt Nam thuộc loại đẳng cực, đối xứng tia, 3 rãnh, kích thước nhỏ, với 2 loại hình dạng là dạng hơi dài (Jasminum và Olea) và dạng hình cầu dài (Jasminum, Fraxinus, Ligustrum, Osmanthus và Chengiodendron). Bề mặt hạt phấn của đa số các loài là dạng mạng lưới. Đây là các đặc điểm hình thái quan trọng để phân loại họ Nhài qua hình thái hạt phấn.

190 Đánh giá khả năng phân loại của hai chỉ thị rbcL và trnL với một số mẫu Bách bộ (Stemonaceae) thu tại phía Bắc Việt Nam / // .- 2021 .- Số 8(Tập 63) .- Tr. 25-29 .- 570

Phân tích, đánh giá khả năng phân loại của hai chỉ thị rbcL và trnL với một số mẫu Bách bộ (Stemonaceae) thu tại phía Bắc Việt Nam. Bách bộ là cây thuốc quý thuộc họ Bách bộ (Stemonacear), có tính ứng dụng cao trong đời sống. Các chiết xuất từ lá hay rễ của loài cây này chứa nhiều chất sinh học, có nhiều giá trị về mặ dược lý nên có giá trị kinh tế. Tuy nhiên, việc nghiên cứu, đánh giá và phân loại dựa trên chỉ thị DNA cho Bách bộ ở Việt Nam vẫn chưa được tiến hành nhiều. Ở nghiên cứu này, các tác giả thực hiện phân tích hai chỉ thị mã vạch DNA (DNA barcode) gồm rbcL và trnL để có những đánh giá ở mức độ phân tử cho 4 mẫu Bách bộ thu được từ vùng núi miền Bắc Việt Nam, đồng thời so sánh với các trình tự tương đồng trong họ Bách bộ đã được công bố trên Ngân hàng gen quốc tế (GenBank).