CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Dược

  • Duyệt theo:
201 Về việc thay đổi di chúc đã lập / Phan Thị Tuyết // .- 2021 .- Số 5 .- Tr.57 - 58. .- 346

Ông N.X.M và bà N.T.L kết hôn và có 5 người con chung. Tài sản hai ông bà tạo lập là khối nhà, đất 86m2. Năm 2016, bà N.T.L qua đời không để lại di chúc. Nhà, đất vẫn do ông M. quản lý toàn bộ chưa làm thủ tục phân chia di sản thừa kế. Tháng 5/2017, ông N.X.M lập di chúc tại phòng công chứng có nội dung định đoạt 1/2 khối tài sản kể trên (phần thuộc quyền sở hữu và sử dụng hợp pháp của ông), sau khi ông qua đời sẽ cho con trai út. Việc lập di chúc do con trai út ông M. tự đưa bố đến phòng công chứng không cho các anh chị biết. Bản di chúc lập xong con trai út ông M. giữ không đưa cho ông M. Sau khi có bản di chúc trong tay, con trai út ông M. mặc nhiên cho rằng phần tài sản coi như thuộc về mình nên bắt đầu thay đổi thái độ ứng xử, không hiếu kính chăm sóc bố như trước, coi thường các anh chị, không quan tâm đến công việc chung trong gia đình. Thái độ ngang ngược của con trai út khiến ông M. suy nghĩ rất nhiều và cho rằng cách cư xử thiên vị của mình khiến các con bất hòa. Ông M. muốn thay đổi di chúc đã lập năm 2017, theo đó 1/2 khối tài sản ông không cho một mình con trai út nữa mà sẽ chia đều năm phần bằng nhau cho cả 5 người con. Khó khăn là anh con trai út luôn tránh mặt bố và các anh chị. Anh này giấu bản di chúc không đưa ra dù ông M. đã yêu cầu, nên ông M. vô cùng hoang mang. Ông không biết di chúc đã lập tại phòng công chứng có thể sửa lại nội dung theo mong muốn của ông nữa hay không?.

202 Máy khử khuẩn thang máy Airtech : giải pháp phòng dịch Covid-19 hiệu quả / Ngô Ngọc Huy, Đoàn Hữu Đạt, Vương Hải Yến, Trần Văn Đức, Phạm Ngọc Hiếu, Vương Quang Hưng // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2021 .- Số 11(752) .- Tr. 43-44 .- 610

Máy khử khuẩn thang máy Airtech: Giải pháp phòng dịch Covid-19 hiệu quả/ Ngô Ngọc Huy, Đoàn Hữu Đạt, Vương Hải Yến, Trần Văn Đức, Phạm Ngọc Hiếu, Vương Quang Hưng// Tạp chí khoa học công nghệ Việt Nam A .- 2021 .- Số 11(752).- Tr. 43-44. Nội dung: Trình bày ứng dụng máy khử khuẩn thang máy Airtech, một giải pháp để phòng dịch hiệu quả. Trong đại dịch Covid-19, nguy cơ lây nhiễm chéo ở những nơi có không gian kín, chật hẹp như thang máy tại các công ty, tòa nhà văn phòng là rất lớn. Để góp phần hạn chế tối đa nguy cơ này, với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực thiết kế, lắp đặt và thi công phòng sạch, sản xuất thiết bị phòng sạch, các loại lọc và thiết bị cơ khí, Công ty Cổ phần Airtech Thế Long đã nghiên cứu sản xuất thành công máy khử khuẩn lắp đặt trong thang máy với nhiều ưu điểm vượt trội: gọn, nhẹ, dễ lắp đặt, sử dụng, đặc biệt là không khí được lọc sạch và khử khuẩn hoàn toàn, đảm bảo an toàn cho người sử dụng, tránh được nguy cơ lây lan dịch bệnh, đặc biệt là khi đại dịch Covid-19 vẫn đang hoành hành.

203 Tiềm năng và ứng dụng Berberine trong phòng chống Covid-19 / Lê Thị Bích Phượng, Ngô Võ Kế Thành, Phan Văn Tiến // .- 2021 .- Số 11(752) .- Tr. 49-52 .- 610

Phân tích tiềm năng và ứng dụng Berberine (BBr) trong phòng chống dịch Covid-19. BBr – một alkaloid có nguồn gốc từ thực vật được đánh giá là một ứng cử viên tiềm năng trong việc ngăn chặn sự lây lan và nhân lên của virut SARS-CoV-2. BBr giữ vai trò là chất đối kháng cạnh tranh của SARS-CoV-2 với thụ thể ACE2 trên tế bào vật chủ. Bên cạnh đó, với hoạt tính kháng viêm và kháng virut, BBr hỗ trợ thải loại virut và bảo vệ mô phổi trước những tổn thương gây ra bởi đáp ứng miễn dịch quá mức ở bệnh nhân Covid-19…, mở ra một hướng mới về áp dụng dược liệu BBr trong phòng chống đại dịch này.

204 Công nghệ đông khô và triển vọng đơn giản hóa quy trình bảo quản vắc-xin / Đặng Xuân Thắng, Phạm Đức Hùng // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2021 .- Số 11(752) .- Tr. 59-61 .- 610

Trình bày công nghệ đông khô và triển vọng đơn giản hóa quy trình bảo quản vắc-xin. Trong thời kỳ đại dịch như hiện nay, vắc-xin vẫn được xem là giải pháp chính để đối phó. Mặc dù vậy, bài toán thúc đẩy phân phối tiêm chủng nhanh chóng cho người dân vẫn chưa được giải quyết ổn thỏa. Một trong số các nguyên nhân đó đến từ yêu cầu nghiêm ngặt trong quy trình bảo quản với nhiệt độ âm sâu (đòi hỏi nhiều chi phí hậu cần và thiết bị) của hầu hết các loại vắc-xin phòng ngừa Covid-19 hiện nay. Công nghệ đông khô đang được triển khai nhằm biến đổi vắc-xin từ dạng lỏng sang dạng bột khô, qua đó giúp vắc-xin có thể bảo quản ở nhiệt độ cao hơn sẽ là triển vọng cho việc giải quyết khó khăn trên.

205 Thành phần hóa học và hoạt tính in vitro kháng nấm Colletotrichum spp. gây bệnh thán thư trên cây trồng của dầu nghệ (Curcuma longa L.) / Lê Tùng Sơn, Trần Văn Tiến // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2021 .- Số 6(Tập 63) .- Tr. 6-10 .- 610

Phân tích thành phần hóa học và hoạt tính in vitro kháng nấm Colletotrichum spp. Gây bệnh thán thư trên cây trồng của dầu nghệ (Curcuma longa L.) nhằm thu nhận một phần lượng dầu nghệ từ phụ phẩm này và khảo sát hoạt tính kháng nấm hại cây trồng. Qúa trình sản xuất curcumin sản sinh ra lượng lớn sản phẩm phụ là nhựa dầu nghệ ở dạng keo, gây ô nhiễm môi trường. Dầu nghệ thu được bằng phương pháp chiết phân bố với n-hexan của phần nhựa dầu nghệ thu từ củ nghệ vàng thể hiện hoạt tính mạnh đối với các chủng nấm gây bệnh thán thư trên cây vải. Các thành phần dễ bay hơi của dầu nghệ đã được xác định bằng phương pháp sắc ký khí nối ghép khối phổ (GC-MS).

206 Đánh giá độ nhạy các thông số và hiệu chỉnh mô hình DNDC phục vụ tính toán phát thải khí nhà kính từ hoạt động canh tác lúa nước / Bùi Thị Thu Trang, Chu Sỹ Huân, Mai Văn Trịnh, Đinh Thái Hưng // .- 2021 .- Số 6(Tập 63) .- Tr. 11-17 .- 363

Trình bày kết quả đánh giá độ nhạy thông số của mô hình DNDC (Denitrification – Decomposition: Phân hủy – Phân nitrat) khi tính toán phát thải khí nhà kính (KNK) từ hoạt động canh tác lúa nước vùng Đồng bằng sông Hồng trên 4 loại đất: phù sa, đất mặn, đất phèn, đất xám. Mô hình DNDC là mô hình sinh địa hóa mô tả các quá trình hóa học đất trong điều kiện biến đổi các yếu tố sinh học và môi trường tự nhiên (nhiệt độ, lượng mưa…) ảnh hưởng đến quá trình hình thành và giải phóng KNK từ đất vào khí quyển. Mô hình được xây dựng với cấu trúc chi tiết, có độ phân giải theo thời gian.

207 Phát triển hệ kính hiển vi huỳnh quang siêu phân giải ứng dụng trong nghiên cứu vi-rút / Nguyễn Trọng Nghĩa, Nguyễn Thị Bích Ngọc, Trần Hồng Nhung, Nguyễn Đức Toàn // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2021 .- Số 11(Tập 63) .- Tr. 6-11 .- 610

Trình bày phát triển hệ kính hiển vi (KHV) huỳnh quang siêu phân giải ứng dụng trong nghiên cứu vi-rút. Kính hiển vi huỳnh quang siêu phân giải là hệ kính ưu việt nhờ kết hợp tính năng chụp ảnh huỳnh quang với khả năng quan sát các mẫu sinh học vượt qua được giới hạn nhiễu xã của KHV quang học. Hệ kính này giúp quan sát được mẫu sống với độ chính xác và độ phân giải cao. Sự thuận tiện của kỹ thuật chuẩn bị mẫu và chụp được hình ảnh vi-rút sốt xuất huyết (SXH) Dengue nói riêng, các loại vi-rút nói chung bằng KHV huỳnh quang siêu phân giải với độ chính xác và độ phân giải cao sẽ đóng góp cho nghiên cứu, đào tạo và giảng dạy về vi-rút học.

208 Nghiên cứu thực nghiệm tinh chế tinh dầu hồi trên tháp chưng luyện chân không gián đoạn / Nguyễn Thị Thảo, Đỗ Xuân Trường // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2021 .- Số 11(Tập 63) .- Tr. 34-39 .- 610

Trình bày nghiên cứu thực nghiệm tinh chế tinh dầu hồi trên tháp chưng luyện chân không gián đoạn, kết quả nghiên cứu thực nghiệm là rất hữu ích cho tính toán, thiết kế, chế tạo và vận hành hệ thống tinh chế tinh dầu hồi quy mô công nghiệp. Việt Nam là một trong những nước có sản lượng hồi thu hoạch hàng năm lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, các sản phẩm từ hồi của chúng ta hiện nay chủ yếu ở dạng quả hồi sấy khô và tinh dầu thô có giá trị kinh tế thấp. Thành phần chính của tinh dầu hồi thô là trans-anethole cần được tinh chế để sản xuất các sản phẩm có giá trị cao hơn. Nghiên cứu này tập trung vào xây dựng hệ thống thực nghiệm để tinh chế tinh dầu hồi bằng tháp chưng luyện gián đoạn loại đệm làm việc ở áp suất chân không. Các sản phẩm thu được trong quá trình tinh chế được phân tích bằng phương pháp sắc ký khí ghép khối phổ (GC-MS). Kết quả phân tích được dùng để đánh giá khả năng tách các tạp chất dễ bay hơi trong hỗn hợp tinh dầu hồi thô.

209 Vắc-xin mRNA và DNA : cuộc đua trong bối cảnh đại dịch Covid-19 / Trần Thụy Hương Quỳnh // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2021 .- Số 11(752) .- Tr. 17-19 .- 610

Phân tích, so sánh điểm mạnh/yếu của hai loại vắc-xin mRNA và DNA trong bối cảnh đại dịch Covid-19. Nhìn chung, công nghệ vắc-xin mRNA và DNA tiết kiệm và hiệu quả hơn phương pháp vắc xin truyền thống dựa vào vi-rút bất hoạt hoặc vi-rút giảm độc lực, tốc độ nghiên cứu và sản xuất nhanh. Bên cạnh đó, vắc-xin mRNA và DNA chỉ mã hóa vật liệu di truyền, không chứa những loại protein có thể gây hại hoặc không phù hợp với sự hình thành miễn dịch. Tuy nhiên, để có thể nói chính xác tiềm năng của hai loại vắc-xin này có bền vững hay không, và nguy cơ lâu dài có thực sự thấp hơn so với vắc-xin truyền thống hay không, vẫn còn là những câu hỏi cần có thêm nhiều nghiên cứu đánh giá hơn trong tương lai.

210 Vắc xin mRNA : cuộc cách mạng mới chỉ bắt đầu / Trần Trung Thành // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2021 .- Số 7(748) .- Tr. 44-46 .- 610

Phân tích vắc xin mRNA trong thời kỳ đại dịch Covid-19, sự ra đời của nhiều loại vắc xin làm thay đổi cuộc chơi, đặc biệt là vắc xin mRNA – công nghệ hiện đang được các nhà khoa học đánh giá là tạo nên cuộc cách mạng trong nghiên cứu chế tạo vắc xin. Đa số vắc xin chúng ta sử dụng từ trước đến nay vẫn được tạo ra dựa trên các mầm bênh đã được làm suy yếu, giảm độc tính hoặc làm bất hoạt dưới tác động của nhiệt và hóa chất. Trong khi đó cơ chế hoạt động của vắc xin mRNA lại hoàn toàn khác. Thay vì dùng mầm bệnh giảm độc tính hoặc bị xử lý bất hoạt để “huấn luyện” cơ thể ngăn chặn sự lây nhiễm như các loại vắc xin truyền thống, các nhà nghiên cứu đã sử dụng phân tử mRNA đã được thay đổi mã di truyền thay vì mầm bệnh. Sau khi được đưa vào cơ thể, các mRNA này sẽ “dạy” hay “hướng dẫn” các tế bào của chúng ta tạo ra một protein hoặc một mảnh protein giống của các tác nhân gây bệnh. Cụ thể đối với vi rút SARS-CoV-2 là các protein dạng “gai”. Khi thấy cơ thể xuất hiện nhiều protein gai lạ, hệ miễn dịch sẽ được kích hoạt nhằm tiêu diệt các protein này. Quá trình đó sẽ tạo ra kháng thể để bảo vệ chúng ta không bị nhiễm vi rút SARS-CoV-2 thực sự trong tương lai.