CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Dược

  • Duyệt theo:
1121 Ứng dụng nhựa trao đổi ion trong phân lập acid shikimic từ đại hồi (Illicium verum Hook.f) / Đỗ Thị Loan, Nguyễn Văn Huân, Nguyễn Thị Khuyên, Nguyễn Thị Thảo My // Dược học .- 2016 .- Số 7 (483) .- Tr. 25 – 29 .- 570

Công bố kết quả khảo sát hiệu quả của một số loại nhựa trao đổi anion có sẵn ở thị trường Việt Nam trong phân lập acid shikimic từ đại hồi.

1122 Nghiên cứu tổng hợp kháng sinh gatifloxacin / Nguyễn Anh Dũng, Hồ Đức Cường, Văn Thị Mỹ Huệ,… // Dược học .- 2016 .- Số 7 (483) .- Tr. 21 – 24 .- 615

Mô tả phương pháp tổng hợp gatifloxacin thông qua phức chất difluoroborat và phức chất diacetoxyborat, qua đó so sánh để tìm ra quy trình có hiệu suất cao, thích ứng việc tổng hợp gatifloxacin ở quy mô lớn.

1123 Nghiên cứu xác định bộ dịch chuyển Raman cơ bản của sildenafil, ibuprofen và lamivudin để sàng lọc nhanh thuốc giả / Đặng Thị Ngọc Lan, Đoàn Cao Sơn, Thái Nguyễn Hùng Thu // Dược học .- 2016 .- Số 7 (483) .- Tr. 16 – 20 .- 615

Phương pháp phổ Raman đã bắt đầu được triển khai ở Việt Nam, cho thấy khả năng ứng dụng lớn trong việc sàng lọc thuốc giả. Để xây dựng thư viện phổ chuẩn, nhằm phục vụ cho công tác phân tích phát hiện thuốc giả tại Việt Nam, sidenafil, ibuprofen và lamivudin là các hoạt chất được tiếp tục triển khai, nghiên cứu.

1124 Tổng hợp một số dẫn chất 1,3,4-oxadiazol-2-amin và 1,3,4-thiadiazol-2-amin / Trương Ngọc Uyền, Phạm Cảnh Em, Nguyễn Thị Phương Nhung // Dược học .- 2016 .- Số 8 (484) .- Tr. 35 – 39 .- 615

Tổng hợp các dẫn chất 1,3,4-oxadiazol-2-amin và 1,3,4-thiadiazol-2-amin, các dẫn chất này sẽ được tiếp tục thủ nghiệm trên hoạt tính chống ung thư và một số hoạt tính sinh học khác.

1125 Xây dựng phương pháp định lượng ecdysteron trong ngưu tất (Radix Achyranthis bidentatae) / Phạm Văn Hiển, Văn Khắc Tuyên, Lê Ngọc Thắng, Vũ Bình Dương // Dược học .- 2016 .- Số 8 (484) .- Tr. 58 – 62 .- 615

Nghiên cứu nhằm xây dựng phương pháp định lượng ecdysteron trong ngưu tất, góp phần tạo cơ sở khoa học hỗ trợ công tác quản lý và đánh giá chất lượng dược liệu này.

1126 Một số saponin phân lập từ củ cây tam thất (Panax notoginseng (Burk.) F. H. Chen) trồng ở huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai / Vũ Đức Lợi, Nguyễn Hữu Tùng, Nguyễn Thanh Hải,… // Dược học .- 2016 .- Số 8 (484) .- Tr. 53 – 58 .- 615

Tiến hành chiết xuất, phân lập và xác định cấu trúc một số sapoin chính từ củ tam thất trồng ở huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai nhằm góp phần cung cấp dữ liệu về cây tam thất, phân biệt tam thất với một số dược liệu khác có hình dạng rất giống tam thất đồng thời ứng dụng trong kiểm nghiệm dược liệu tam thất và các sản phẩm từ tam thất.

1128 Nghiên cứu đa hình di truyền tập đoàn các giống rau sam (Portulaca oleracea L.) có ở Việt Nam bằng kỹ thuật RAPD / Nguyễn Thị Ngọc Trâm, Đặng Trọng Lương, Trần Khang // Dược học .- 2016 .- Số 8 (484) .- Tr. 40 – 44 .- 615

Để phát triển vùng trồng rau sam ổn định về hoạt tính sinh học tại Long Thành – Đồng Nai làm nguyên liệu sản xuất thuốc điều trị bệnh trĩ, nghiên cứu đã thu thập các mẫu rau sam có ở Việt Nam và nghiên cứu gen (AND). Từ đó, chọn được đúng loài rau sam có tên khoa học Portulaca oleracea L. thuộc họ rau sam (Portulacaceae), thích hợp với thổ nhưỡng, khí hậu của miền Đông Nam bộ và phục vụ cho việc kiểm soát dược liệu trong quá trình sản xuất thuốc.

1129 Thành phần hóa học của cao SP3 chiết xuất từ cây hoa ngũ sắc (Ageratum conyzoides L.) / Vũ Văn Tuấn, Nguyễn Thị Phương, Phương Thiện Thương // Dược học .- 2016 .- Số 8 (484) .- Tr. 30 – 32, 39 .- 615

Tiến hành phân lập chất đối chiếu từ bột bán thành phẩm SP3 là cần thiết để làm cơ sở cho việc nâng cấp tiêu chuẩn phục vụ việc kiểm tra, đánh giá góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm thuốc xịt mũi Agerhinin của Viện Dược liệu.

1130 Khảo sát tác dụng làm lành vết thương bỏng của chế phẩm nano dầu mù u – curcumi trên thỏ thử nghiệm / Huỳnh Công Thắng, Trương Công Trị, Huỳnh Thị Ngọc Trinh // Dược học .- 2016 .- Số 8 (484) .- Tr. 6 – 10 .- 615

Nghiên cứu này nhằm khẳng định tác dụng làm lành vết thương bỏng của chế phẩm nano dầu mù u – curcumin qua mô phỏng tổn thương bỏng độ III ở thỏ thực nghiệm, làm cơ sở khoa học cho việc phát triển chế phẩm mới có hiệu quả cao trong điều trị bỏng cho bệnh nhân.