CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Học Tự Nhiên
111 Sản xuất cây Dâu tây (Fragaria x ananassa) in vitro trong hệ thống nuôi cấy quy mô lớn có bổ sung nano bạc / Trần Thị Thương, Hoàng Thanh Tùng, Hoàng Đắc Khải, Vũ Thị Hiền, Vũ Quốc Luận, Đỗ Mạnh Cường, Nguyễn Bá Nam, Nguyễn Hoài Châu, Bùi Văn Thế Vinh, Dương Tấn Nhựt // Công nghệ Sinh học .- 2021 .- Số 3(Tập 19) .- Tr. 481-493 .- 572
Nhằm đánh giá khả năng sinh trưởng của cây Dâu tây ở gia đoạn ra rễ trên môi trường nuôi cấy có bổ sung nano bạc (AgNPs) cũng như sự biến động của khí ethylene trong bình nuôi cấy. Ngoài ra, các hệ thống nuôi cấy khác nhau lần đầu tiên được sử dụng để sản xuất cây Dâu tây ở quy mô lớn. Vi nhân giống cây Dâu tây là phương pháp tối ưu nhằm sản xuất cây giống sạch bệnh, đồng nhất với số lượng lớn nhưng bên cạnh đó lại có những hạn chế nhất định như: cây bị mọng nước, thân giòn, dễ gãy, lá úa vàng, biến dạng cong hoặc xoăn, cây sinh trưởng phát triển chậm, tỷ lệ sống sót thấp,… Hiện nay, công nghệ nano là một lĩnh vực mới mang lại nhiều hứa hẹn với những ứng dụng to lớn trong rất nhiều lĩnh vực như: y tế, công nghệ thông tinm năng lượng, điện tử, …
112 Tạo rễ bất định trực tiếp từ mô lá cây ngũ bì chân chim (Schefflera octophylla (Lour). Harms) nuôi cấy in vitro / Huỳnh Thị Lũy, Nguyễn Hữu Hỗ, Bùi Văn Lệ // Công nghệ Sinh học .- 2021 .- Số 3(Tập 19) .- Tr. 495-507 .- 572
Phân tích việc tạo rễ bất định trực tiếp từ mô lá cây ngũ bì chân chim (Schefflera octophylla (Lour). Harms) nuôi cấy in vitro. Ngũ bì chân chim (Schefflera octophylla (Lour). Harms) là loài thực vật quý thuộc họ Ngũ gia bì/Nhân sâm (Ariliaceae). Tất cả bộ phận của cây trong tự nhiên đều được sử dụng tạo sản phẩm phục vụ sức khỏe con người. Trong nuôi cấy mô cây dược liệu, tạo và nhân rễ bất định Schefflera octophylla nhằm thu sinh khối đã và đang nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu là tiền đề cho các nghiên cứu tiếp theo về nhân rễ và sản xuất các hợp chất thứ cấp.
113 Đánh giá ảnh hưởng của một số kim loại và hóa chất đến hoạt tính của endoglucanse GH5 được khai thác từ dữ liệu DNA Metagenome vi khuẩn dạ cỏ dê / Nguyễn Khánh Hoàng Việt, Hà Thị Thúy Hoa, Trương Nam Hải, Đỗ Thị Huyền // Công nghệ Sinh học .- 2021 .- Số 3(Tập 19) .- Tr. 509-517 .- 572
Phân tích, đánh giá ảnh hưởng của một số kim loại và hóa chất đến hoạt tính của endoglucanse GH5 được khai thác từ dữ liệu DNA Metagenome vi khuẩn dạ cỏ dê. Gen mã hóa cho endoglucanase GH5 được khai thác từ dữ liệu DNA metagenome vi khuẩn dạ cỏ dê Việt Nam có cấu trúc module, gồm vùng xúc tác cellulase, module Fn3 và module X. Enzyme tái tổ hợp đã được biểu hiện thành công trong E. coli và đã được tinh chế. Đánh giá ảnh hưởng của kim loại và hóa chất đến hoạt tính của enzyme có ý nghĩa thực tiễn để nâng cao hiệu quả thủy phân cơ chất hoặc loại bỏ các yếu tố làm giảm hoạt tính của enzyme trong quá trình ứng dụng.
114 Khai thác gen mã hóa endo-1,4-beta-xylanase từ dữ liệu DNA Metagenome vi khuẩn trong dạ cỏ dê bằng mẫu dò / Đào Trọng Khoa, Đỗ Thị Huyền, Trương Nam Hải // Công nghệ Sinh học .- 2021 .- Số 3(Tập 19) .- Tr. 519-528 .- 572
Trình bày khai thác gen mã hóa endo-1,4-beta-xylanase từ dữ liệu DNA Metagenome vi khuẩn trong dạ cỏ dê bằng mẫu dò. Phương pháp xây dựng mẫu dò dựa trên các trình tự mã hóa enzyme endo-1,4-beta xylanase là một hướng tiềm năng ứng dụng trong việc tìm kiếm trình tự đích từ dữ liệu DNA metagenome. Việc lựa chọn các trình tự amino acid của enzyme này được nghiên cứu chi tiết về hoạt tính từ vi khuẩn để xây dựng các mẫu dò thuộc các họ GH mà enzyme này được phân loại. Mẫu dò được xây dựng sẽ hỗ trợ hiệu quả cho việc lựa chọn các gen mã hóa cho endo-1,4-beta-xylanase từ dữ liệu khổng lồ DNA metagenome.
115 Ảnh hưởng của vật liệu bao gói đến chất lượng của nấm sò (Pleurotus saijo caju) trong quá trình bảo quản / Trần Thu Hà, Trịnh Thị Mỹ Ngọc, Nguyễn Duy Trình, Nguyễn Văn Giang // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2021 .- Số 12(Tập 63) .- Tr. 34-40 .- 572
Mục đích của nghiên cứu là lựa chọn được vật liệu bao gói tối ưu nhằm hạn chế tối đa quá trình biến đổi sinh lý, sinh hóa sau thu hoạch gây nên sự suy giảm chất lượng của nấm sò (Pleurotus saijo caju) trong quá trình bảo quản. Sự mất cân bằng ở thể khí được tạo ra trong quá trình bảo quản là nguyên nhân kích hoạt một số quá trình sinh hóa (phản ứng thủy phân, hóa nâu và sự phát triển của vi sinh vật) góp phần làm hư hỏng nấm. Sử dụng vật liệu bao gói phù hợp sẽ giúp kéo dài thời gian lưu trữ và hạn chế sụt giảm chất lượng sản phẩm nấm. Bao gói MAP có thể giúp tránh một phần quá trình hóa nâu, lên men và các quá trình sinh hóa của enzyme bằng cách kiểm soát và tạo ra một trạng thái cân bằng thể khí xung quanh sản phẩm nấm.
116 Tính đối kháng thực vật và định lượng một số chất đối kháng trong cây cỏ đậu (Arachis pintoi) / Phan Khánh Linh, Phòng Ngọc Hải Triều, Nguyễn Lê Vân, Hồ Lệ Thi // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2021 .- Số 12(Tập 63) .- Tr. 41-46 .- 572
Cỏ đậu (còn gọi là cỏ đậu phộng, hoàng lạc thảo) – (Arachis pintoi) – là loài cây họ đậu có khả năng cải tạo đất và làm thức ăn gia súc được sử dụng làm đối tượng nghiên cứu về tính đối kháng thực vật đã được biết với sự nảy mầm và phát triển của hạt cỏ hôi, tai hùm, hoa xuyến chi, cà chua và tiêu thông qua dịch chiết methanol (MeOH) từ các bộ phận khác nhau của cỏ đậu trên cải bẹ xanh, cỏ lồng vực nước, và lồng vực cạn. Kết quả cho thấy, dịch chiết từ lá cỏ đậu kìm hãm sự nảy mầm, phát triển hạt cỏ hôi và cỏ tai hùm, trong khi dịch chiết từ rễ lại không có tác động.
117 Phân tích hệ gen phiên mã của tôm sú cái (Penaeus monodon) ở Việt Nam liên quan đến tình trạng sinh sản bằng kỹ thuật giải trình tự gen thế hệ mới / Nguyễn Minh Thành, Trần Thị Hải Yến, Võ Thị Minh Thư, Lê Thị Hồng Thắm, Nguyễn Văn Sáng, Nguyễn Thành Luân, Nguyễn Việt Tuấn // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2021 .- Số 12(Tập 63) .- Tr. 47-51 .- 572
Trình bày, phân tích hệ gen phiên mã của tôm sú cái (Penaeus monodon) ở Việt Nam liên quan đến tình trạng sinh sản bằng kỹ thuật giải trình tự gen thế hệ mới. Tôm sú (Penaeus monodon) là loài tôm được nuôi phổ biến ở nước ta và trên thế giới. Hiện nay, sản xuất giống tôm sú vẫn phụ thuộc vào nguồn tôm bố mẹ tự nhiên vởi vì chất lượng sinh sản của tôm tự nhiên cao hơn tôm sú gia hóa. Mục tiêu của nghiên cứu là xây dựng cơ sở dữ liệu hệ gen phiên mã của tôm sú và gia hóa, đồng thời tìm kiếm các gen tiềm năng liên quan đến tình trạng sinh sản ở buồng trứng tiền thành thục. Đây sẽ là nguồn thông tin gen chức năng giá trị có thể sử dụng cho những chương trình chọn giống nâng cao sức sinh sản của tôm sú này.
118 Phân tích in-silico xác định và mô tả họ gen kháng NBS-LRR ở chuối Musa acuminata / Trần Đức Trung, Tạ Hồng Lĩnh // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2021 .- Số 12(Tập 63) .- Tr. 52-58 .- 572
Nhằm đánh giá mô hình cấu trúc và quan hệ tiến hóa giữa các gen NBS-LRR ở chuối, cây phân loại dựa trên trình tự đầy đủ của 97 protein đã được xây dựng. Bệnh hại do vi khuẩn, virus là mối đe dọa nghiêm trọng đối với ngành sản xuất chuối trên thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng. Ngoài các biện pháp canh tác, việc khai thác và ứng dụng nguồn gen kháng – phần lớn thuộc họ gen NBS-LRR trong chọn tạo, cải thiện giống chuối là phương thức bền vững để đối phó với dịch bệnh. Hệ gen loài chuối Musa acuminata được giải mã tạo tiền đề cho các nghiên cứu di truyền chuyên sâu, bao gồm xác định họ gen kháng NBS-LRR. Kết quả nghiên cứu giúp cung cấp cơ sở khoa học cho các nghiên cứu đánh giá biểu hiện gen kháng và khai thác ứng dụng trong chọn tạo giống nuôi.
119 Cellulose phủ Nickel ứng dụng cho quá trình oxi hóa điện hóa Ethanol / Trần Thảo Quỳnh Ngân, Phạm Hải Đinh, Nguyễn Đặng Nam // .- 2022 .- Số 50 .- Tr. 213-219 .- 660
Vật liệu Cellulose và Nickel được ứng dụng tham gia vào phản ứng xúc tác điện hóa đối với ethanol. Cellulose được tổng hợp từ phế thải nông nghiệp như vỏ cam miền nam Việt Nam thông qua phương pháp thủy nhiệt trong môi trường kiềm. Hoạt tính điện hóa xúc tác cũng được khảo sát bằng phương pháp quét thế vòng tuần hoàn, quét thế tuyến tính. Kết quả đặc tính cho thấy các hạt Ni kích thước nano phân bố không đều, xúc tác ni cho thấy hoạt tính điện hóa cao và ổn định đối với điện hóa ethanol.
120 Trích ly màu tự nhiên từ quả mặc nưa (Diospyros mollis griff) bằng nhiều dung môi khác nhau và ứng dụng nhuộm vải tơ tằm / / Phạm Thị Hồng Phượng, Lễ Võ Sơn Quân, Hoàng Thị Linh, Trần Trung Kiên // .- 2021 .- 44B .- Tr. 13-21 .- 660
Cây mặc nưa là một cây mọc hoang, quả được sử dụng để nhuộm màu đen, sản phẩm nổi tiếng được nhuộm từ quả mặc nưa là Lãnh Mỹ A ở Tân Châu, An Giang. Nghiên cứu này tác giả sử dụng bốn dung môi nước, ethanol, acetone, diethyl ether để trích ly màu tự nhiên từ quả mặc nưa và sau đó đem nhuộm trên vải tơ tằm. Kết quả màu tự nhiên trích bằng dung môi acetone khi nhuộm lên vải tơ tằm cho cường độ màu tố nhất trong các dung môi khảo sát.