CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Môi trường & Khoa học Tự nhiên
871 Quyền lực chuẩn tắc của EU trong quản trị toàn cầu về biến đổi khí hậu / Nguyễn Thị Hạnh, Võ Hoàng Linh // Nghiên cứu Châu Âu .- 2020 .- Số 11(242) .- Tr. 15-25 .- 363
Phân tích làm rõ nội hàm của khái niệm quyền lực chuẩn tắc và nghiên cứu việc Liên minh Châu Âu áp dụng dạng thức quyền lực này trong quản trị khí hậu.
872 Vấn đề bảo vệ môi trường của Slovakia / Nguyễn Thị Ngọc // .- 2020 .- Số 11(242) .- Tr. 26-38 .- 363
Phân tích vấn đề môi trường, bảo vệ môi trường nổi bật của Slovakia giai đoạn 2010-2018, từ đó đưa ra những nhận định, đánh giá chung về thành công, hạn chế của hoạt động bảo vệ môi trường tại Quốc gia này.
873 Tổng hợp vật liệu in dấu phân tử chọn lọc cho Rhodamine B, ứng dụng phân tích Rhodamine B trong thực phẩm / Nguyễn Văn Trọng, Văn Thanh Khuê, Trần Thanh Thúy, Nguyễn Minh Tú // Khoa học và Công nghệ (Trường Đại học Công Nghiệp Tp. Hồ Chí Minh) .- 2020 .- Số 44A .- Tr. 5-14 .- 664.02
Tổng hợp vật liệu polymer in dấu phân tử chọn lọc cho rohdamine B. Vật liệu này được đánh giá các đặc tính như khả năng hấp phụ của vật liệu, tính chọn lọc … và được áp dụng để xử lý trên mẫu thực phẩm nước ngọt, siro và bột ớt.
874 Phân tích hiện trạng ô nhiễm chì (Pb) trong đất và khả năng di chuyển vào nước ngầm quanh khu công nghiệp / Nguyễn Thị Lan Bình, Nguyễn Trung Hoàng // Khoa học và Công nghệ (Trường Đại học Công Nghiệp Tp. Hồ Chí Minh) .- 2020 .- Số 44A .- Tr. 101-108 .- 363
Nghiên cứu phân tích hàm lượng chì và hợp chất của nó trong các mẩu đất để đánh giá khả năng gây hại đến sức khỏe con người nếu không may nuốt phải và khả năng ảnh hưởng đến chất lượng đất, chất lượng nước ngầm trong tương lai.
875 Nghiên cứu quy trình sản xuất bột rong nho (Caulerpa lentilliera) hòa tan / Lê Hương Thủy // Khoa học và Công nghệ (Trường Đại học Công Nghiệp Tp. Hồ Chí Minh) .- 2020 .- Số 44A .- Tr. 159-166 .- 664.02
Nghiên cứu quy trình sản xuất bột rong nho hòa tan từ loài rong Caulerpa lentilliera sinh trưởng ở vùng biển Cam Ranh – Khánh Hòa.
876 Cơ chế thị trường cho hoạt động chi trả dịch vụ môi trường ở Việt Nam : một số vấn đề đặt ra / Vũ Việt Phương // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2020 .- Số 576 .- Tr. 73 - 75 .- 363
Trình bày về sự cần thiết phải vận hành cơ chế thị trường cho hoạt động chi trả dịch vụ môi trường, những nguyên tắc vận hành cơ chế thị cho hoạt động chi trả dịch vụ môi trường và một số kiến nghị đối với chính phủ nhằm vận hành cơ chế thị trường cho hoạt động này ở Việt Nam.
877 Phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam trong bối cảnh ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu toàn cầu / Hoàng Thị Thinh // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2020 .- Số 572 .- Tr. 77-79 .- 363
Việt Nam có tiềm năng và lợi thế lớn đé phát triển năng lượng tái tạo, tuy nhiên thực tế cho thấy việc phát triển lĩnh vực này ở nước ta còn khá nhiều bất cập, chưa tương xứng với tiềm năng. Trong khuôn khổ bài viết này, tác giả làm rõ những vấn đề chung về phát triển năng lượng tái tạo, sự cần thiết của việc phát triển năng lượng tái tạo trong bối cảnh ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu toàn cầu, đánh giá tổng quan thực trạng và định hướng một số giải pháp để phát triển phát triển lĩnh vực này ở nước ta.
878 Chính sách kiểm soát ô nhiễm không khí ở Hàn Quốc / Nguyễn Thị Thu Hoài, Nguyễn Thị Trà // Môi trường .- 2021 .- Số 1 .- Tr. 85-87 .- 363
Cơ sở pháp lý về kiểm soát ô nhiễm không khí ở Hàn Quốc; Phân định chức năng kiểm soát ô nhiễm không khí; Một số kết quả đạt được; Một số khuyến nghị cho Việt Nam nhằm kiểm soát ô nhiễm không khí thời gian tới.
879 Hoàn thiện thể chế, thực hiện các giải pháp đồng bộ bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu / Đăng Tuyên // Tài nguyên & Môi trường .- 2020 .- Số 12 .- Tr. 5-7 .- 363
Triển khai các khâu đột phá chiến lược và giải pháp trọng tâm năm 2020 về bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.
880 Xu hướng, yêu cầu, giải pháp kiện toàn tổ chức bộ máy của ngành Tài nguyên và Môi trường trong giai đoạn mới / ThS. Nguyễn Thị Huyền // Tài nguyên & Môi trường .- 2020 .- Số 12 .- Tr. 20-21 .- 363
Trình bày về kết quả đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy; về quan điểm, nguyên tắc, yêu cầu hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy; về phương hướng kiện toàn tổ chức bộ máy trong giai đoạn mới.