CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Môi trường & Khoa học Tự nhiên

  • Duyệt theo:
881 Phương pháp mô hình dự báo chuyển dịch và biến dạng bề mặt do công trình ngầm gây ra / ThS. Phạm Thị Thu Hương, ThS. Trần Thị Thu Trang // Tài nguyên & Môi trường .- 2020 .- Số 12 .- Tr. 30-31 .- 363

Đưa ra phương án tính biến dạng và chuyển dịch bề mặt có tính đến bán kính đường hầm, độ sâu đặt đường hầm, tính chất cơ lý của các lớp đất, tính chất của vỏ hầm.

882 Giải pháp kiểm soát số liệu quan trắc tự động liên tục, phục vụ đánh giá mức độ ô nhiễm và công bố số liệu cho cộng đồng / ThS. Nguyễn Hữu Thắng, ThS. Phạm Thị Thùy // Môi trường .- 2020 .- Số 12 .- Tr. 37-39 .- 363

Cơ sở pháp lý, hiện trạng và sự cần thiết kiểm soát số liệu quan trắc tự động, liên tục; Đề xuất nguyên tắc, tiêu chí, quy trình xử lý số liệu quan trắc phát thải tự động liên tục phục vụ đánh giá mức độ ô nhiễm của trạm; Kết luận và kiến nghị.

883 Khung định hướng về xây dựng Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh ngành Giao thông vận tải giai đoạn 2016-2020 / ThS. Cao Thị Thu Hương, Trần Thị Kim Thanh // Môi trường .- 2020 .- Số 12 .- Tr. 40-43 .- 363

Rà soát các kết quả được về tăng trưởng xanh của Bộ Giao thông vận tải giai đoạn 2016-2020 và đưa ra các định hướng, khuyến nghị cho xây dựng kế hoạch hành động tăng trưởng xanh giai đoạn 2030 và tầm nhìn 2050.

884 Đánh đổi các dịch vụ hệ sinh thái ở vùng núi phía Bắc Việt Nam / Hoàng Văn Thắng, Võ Thanh Sơn // Môi trường .- 2020 .- Số 12 .- Tr. 44-46 .- 363

Đề cập đến việc đánh đổi giữa các dịch vụ hệ sinh thái, giữa bảo tồn đa dạng sinh học hay tài nguyên thiên nhiên và phát triển kinh tế-xã hội tại vùng núi Đông Bắc Việt Nam trên cơ sở tổng hợp các nghiên cứu và bài học liên quan trong nước và quốc tế nhằm hướng tới nền kinh tế xanh và bền vững.

885 Cơ sở khoa học, xu hướng thế giới và bối cảnh của Việt Nam về thuế các bon / ThS. Tạ Đức Bình, TS. Lại Văn Mạnh, ThS. Nguyễn Thị Thanh Huyền // Môi trường .- 2020 .- Số 12 .- Tr. 47-49 .- 363

Cơ sở khoa học của thuế các bon; Hiệu quả và điều kiện áp dụng của thuế các bon; Xu hướng áp dụng thuế các bon trên thế giới; Bối cảnh của Việt Nam; Kết luận và kiến nghị.

886 Khảo sát chất lượng ống hút nhựa trường học ở TP. Hồ Chí Minh và đề xuất biện pháp quản lý / Nguyễn Thanh Hùng, Lê Hùng Anh // Tài nguyên & Môi trường .- 2021 .- Số 3(353) .- Tr. 29-30 .- 363

Đánh giá chất lượng an toàn của ống hút nhựa, đề ra giải pháp giảm thiểu việc sử dụng ống hút nhựa thông qua phương pháp truyền thông môi trường cũng như đánh giá khả năng tái chế nhiệt thu hồi năng lượng của ống hút nhựa có thể thay thế cho các nhiên liệu hóa thạch giúp tiết kiệm nguồn năng lượng đáng kể và xư lý ống hút lớn giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đồng thời đề xuất bảng hướng dẫn việc chọn lựa ống hút nhựa sao cho an toàn.

887 Nước thải và giải pháp quản lý vì sự phát triển bền vững / TS. Lê Đức Luận // Tài nguyên & Môi trường .- 2021 .- Số 3(353) .- Tr. 43-44 .- 363

Tổng quan và chi tiết về những vấn đề lý luận, thực trạng quản lý nước thải và thách thức hiện nay, từ đó đưa ra những giải pháp trong hoạt động quản lý nước thải vì sự phát triển bền vững đất nước.

889 Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn mới về chất lượng không khí trong nhà ở và nhà công cộng / / GS. TSKH. Phạm Ngọc Đăng, ThS. Trần Thị Minh Nguyệt // Môi trường .- 2021 .- Số 1 .- Tr. 36-40 .- 363

Tính cấp thiết của việc xây dựng tiêu chuẩn; Tổng quan về các tiêu chuẩn chất lượng không khí trong nhà trên thế giới; Khảo sát đo lường chất lượng không khí trong nhà tại một số công trình và nhà ở thực tế; Đề xuất phạm vi, cấu trúc và nội dung TCVN 2020 về chất lượng không khí trong nhà ở và nhà công cộng ở Việt Nam.

890 Ý định giảm thiểu sử dụng và xả thải túi nhựa của cộng đồng dân cư ven biển tại Vịnh Nha Trang: Vai trò của nhận thức tác hại túi nhựa và ý thức bảo vệ môi trường / Lê Chí Công // Jabes - Nghiên cứu kinh tế và kinh doanh châu Á .- 2020 .- Số 1 .- Tr. 75-92 .- 363

Nghiên cứu này phát triển dựa trên tích hợp hai lý thuyết: hành vi dự định và giá trị kỳ vọng. Một mẫu nghiên cứu theo hạn ngạch được điều tra từ 220/250 cư dân ven vịnh biển Nha Trang. Kết quả 9/9 giả thuyết được ủng hộ. Ý định hành vi giảm thiểu sử dụng túi nhựa của cộng đồng ven biển chịu tác động bởi nhận thức tác hại môi trường; nhận thức tác hại sức khỏe của túi nhựa; trách nhiệm môi trường; và kết cục tương lai, trong khi thái độ với việc bảo vệ môi trường ven biển đóng vai trò trung gian trong mối quan hệ giữa các nhân tố trên. Dựa trên kết quả nghiên cứu, bài viết đề xuất một số khuyến nghị chính sách nhằm giúp cư dân ven biển nâng cao ý thức bảo vệ môi trường du lịch biển đảo, góp phần phát triển du lịch biển hướng đến tính bền vững tại vịnh Nha Trang.