CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Môi trường & Khoa học Tự nhiên
731 Xác định các yếu tố điều hòa hoạt động (CRE) của gen RMP1 và RMP2 liên quan đến biểu hiện chuyên biệt ở hạt phấn lúa / Nguyễn Tiến Dũng, Triệu Bích Huệ, Nguyễn Xuân Vũ // .- 2021 .- Số 7(Tập 63) .- Tr. 48-52 .- 570
Trình bày các yếu tố điều hòa hoạt động (CRE) của gen RMP1 và RMP2 liên quan đến biểu hiện chuyên biệt ở hạt phấn lúa. Gen chuyên biệt mô, cơ quan thường được kiểm soát bởi các yếu tố điều hòa hoạt động (Cis Regulator Elements – CRE) nằm trên vùng điều hòa gen (promoter). Ở lúa, promoter chuyên biệt hạt phấn đã được chứng minh có sự tham gia của các CRE đặc hiệu như GTGANTG10, POLIEN1LELAT52… và các mô típ đặc thù khác nhau. Hai gen, RMP1 và RMP2 biểu hiện chuyên biệt ở giai đoạn đầu hình thành hạt phấn lúa. Vùng promoter được phân tích bằng phần mềm NEW PLACE và PlantCARE đã xác định được 80 và 95 CRE nằm trên promoter RMP1 và RMP2.
732 Nghiên cứu tạo nguồn vật liệu khởi đầu trong nhân giống in vitro cây hoa Dạ yến thảo (Petunia hybrida L.) / Nguyễn Tiến Long, Lã Thị Thu Hằng, Trần Thị Trêu Hà, Dương Thanh Thủy, Lê Như Cương // .- 2021 .- Số 7(Tập 63) .- Tr. 53-56 .- 570
Với nghiên cứu tạo nguồn vật liệu khởi đầu cho nhân giống in vitro cây hoa Dạ yến thảo, nghiên cứu này đã xác định được phương pháp khử trùng và môi trường dinh dưỡng trong các giai đoạn khác nhau: tái sinh chồi, nhân nhanh chồi và các cơ quan sinh dưỡng của cây in vitro sử dụng để nhân danh. Việc ứng dụng kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào thực vật để nâng cao hệ số nhân giống, cây giống tạo ra hoàn toàn sạch bệnh, đồng nhất về kiểu hình, ổn định về tính di truyền là hướng đi gần như tất yếu trong nền sản xuất nông nghiệp công nghệ cao hiện nay.
733 Ứng dụng vật liệu PVA GEL làm giá có thể xử lý nước thải có hàm lượng chất hữu cơ cao / Phan Thế Anh // .- 2021 .- Số 9(750) .- Tr. 42-43 .- 363
Trình bày ứng dụng vật liệu PVA GEL làm giá có thể xử lý nước thải có hàm lượng chất hữu cơ cao. Để xử lý nước thải chế biến thủy sản (CBTS), các hệ thống thường được thiết kế trên nguyên tắc kết hợp các phương pháp cơ học – hóa lý – vi sinh, với 5 công đoạn quan trọng là tuyển nổi, bể điều hòa, bể sinh học kỵ khí, bể sinh học bùn hoạt tính và bể khử trùng. Vì là hệ nước thải chứa nhiều chất hữu cơ dễ phân hủy nên phương pháp sinh học được chú ý hơn cả. Phương pháp này sử dụng khả năng sống và hoạt động của vi sinh vật, kết hợp với giá thể để tăng hiệu quả phân hủy các chất trong nước hữu cơ gây ô nhiễm.
734 Sản xuất bột nêm từ phụ phẩm chế biến cá ngừ bằng công nghệ sinh học / Bùi Xuân Đông // .- 2021 .- Số 9(750) .- Tr. 46-47 .- 363
Trình bày ứng dụng sản xuất bột nêm từ phụ phẩm chế biến cá ngừ bằng công nghệ sinh học. Nếu tận dụng tối đa phụ phẩm chế biến cá ngừ sẽ góp phần giảm đáng kể thất thoát nguồn protein có lợi, đồng thời thúc đẩy phát triển các sản phẩm mới hấp dẫn người tiêu dùng, tạo ra nhu cầu mới trên thị trường, nâng cao giá trị cho ngành chế biến và khai thác cá ngừ. Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu đang tiếp tục phân lập và định danh các đoạn peptide trong FPH bằng phương pháp sắc ký lỏng kết nối khối phổ để nâng cao chất lượng sản phẩm phục vụ người tiêu dùng.
735 Sóc Trăng : hoàn thiện quy trình sản xuất chế phẩm sinh học xử lý môi trường nước ao nuôi thủy sản / Vũ Thị Hiếu Đông // .- 2021 .- Số 9(750) .- Tr. 48-50 .- 363
Phân tích quy trình sản xuất chế phẩm sinh học xử lý môi trường nước ao nuôi thủy sản ở Sóc Trăng. Dịch bệnh là yếu tố kìm hãm sự phát triển của nuôi trồng thủy sản. Các phương pháp truyền thống không hiệu quả trong việc chống lại các dịch bệnh mới trong hệ thống nuôi công nghiệp. Vì vậy các phương pháp thay thế rất cần được phát triển để duy trì một môi trường lành mạnh trong các hệ thống nuôi trồng thủy sản, nhờ đó có thể đảm bảo sức khỏe cho vật nuôi. Việc các nhà khoa học thuộc Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ KH&CN (Sở KH&CN tỉnh Sóc Trăng) nghiên cứu sản xuất thành công chế phẩm sinh học Sta.EM-Pro và Sta.EM-Detox đã góp phần quan trọng nhằm kiểm soát dịch bệnh, tạo ra các sản phẩm sạch, hướng tới một ngành nuôi trồng thủy sản phát triển bền vững.
736 Hồi chuông cảnh báo thế giới về biến đổi khí hậu / Thu Phương // .- 2021 .- Số 9(750) .- Tr. 52-53 .- 363
Trình bày những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đang diễn ra trên thế giới, những biến đổi do con người gây ra đã và đang ảnh hưởng đến thời tiết, khí hậu của mọi khu vực trên toàn cầu. Nhiều hiện tượng thay đổi chưa từng có và sẽ “không thể đảo ngược” trong nhiều thế kỷ, thậm chí là thiên niên kỷ. Báo cáo chính là hồi chuông báo động khẩn thiết đối với nhân loại về cách con người đối xử với trái đất và tương lai của hành tinh này.
737 Vai trò của vi khuẩn sinh tổng hợp ACC deaminase trong giảm thiểu stress phi sinh học ở cây trồng / Vũ Thị Ngọc Diệp, Phạm Khánh Huyền, Nguyễn Văn Giang, Khuất Hữu Trung, Trần Đăng Khánh // .- 2021 .- Số 9(750) .- Tr. 56-59 .- 363
Trình bày vai trò của vi khuẩn sinh tổng hợp ACC deaminase trong giảm thiểu stress phi sinh học ở cây trồng. Cây trồng luôn phải đối mặt với các yếu tố stress phi sinh học trong môi trường. ACC deaminase từ PGPR bảo vệ cây trồng khỏi những tác động bất lợi của các yếu tố môi trường gây stress như hạn mặn, thiếu hụt nước, ngập úng, nhiệt độ cao, nhiễm độc kim loại và các chất gây ô nhiễm hữu cơ bằng cách làm giảm hoạt động của stress ethylene. Những stress phi sinh học này có thể trở nên trầm trọng hơn do biến đổi khí hậu trên toàn cầu.
738 Nhận diện những nguy cơ chính trong hoạt động cấp nước tại một số đô thị lớn ở Việt Nam / ThS. Phạm Ngọc Chính, PGS. TS. Nguyễn Hồng Tiến // Xây dựng .- 2021 .- Số 9 .- Tr. 82-85 .- 628
Tổng hợp, nhận diện các nguy cơ chính từ hoạt động của hệ thống cấp nước thông qua đó hỗ trợ, giúp đỡ có hiệu quả trong việc xây dựng kế hoạch cấp nước an toàn của các doanh nghiệp ngành cấp nước
739 Ứng dụng công nghệ bức xạ trong sản xuất phân bón / Trần Minh Quỳnh // .- 2021 .- Số 8(749) .- Tr. 40-41 .- 363
Phân tích nhu cầu thực tiễn của phân bón trong sản xuất nông nghiệp và việc ứng dụng công nghệ bức xạ trong sản xuất phân bón. Phân bón là một trong những biện pháp kỹ thuật phổ biến để bổ sung các chất dinh dưỡng cho đất và cây trồng. Với những kết quả khoa học, quy trình công nghệ và sản phẩm đạt được, đề tài đã góp phần quan trọng thúc đẩy ứng dụng xử lý chiếu xạ biến tính vật liệu polyme tự nhiên để tận dụng làm chất mang trong sản xuất phân bón vi sinh, hay chất có hoạt tính sinh học làm thành phần phân bón lá thân thiện hiệu quả.
740 Sử dụng tro đáy từ nhà máy đốt rác làm vật liệu xây dựng / Nguyễn Châu Lân // .- 2021 .- Số 8(749) .- Tr. 42-43 .- 363
Trình bày việc sử dụng tro đáy từ nhà máy đốt rác làm vật liệu xây dựng. Phát triển nhà máy điện rác là xu thế tất yếu bởi nó đem lại lợi ích nhiều mặt. Tuy nhiên, quá trình đốt rác sẽ sản sinh một lượng tro đáy (hay còn gọi là tro xỉ) nhất định. Xu thế phát triển nhà máy điện rác ngày càng được quan tâm và ứng dụng, thay thế phương pháp chôn lấp truyền thống, giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường và suy thoái tài nguyên thiên nhiên. Không những thế, việc biến tro xỉ thành vật liệu hữu ích đã khẳng định năng lực sáng tạo của các nhà khoa học trong nước, góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng và chung tay bảo vệ môi trường để hướng tới một tương lai xanh.