CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Môi trường & Khoa học Tự nhiên
751 Nghiên cứu tối ưu hóa công nghệ sấy cá lóc Channa maculata bằng phương pháp sấy phối hợp bơm nhiệt và bức xạ hồng ngoại / Lê Thị Hồng Ánh, Dương Hồng Quân, Bùi Huy Chích, Hoàng Ngọc Cương, Lâm Thế Hải, Trần Quốc Đảm, Đặng Xuân Cường, Nguyễn Thị Thảo Minh, Lê Hoàng Phượng, Đặng Văn Hải, Hoàng Thái Hà // .- 2021 .- Số 5(Tập 63) .- Tr. 55-59 .- 363
Trình bày về điều kiện sấy bức xạ hồng ngoại kết hợp bơm nhiệt trên đối tượng cá lóc dựa theo mô hình thực nghiệm đa nhân tố bậc 1 của Box-Wilson. Cá lóc sấy phối hợp đối lưu và bức xạ hồng ngoại đảm bảo được chất lượng cảm quan, các chỉ tiêu hóa lý và vi sinh tốt hơn so với cá lóc sấy bằng phương pháp khác nhau. Hơn nữa, công nghệ sấy phối hợp đối lưu và bức xạ hồng ngoại hoàn toàn có thể triển khai ở điều kiện Việt Nam. Sấy phối hợp đối lưu và bức xạ hồng ngoại sẽ là công nghệ sấy được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực công nghệ sau thu hoạch, góp phần đảm bảo chất lượng các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên.
752 Chuyển đổi cấu trúc microRNA vào cây đậu nành (Glycine max (L.) Merr.) hạn chế sự ký sinh của tuyến trùng Meloidogyne incognita / Nguyễn Vũ Phong, Hà Thị Trúc Mai, Đặng Lê Trâm, Nguyễn Thế Phương, Nguyễn Thị Ngọc Loan // .- 2021 .- Số 5(Tập 63) .- Tr. 60-64 .- 363
Trình bày chuyển đổi cấu trúc microRNA vào cây đậu nành (Glycine max (L.) Merr.) hạn chế sự ký sinh của tuyến trùng Meloidogyne incognita. Effector là các protein được tuyến trùng tiết vào trong tế bào thực vật, tạo thuận lợi cho quá trình ký sinh cây chủ. Bất hoạt các gene mã hóa effector này có thể làm giảm khả năng ký sinh của tuyến trùng và giúp hạn chế tác hại do tuyến trùng gây ra. Dựa vào trình tự gene Minc14137, cấu trúc amiRNA có khả năng bất hoạt sự biểu hiện của gene này đã được tổng hợp và biến nạp thành công vào vi khuẩn A. tumefaciens LBA4404 để tạo cây đậu nành biến đổi gene. Thời gian đồng nuôi cấy 6 ngày giúp tăng số mẫu tạo chồi sau lây nhiễm và hiệu quả chuyển nạp gene so với thời gian nuôi cấy 4 ngày. Cần tiếp tục cải tiến quy trình chuyển gene và tạo cây đậu nành, sau đó thực hiện khảo sát thực tế với tuyến trùng M. incognita nhằm làm sáng tỏ vai trò của effector MINC14137.
753 Ứng dụng của vi nấm trong thực phẩm / Lê Minh Nguyệt // .- 2021 .- Số 5(746) .- Tr. 44-46 .- 363
Trình bày ứng dụng của vi nấm trong thực phẩm. Vi nấm (hay còn gọi là nấm sợi) rất phổ biến trong tự nhiên, tồn tại trên nhiều loại cơ chất như thực phẩm, quần áo, dụng cụ và đặc biệt có nhiều trong đất. Với nhiều khả năng như sinh tổng hợp enzym, các axit béo, tạo ra các axit hữu cơ…, vi nấm có vai trò ngày càng quan trọng công nghiệp thực phẩm nói riêng, trong chuyển hóa tự nhiên nói chung. Với sự phát triển của khoa học và công nghệ, ngày càng có nhiều ứng dụng của vi nấm được đưa vào sử dụng.
754 Enzyme công nghiệp trong thế kỷ XXI* / Phạm Thị Huế, Phạm Thị Lan Anh, Phan Văn Chi, Lê Thị Bích Thảo // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2021 .- Số 5(746) .- Tr. 57-60 .- 363
Trình bày sự phát triển ngành công nghiệp enzyme trong nhiều thập kỷ qua do nhu cầu ngày càng tăng về các công nghệ xanh và sạch hơn để bảo vệ môi trường. Enzyme có bản chất là các phân tử protein, có chức năng như các chất xúc tác hiệu quả làm tăng tốc độ phản ứng của các quá trình sinh hóa. Enzyme đã được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp và trở thành một phần không thể thiếu của các ngành công nghiệp khác nhau như thực phẩm và đồ uống, chất tẩy rửa, thức ăn chăn nuôi, nhiên liệu sinh học… Sự ra đời của kỹ thuật di truyền, công nghệ DNA tái tổ hợp, kỹ thuật protein đã tạo nên bước đột phá trong sản xuất enzyme. Tất cả đã làm cho việc sản xuất enzyme trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn so với việc sử dụng công nghệ sản xuất enzyme truyền thống.
755 Mặt đường hấp thụ khí thải và đề xuất áp dụng tại Việt Nam / Nguyễn Văn Nam, Vũ Đức Sỹ, Phạm Huy Khang // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2021 .- Số 6(Tập 63) .- Tr. 33-36 .- 363
Trình bày các kết quả nghiên cứu cho loại mặt đường bê tông nhựa hấp thụ khí thải được thực hiện trong điều kiện thực tiễn để đưa ra các đề xuất và kiến nghị trong việc áp dụng loại mặt đường này tại Việt Nam. Vấn đề ô nhiễm môi trường do khí thải của phương tiện giao thông gây ra đang là một vấn đề nóng và cấp thiết, cần phải giải quyết tại các thành phố lớn của nước ta. Mặt đường hấp thụ khí thải có sử dụng phụ gia là chất xúc tác quang hóa Titan dioxit (TiO2) đang nghiên cứu và áp dụng tại nhiều nước tiên tiến trên thế giới. Tuy nhiên, đến nay loại mặt đường này vẫn chưa được nghiên cứu và áp dụng tại Việt Nam.
756 Nghiên cứu lan truyền khối nước mang mầm bệnh trong hệ thống nuôi trồng thủy sản ven biển / Nguyễn Đình Vượng, Tăng Đức Thắng // .- 2021 .- Số 6(Tập 63) .- Tr. 18-22 .- 363
Trình bày kết quả ứng dụng lý thuyết thành phần nguồn nước kết hợp sử dụng mô hình toán chất lượng một chiều (MIKE11) để tính toán mô phỏng thành phần nước mang mầm bệnh thủy sản lan truyền trong hệ thống nuôi trồng thủy sản (NTTS) vùng ven biển tỉnh Kiên Giang. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tốc độ lan truyền khối nước bệnh trong hệ thống khá nhanh và mở rộng ra phạm vi lớn, các trường hợp vận hành tiêu thoát nước mang nguồn bệnh đã được đề xuất nhằm khống chế và giảm thiểu dịch lây lan. Việc ứng lý thuyết thành phần nguồn nước vào nghiên cứu riêng sự lan truyền mầm bệnh theo đường nước là vấn đề mới, đây cũng là cơ sở khoa học quan trọng phục vụ thiết kế quy hoạch hệ thống thủy lợi các vùng nuôi tôm ven biển hợp lý và bền vững.
757 Ứng dụng công nghệ xử lý nước và môi trường tại Công ty Nam An / // .- 2021 .- Số 3 .- Tr. 45-46 .- 628.4
Công ty TNHH Môi trường Công nghệ cao Nam An một trong số những công ty tham gia thành lập chi hội vật lý doanh nghiệp của hội Vật lý Việt Nam. Gồm nhiều sản phẩm kinh doanh các hệ thống thiết bị công nghệ cao không ngừng nâng cấp và hoàn thiện để đáp ứng nhu cầu cạnh tranh trên thị trường. Với hệ thống thiết bị xử lý nước ngầm và nước mặt Công ty luôn mong muốn nâng cao chất lượng đáp ứng nhu cầu người dùng.
758 Phân lập và tuyển chọn nấm men có khả năng lên men rượu từ trái mãng cầu xiêm Annona muricata / Đoàn Thị Kiều Tiên, Đỗ Thị Tuyết Nhung, Lê Trí Ân // .- 2021 .- Số 11(Tập 63) .- Tr. 9-12 .- 610
Nhằm phân lập và tuyển chọn nấm men có khả năng lên men rượu từ trái mãng cầu xiêm Annona muricata. Rượu vang là loại thức uống có lợi sức khỏe và đang có xu hướng phát triển ngày càng đa dạng nhờ các chất có hoạt tính sinh học cao, khả năng kháng oxy hóa trong trái cây được giữ nguyên sau khi lên men bởi nấm men. Rượu mãng cầu xiêm sau khi lên men cũng được đánh giá cảm quan theo thời gian tồn trữ nhất định nhằm lựa chọn được thời gian tồn trữ tích hợp cho rượu khi đưa vào sử dụng và cho những nghiên cứu xa hơn về thời gian tồn trữ cũng như bảo quản rượu trong tương lai.
759 Thúc đẩy chế biến sâu, nâng cao hiệu quả và phát triển bền vững ngành công nghiệp titan / Đào Công Vũ // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2021 .- Số 11(752) .- Tr. 34-36 .- 363
Trình bày thúc đẩy chế biến sâu, nâng cao hiệu quả và phát triển bền vững ngành công nghiệp titan, đây cũng chính là định hướng phát triển của ngành công nghiệp titan Việt Nam theo chủ trương của Chính phủ. Nhằm phát triển bền vững ngành công nghiệp titan Việt Nam, khắc phục tình trạng khai thác tận thu và xuất khẩu quặng thô, gây lãng phí tài nguyên, hủy hoại môi trường…, những năm gần đây, Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ - Luyện kim (VIMLUKI) đã đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng công nghệ chế biến sâu, góp phần nâng cao giá trị kinh tế, bảo vệ môi trường.
760 Đánh giá thích hợp đất đai trong điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng tại tỉnh Thái Bình bằng mô hình tích hợp GIS-ALES / Hoàng Quốc Nam, Nguyễn Thị Thủy, Lưu Thế Anh, Nguyễn Ngọc Thành, Nguyễn Đức Thành // .- 2021 .- Số 11(Tập 63) .- Tr. 28-33 .- 363
Đánh giá thích hợp đất đai trong điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng tại tỉnh Thái Bình Dương bằng mô hình tích hợp GIS-ALES giúp đưa ra định hướng quy hoạch sử dụng hợp lý đất sản xuất nông nghiệp cho tỉnh Thái Bình. Đánh giá thích hợp đất đai là căn cứ khoa học để quy hoạch sử dụng đất một cách hợp lý. Quy trình đánh giá này liên quan đến các điều kiện đất đai tự nhiên như địa hình, khí hậu, thủy văn… Tuy nhiên, các yếu tố này đang thay đổi do tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) và nước biển dâng (NBD), đặc biệt là ở các vùng ven biển (sự xâm nhập mặn, ngập úng), đây là những yếu tố cần được đưa vào đánh giá.