CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Môi trường & Khoa học Tự nhiên
691 Hiệu quả quản lý nguồn vốn cho vay ưu đãi các dự án bảo vệ môi trường của Quỹ Môi trường Quốc gia Cộng hòa Séc / ThS. Dương Thị Phương Anh // Tài nguyên & Môi trường .- 2021 .- Số 11 (361) .- Tr. 39-42 .- 363.7
Giới thiệu hiệu quả quản lý nguồn vốn tại Quỹ Môi trường quốc gia Cộng hòa Séc nhằm giúp hệ thống Quỹ Bảo vệ môi trường ở Việt Nam tìm ra cách thức phát triển nguồn vốn và sử dụng hiệu quả nguồn vốn hơn nữa trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
692 Nghiên cứu thành phần hóa học trên phân đoạn N3 của cao ethyl acetate cây Dũ dẻ trâu thu hái tại tỉnh Lâm Đồng / Nguyễn Thị Hoàng Ngân, Nguyễn Thị Mỹ Hương, Huỳnh Thị Ngọc Tuyết, Đỗ Thị Kim Liên // Tài nguyên & Môi trường .- 2021 .- Số 11 (361) .- Tr. 45-47 .- 363
Nghiên cứu về thành phần hóa học của các hợp chất cô lập từ cao ethyl acetate của loại cây này để đóng góp them nhiều kiến thức cũng như sự hiểu biết về kho tang dược liệu quý báu của Việt Nam.
693 Đánh giá sự phơi nhiễm vi sinh từ bụi không khí của thực phẩm lề đường trước cổng trường / Phạm Hoàng Khôi, Trần Thành, Võ Minh Tân, Trần Thị Bích Phượng // Tài nguyên & Môi trường .- 2021 .- Số 11 (361) .- Tr. 54-55 .- 363
Đánh giá mức độ tình trạng ô nhiễm không khí ảnh hưởng như thế nào đến thức ăn đường phố.
694 Nghiên cứu phân vùng phát thải khí thải tại tỉnh Bình Định giai đoạn 2020-2025 / TS. Nguyễn Văn Hồng, ThS. Lê Xuân Hòa, ThS. Nguyễn Như Tuệ, ThS. Phan Thành Dân // Tài nguyên & Môi trường .- 2021 .- Số 11 (361) .- Tr. 60-62 .- 363
Trình bày cơ sở phương pháp luận và kết quả phân vùng phát thải khí thải trên địa bàn tỉnh Bình Định.
695 Nghiên cứu một số khía cạnh môi trường trong canh tác lúa 3 vụ ở xã An Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang / ThS. Hồ Liên Huê // Tài nguyên & Môi trường .- 2021 .- Số 11 (361) .- Tr. 66-69 .- 363
Đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm từ sản xuất nông nghiệp góp phần bảo vệ môi trường và phát triển bền vững khu vực.
696 Rác thải nhựa : thực trạng báo động và thông điệp 4T / Tạ Anh Tuấn // .- 2021 .- Số 12(753) .- Tr. 51-53 .- 363
Trình bày thực trạng báo động của rác thải nhựa và thông điệp 4T: Từ chối – Tiết giảm – Tái sử dụng – Tái chế. Ô nhiễm nhựa đang là một mối nguy ảnh hưởng đến môi trường sống tự nhiên của hầu hết các loài. Rác thải nhựa làm tăng phát thải khí nhà kính, thúc đẩy gia tăng tác động tiêu cực đến biến đổi khí hậu, đe dọa sự tồn tại của các sinh vật biển, tăng tốc số suy thoái của các quần thể san hô và ảnh hưởng đến hệ thống vi sinh vật đại dương. Đặc biệt, hạt vi nhựa phân rã ra tự nhiên có mặt trong nước, hải sản, không khí và có thể hấp thụ vào cơ thể con người qua đường ăn uống, hô hấp, để lại những tác hại tiềm ẩn khó lường đối với sức khỏe.
697 Nguy cơ ô nhiễm thuốc trừ sâu trên toàn cầu và lưu ý với Việt Nam / // .- 2021 .- Số 12(753) .- Tr. 57-59 .- 363
Phân tích nguy cơ ô nhiễm thuốc trừ sâu trên toàn cầu và lưu ý với Việt Nam. Ô nhiễm bởi hỗn hợp thuốc trừ sâu là một vấn đề toàn cầu vì các AI có thể gây ra tác động cộng dồn đến toàn bộ các loài sinh vật thông qua những ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp. Cùng với sự gia tăng dân số và nhận thức về ô nhiễm thuốc trừ sâu còn hạn chế thì việc ô nhiễm sẽ có xu hướng tăng dần trong tương lai, nhất là các nước điểm nóng như Nam Phi, Trung Quốc, Ấn Độ, Úc và Argentina. Ở Việt Nam, mục tiêu giảm hóa chất cũng được chú trọng, giảm thiểu việc sử dụng thuốc trừ sâu thay vào công nghệ tiên tiến, sử dụng máy bay không người lái để phun thuốc, vv… Việc sử dụng các công nghệ mới không những giảm được ô nhiễm mà còn giúp đảm bảo tăng năng suất cây trồng, giảm thiểu tác động tiêu cực đối với môi trường và sức khỏe con người.
698 COP26 và đóng góp của Việt Nam cho mục tiêu toàn cầu / GS. Trần Thục // .- 2021 .- Số 12(753) .- Tr. 18-20 .- 363
Hội nghị toàn cầu về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc lần thứ 26 (COP26) được tổ chức từ ngày 31/10 đến 13/11/2021 tại Glasgow, Vương quốc Anh. Trong 14 ngày diễn ra hội nghị, COP26 đã tập trung vào các vấn đề: tài chính dành cho thích ứng biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính, thúc đẩy thích ứng với biến đổi khí hậu, khung hành động giảm thiểu rủi ro để giúp các quốc gia xây dựng chiến lược giảm thiểu rủi ro do biến đổi khí hậu. Việt Nam đã tham gia Tuyên bố Glasgow của các nhà lánh đạo về rừng và sử dụng đất, cam kết giảm phát thải mê-tan toàn cầu, tuyên bố toàn cầu về chuyển dịch từ than sang năng lượng sạch, ý đinh thư với Tổ chức Emergent trong khuôn khổ Liên minh giảm phát thải thông qua tăng cường tài chính lâm nghiệp (LEAF).
699 Công nghệ tiếp nhận kín HHECO trong xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam / Phùng Văn Huy, Lê Xuân Quế // .- 2021 .- Số 6(747) .- Tr. 44-46 .- 363
Trình bày công nghệ tiếp nhận kín HHECO trong xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam. Trung bình mỗi năm Việt Nam cần xử lý lượng chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) lên tới 20 triệu tấn. Song khoảng 90% lượng rác thải này chỉ được xử lý bằng phương pháp chôn lấp, gây ra nhiều hệ lụy như: quỹ đất làm bãi xử lý rác cạn kiệt; nước rỉ rác, mùi hôi nồng nặc khá phổ biến và ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống của cư dân ở những địa phương có bãi chôn lấp rác… khiến việc xử lý CTRSH thực sự trở thành vấn đề “nóng”. Công nghệ xử lý CTRSH mới xử lý triệt để hơn, tỷ lệ tái chế vượt trội, tối thiểu chôn lấp và hoàn toàn không gây ô nhiễm thứ cấp, tiếp nhận kín và xử lý kín thành các nguyên liệu để tái chế - thu hồi.
700 Nghiên cứu sử dụng nước thải biogas trong trồng cà chua / // .- 2021 .- Số 6(747) .- Tr. 47-49 .- 363
Giới thiệu kết quả nghiên cứu sử dụng nước thải hầm khí sinh học (biogas) trong trồng cà chua. Kết quả cho thấy, việc thay thế một phần phân bón vô cơ bằng nước thải biogas không làm ảnh hưởng đến sinh trưởng, tình hình nhiễm một số loại sâu bệnh hại chính, năng suất và chất lượng của cây cà chua. Đây là cơ sở để đánh giá việc sử dụng nước thải biogas cho các loại cây trồng khác nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường, tăng cường tái tuần hoàn dinh dưỡng trong nông nghiệp, góp phần phát triển bền vững.