CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Môi trường & Khoa học Tự nhiên
581 Diễn biến chất lượng môi trường khu vực miền Nam năm 2021 / Lê Hoài Nam, Đặng Thiên Hưng, Nguyễn Thị Bích Vân // .- 2022 .- Số 3 .- .- 363
Năm 2021 khu vực miền Nam chất lượng không khí xung quanh có sự chênh lệch rõ rệt. Chất lượng nước một số nơi bị ô nhiễm nặng, đặc biệt TpHCM ô nhiễm nặng nhất. Chất lượng nước ven biển tương đối ổn định, chất lượng nước khu vực cửa sông ven biển có xu hướng cải thiện so với năm 2020.
582 Sản xuất thông minh – bệ phóng cho chuyển đổi số Rạng Đông / Minh Phượng // Tự động hóa ngày nay .- 2022 .- Số 253+254 .- Tr. 37-38 .- 629.8
Hơn 30 năm Rạng Đông đã tiến hành những bước đi đầu tiên khởi đầu cho hành trình chuyển đổi mạnh mẽ và kiên trì. Trong khâu sản xuất Rạng Đông đã đi từ thủ công đến tự động hóa, số hóa đặt nền móng cho chuyển đổi số.
583 Đánh giá khả năng hình thành bùn hạt hiếu khí trên mô hình công nghệ SBR trong phòng thí nghiệm / Phạm Văn Doanh, Nguyễn Bình Minh, Trần Thị Việt Nga // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2022 .- Số 1(Tập 64) .- Tr. 49-53 .- 363
Phân tích đánh giá khả năng hình thành bùn hạt hiếu khí trên mô hình công nghệ SBR trong phòng thí nghiệm. Bùn hạt hiếu khí có thể ứng dụng rộng rãi với các chất nền và các loại nước thải khác nhau. So với bùn hoạt tính thông thường, bùn hạt hiếu khí có cơ cấu tốt, khả năng duy trì sinh khối cao và có thể xử lý các hợp chất độc hại trong nước thải. Bùn hạt hiếu khí không chỉ có tác dụng loại bỏ tốt các bon mà còn có khả năng loại bỏ nitơ và phốt pho, vì vậy bùn hạt hiếu khí được sử dụng để xử lý nước thải sinh hoạt, nhà máy chế biến thực phẩm, chăn nuôi,… Nghiên cứu trình bày quá trình hình thành và phát triển của bùn hạt hiếu khí trong điều kiện phòng thí nghiệm với chất nền là acetate, bùn hoạt tính dùng để nuôi cấy được lấy từ Trạm xử lý nước thải. Kết quả cho thấy, sự hình thành bùn hạt tại mô hình A rất khó khăn. Ngược lại, tại mô hình B, bùn hạt được hình thành và phát triển ổn định sau 30-45 ngày thí nghiệm.
584 Nghiên cứu đánh giá nguy cơ lan truyền ô nhiễm bụi từ lò hỏa táng bằng ứng dụng mô hình ENVIMAP 3.0 / Hà Thị Hiền, Trần Quốc Việt // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2022 .- Số 1(Tập 64) .- Tr. 54-58 .- 363
Nghiên cứu phân tích đánh giá nguy cơ lan truyền ô nhiễm bụi từ lò hỏa táng bằng ứng dụng mô hình ENVIMAP 3.0. Đã có nhiều nghiên cứu về phát thải bụi, song nghiên cứu về phát thải bụi từ các lò hòa táng là một vấn đề mới. Khí thải từ hỏa thiêu gây ô nhiễm môi trường không khí, bao gồm các chất thủy ngân và nhiều chất độc hại khác sinh ra từ tay, chân giả, răng giả… Trong khí thải, các hạt bụi mịn với kích thước nhỏ tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhất, chúng có khả năng xâm nhập sâu vào phổi, ảnh hưởng đến cả hệ hô hấp và hệ thống mạch máu. Trường hợp hệ thống xử lý bụi thải hoạt động ổn định, nồng độ các chất ô nhiễm ở tất cả các khoảng cách đều nằm trong giới hạn cho phép theo quy chuẩn. Nghiên cứu góp phần cung cấp luận cứ khoa học cho các nhà quản lý về vùng chịu tác động bởi nguồn thải từ các lò hỏa táng, để xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường nhằm hạn chế các tác động bất lợi.
585 Đào tạo nguồn nhân lực ứng phó với biến đổi khí hậu cùng Đồng bằng sông Cửu Long / Từ Diệp Công Thành // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2022 .- Số 3(756) .- Tr. 16-18 .- 363
Phân tích những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới sản xuất nông nghiệp và đề xuất giải pháp phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có nhiều tiềm năng trong phát triển kinh tế - xã hội của khu vực cũng như cả nước. Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhất là bối cảnh biến đổi khí hậu, Đồng bằng sông Cửu Long phải phát huy mọi tiềm năng vốn có, không để tụt hậu trong thời kỳ hội nhập. Để làm được điều đó, Đồng bằng sông Cửu Long phải cùng lúc tiến hành nhiều nhiệm vụ khác nhau trên tổng thể các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh – quốc phòng... Công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao là nhiệm vụ vô cùng quan trọng và cấp bách, phải bắt đầu từ phát triển nguồn nhân lực – chiến lược phát triển con người, đáp ứng yêu cầu thích ứng, ứng phó với biến đổi khí hậu, hội nhập và phát triển. Phát triển nguồn nhân lực nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu dân cư; đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ phục vụ phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
586 Minh bạch hóa quản trị nguồn nước lưu vực sông Mekong dựa trên tiếp cận KH&CN / Nguyễn Minh Quang // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2022 .- Số 1+2(754+755) .- Tr. 46-49 .- 363
Công cụ giám sát đập thủy điện Mekong (MDM) nhằm minh bạch hóa và đề cao trách nhiệm trong quản trị nguồn nước lưu vực sông Mekong dựa trên tiếp cận KH&CN. Bên cạnh tác động của biến đổi khí hậu, việc sử dụng nguồn nước ở thượng nguồn sông Mekong những năm qua đã khiến cho vấn đề an ninh nguồn nước của khu vực hạ lưu ngày càng trở nên khó khăn. MDM được cho là công cụ tiên phong trong việc cải thiện tính minh bạch và trách nhiệm trong quan trị nguồn nước xuyên biên giới ở các quốc gia thượng nguồn, giúp cung cấp dữ liệu và bằng chứng thực tế để hạn chế việc “thao túng thông tin”, từ đó cải thiện năng lực và sự chủ động ứng phó của cộng đồng ở vùng hạ lưu.
587 KH&CN góp phần đảm bảo an ninh, an toàn bức xạ hạt nhân quốc gia / Nguyễn Trọng Ngọ // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2022 .- Số 1+2(754+755) .- Tr. 64-65 .- 363
Đánh giá hiện trạng phông phóng xạ môi trường biển Việt Nam, khả năng phát tán, ảnh hưởng phóng xạ từ các nhà máy điện hạt nhân đang vận hành gần lãnh thổ nước ta, đặc biệt đã chế tạo thành công hệ thiết bị quan trắc cảnh báo tự động phóng xạ môi trường biển, góp phần quan trọng đảm bảo an ninh, an toàn bức xạ hạt nhân quốc gia. Mặc dù luôn phải tuân thủ các nguyên tắc an toàn ở mức cao nhất nhưng sự vận hành của các nhà máy điện hạt nhân này vẫn luôn mang lại những lo ngại sâu sắc, bởi vì nếu có sự cố xảy ra thì những hậu quả để lại sẽ vô vùng lớn, không chỉ đối với môi trường sinh thái mà còn cả tính mạng, sức khỏe con người.
588 Lai tạo và chọn các giống lúa thơm phục vụ cùng trồng lúa thơm của tỉnh Sóc Trăng / Vũ Thị Hiếu Đông // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2022 .- Số 1+2(754+755) .- Tr. 95-96 .- 363
Nghiên cứu trình bày lai tạo và chọn các giống lúa thơm phục vụ cùng trồng lúa thơm của tỉnh Sóc Trăng. Không chỉ thay đổi cơ cấu giống lúa, phương thức sản xuất lúa những năm gần đây cũng có sự chuyển hướng rõ nét. Thay vì sản xuất theo phương thức truyền thống, nhiều hộ nông dân chuyển sang sản xuất theo quy trình, quy chuẩn an toàn, đạt chuẩn VietGAP, GlobalGAP…, tạo ra sản phẩm có truy xuất nguồn gốc, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo yêu cầu của từng đối tác thu mua. Với mục tiêu chọn tạo các giống lúa thơm phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, các nhà khoa học thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Sóc Trăng đã nghiên cứu, lai tạo và chọn được 6 loại giống lúa thơm phục vụ vùng trồng lúa thơm của tỉnh, góp phần mở ra cơ hội cho việc sản xuất các loại gạo đặc sản của Việt Nam nói chung, tỉnh Sóc Trăng nói riêng.
589 Ứng dụng công cụ di truyền học trong bảo tồn loài hổ (Panthera tigris) / Võ Văn Sự, Chu Đức Hà // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2022 .- Số 1+2(754+755) .- Tr. 107-110 .- 363
Giới thiệu vài nét về nguồn gốc tiến hóa, cơ chế di truyền màu sắc lông của hổ và các ứng dụng của công cụ phân tích gen trong việc bảo tồn và quản lý loài này. Công nghệ gen phát triển đã làm sáng tỏ về nguồn gốc, tiến hóa và sự thích nghi của loài hổ. Các nhà khoa học đã bắt đầu giải thích được sự đa dạng về màu sắc bộ lông và sọc trên cơ thể của các cá thể hổ. Những phát hiện này có ý nghĩa rất quan trọng đối với công tác bảo tồn in situ và ex situ. Nếu các quốc gia không có những biện pháp mạnh mẽ nhằm ngăn chặn nạn săn bắt, buôn bán hổ hoang dã và tăng cường các giải pháp bảo tồn nguồn gen, rất có thể trong thời gian tiếp theo, hổ và các loài động vật hoang dã khác sẽ chỉ còn xuất hiện trong điều kiện nuôi nhốt hoặc trong các áng văn thơ.
590 Phân lập vi khuẩn phân hủy toluene và khảo sát khả năng phân hủy hỗn hợp hydrocarbon thơm trong nước thải phòng thí nghiệm / Nguyễn Thị Phi Oanh, Lê Hoàng Khang // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2022 .- Số 1(Tập 64) .- Tr. 16-20 .- 363
Nghiên cứu mô tả phân lập vi khuẩn phân hủy toluene và khảo sát khả năng phân hủy hỗn hợp hydrocarbon thơm trong nước thải phòng thí nghiệm. Toluene là hydrocarbon thơm được sử dụng chủ yếu phổ biến như dung môi công nghiệp và là một trong những thành phần chính của xăng. Do tan được trong nước nên toluene có thể hiện diện ở nước mặt hoặc lăn lỏi từ đất xuống mạch nước ngầm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Các mẫu bùn lắng được thu từ hệ thống xử lý nước thải phòng thí nghiệm hóa học được sử dụng để phân lập vi khuẩn có khả năng phân hủy toluene và khảo sát khả năng phân hủy. Kết quả khả sát cho thấy vi khuẩn có khả năng phân hủy hiệu quả các hydrocarbon thơm khác hiện diện trong nước thải như acetophenone, benzaldehyde, phenol, pyridine và xylene. Vi khuẩn có khả năng phân hủy nhiều hợp chất hữu cơ khác nhau là những dòng vi khuẩn được đặc biệt quan tâm trong nghiên cứu ứng dụng để xử lý chất ô nhiễm bằng biện pháp sinh học.