CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Môi trường & Khoa học Tự nhiên

  • Duyệt theo:
501 Ứng dụng vật liệu sinh học được điều chế từ vỏ hạt Macadamia để hấp phụ màu trong nước thải dệt nhuộm / Nguyễn Thị Thanh Trâm, Hoàng Lê Thụy Thùy Trang, Nguyễn Thị Thanh Thảo, Đào Minh Trung // Tài nguyên & Môi trường .- 2022 .- Số 13(387) .- Tr. 31-32 .- 628

Trình bày việc nghiên cứu hấp phụ màu Methylene Blue trong nước thải dệt nhuộm bằng vật liệu sinh học được điều chế từ vỏ hạt Macadamia, một loại phế phẩm nông nghiệp được thực hiện.

502 Ứng dụng xử lý Reactive Red-195 trong nước bằng vật liệu từ tính điều chế từ hạt cây Bò cạp vàng / Hoàng Lê Thụy Thùy Trang // Tài nguyên & Môi trường .- 2022 .- Số 13(387) .- Tr. 28-30 .- 628

Trình bày việc ứng dụng các vật liệu có nguồn gốc từ tự nhiên trong loại bỏ màu và cải thiện chỉ số COD trong nước thải từ một số ngành công nghiệp đang nhận được nhiều sự quan tâm từ các nhà khoa học.

503 Định giá carbon và giải pháp thúc đẩy phát triển thị trường carbon tại Việt Nam / Vũ Thị Yến Anh // .- 2022 .- Số 779 .- Tr. 112-115 .- 363

Khái quát về định giá carbon. Thị trường carbon trên thế giới. Giải pháp thúc đẩy phát triển thị trường carbon tại Việt Nam.

504 Đánh giá thực trạng pháp luật về trách nhiệm, quyền hạn, yêu cầu năng lực của nhân sự chuyên trách về bảo vệ môi trường trong doanh nghiệp, khu công nghiệp, khu kinh tế / Phạm Ánh Huyền, Dương Thị Minh Thúy // Tài nguyên & Môi trường .- 2022 .- Số 15(389) .- Tr. 14-16 .- 363

Bài viết phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về trách nhiệm, quyền hạn, yêu cầu năng lực của nhân sự chuyên trách về bảo vệ môi trường trong doanh nghiệp, khu công nghiệp, khu kinh tế, từ đó xác định một nội dung nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường hiện nay.

505 Một cách tiếp cận đánh giá kết quả thực hiện chiến lược trong khu vực công tại Việt Nam / Đặng Thị Phương Hà, Hoàng Thanh Thương, Mai Thanh Dung, Lê Văn Nga // Tài nguyên & Môi trường .- 2022 .- Số 15(389) .- Tr. 17-20 .- 363

Bài viết tập trung vào cách tiếp cận đánh giá kết quả chiến lược dựa trên lý thuyết về sự thay đổi và đánh giá dựa trên kết quả, nhằm góp phần làm rõ về mặt cơ sở lý thuyết cũng như rút ra một số bài học kinh nghiệm trong hoạt động đánh giá kết quả chiến lược tại Việt Nam, bao gồm đánh giá kết quả thực hiện các chiến lược của ngành Tài nguyên và Môi trường.

506 Các nguy cơ môi trường và sinh thái trong quá trình phát triển điện mặt trời và khuyến nghị cho ở Việt Nam / Nguyễn Phương Nhung // Tài nguyên & Môi trường .- 2022 .- Số 15(389) .- Tr. 36-37 .- 363

Bài báo tổng quan các vấn đề môi trường và sinh thái phát sinh liên quan đến phát triển điện mặt trời và từ đó đề xuất một số khuyến nghị cho Việt Nam nhằm khai thác phát triển điện mặt trời gắn với sự bền vững về môi trường, sinh thái.

507 Đà Nẵng : nhiều điểm sáng về bảo vệ môi trường hiệu quả / Hoàng Thanh // Tài nguyên & Môi trường .- 2022 .- Số 15(389) .- Tr. 62-64 .- 363

Một trong những dấu ấn trong chặng đường 20 năm hình thành và phát triển ngành Tài nguyên và Môi trường Đà Nẵng là đã xây dựng thành công nhiều mô hình bảo vệ môi trường có quy mô, sức ảnh hưởng và đem lại nhiều hiệu quả thiết thực, điển hình như mô hình "Xây dựng Đà Nẵng - thành phố môi trường".

508 Công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt : những vấn đề cần quan tâm / Đinh Nam Vinh // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2022 .- Số 7(760) .- Tr. 23-25 .- 363

Nghiên cứu những vấn đề cần quan tâm trong công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt. Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt đang gia tăng nhanh chóng tại Việt Nam trong những năm gần đây, đòi hỏi cần có những biện pháp kịp thời và công nghệ xử lý phù hợp để bảo vệ môi trường, cũng như sức khỏe người dân. Xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường nói chung hay công tác quản lý chất thải rắn nói riêng là việc làm cần thiết và phù hợp với nền kinh tế thị trường hiện nay. Công tác xử lý chất thải rắn sinh hoạt có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng cuộc sống và bảo vệ môi trường. Đây cũng là một trong các tiêu chí giúp Việt Nam có đủ năng lực để hội nhập quốc tế về mọi mặt. Quản lý tổng hợp chất thải rắn là một trong những ưu tiên của công tác bảo vệ môi trường, góp phần kiểm soát ô nhiễm, hướng tới phát triển bền vững đất nước.

509 Chuyển dịch nhiệt điện than tại Việt Nam trong bối cảnh biến đổi khí hậu / Trần Hoàng Anh, Trương An Hà, Ngô Thị Tố Nhiên // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2022 .- Số 7(760) .- Tr. 26-29 .- 363

Trình bày chuyển dịch nhiệt điện than tại Việt Nam trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Sự phát triển nhanh chóng của nhiệt điện than trong những năm qua đã đưa Việt Nam vào nhóm các nước đứng đầu thế giới về công suất lắp đặt nhiệt điện than; đồng thời trở thành nguồn cung cấp điện chính cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, đứng trước các thách thức toàn cầu về biến đổi khí hậu cũng như các cam kết quốc tế về cắt giảm phát thải, Việt Nam cần có chiến lược sử dụng hiệu quả loại hình nguồn điện này. Bài toán cho nhiệt điện than cần cân nhắc nhiều giải pháp từ góc độ kỹ thuật, chính sách, xã hội cho đến cơ chế tài chính và các bài học kinh nghiệm quốc tế để cân bằng giữa đảm bảo an ninh năng lượng và đóng góp vào mục tiêu chống biến đổi khí hậu toàn cầu. Các giải pháp có thể được xem xét bao gồm cải tiến kỹ thuật, nâng cấp công nghệ để tăng hiệu suất, tăng khả năng vận hành linh hoạt; cải thiện chế độ vận hành, quy trình bảo trì bảo dưỡng; nghiên cứu áp dụng công nghệ thu hồi CO2, xây dựng lộ trình và cơ chế chuyển đổi các nhà máy nhiệt điện than phù hợp để đảm bảo quá trình chuyển dịch công bằng cho tất cả các bên liên quan.

510 Biến xỉ thải photpho thành vật liệu mới trong xây dựng và giao thông / Phạm Thị Mai Hương, Vũ Minh Tân, Phan Thị Quyên, Vũ Thị Huyền // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2022 .- Số 7(760) .- Tr. 30-31 .- 363

Nghiên cứu biến xỉ thải photpho thành vật liệu mới góp phần làm giảm một lượng lớn xỉ thải photpho, đồng thời tạo ra vật liệu mới trong xây dựng và giao thông. Nghiên cứu thực hiện phân tích thành phần, đặc trưng cấu trúc của xỉ thải photpho vàng. Bên cạnh đó, nhóm đã sử dụng vôi tôi để cố định các thành phần có thể ảnh hưởng đến môi trường của xỉ như flour, canxi, photpho… Từ việc gắn kết các thành phần trên, một lớp vỏ bọc an toàn được tạo ra, đảm bảo sản phẩm không thải bất kỳ chất có hại nào ra môi trường. Kết quả không chỉ mang lại cơ hội giải quyết triệt để lượng xỉ thải lớn mà còn cung cấp nguồn vật liệu mới cho hoạt động sản xuất và xây dựng. Trong thời gian tới, nhóm nghiên cứu sẽ đề xuất với các cơ quan quản lý liên quan về việc xây dựng một hành lang pháp lý, chứng nhận cho các sản phẩm từ xỉ thải để các sản phẩm này có thể dễ dàng lưu hành trên thị trường.