CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Môi trường & Khoa học Tự nhiên
481 Đánh giá độc tính cấp một số chế phẩm sinh học lưu hành tại Việt Nam / Phạm Thị Kiều Oanh, Huỳnh Thị Thu Huệ, Nguyễn Thị Thiên Phương // Môi trường .- 2022 .- Số 9 .- Tr. 44-47 .- 363
Do con đường hóa chất thâm nhập vào cơ thể phổ biến nhất là qua đường hô hấp và hấp thụ qua da, do vậy nhóm nghiên cứu lựa chọn 6 chế phẩm sinh học phổ biến: enzyme, hoạt chất sinh học, vi khuẩn đang được lưu hành trên thị trường để đánh giá độc tính cấp theo đường hô hấp và kích ứng da.
482 Nghiên cứu và ứng dụng một số công nghệ nền tảng 4.0 trong quản lý chất thải rắn đô thị và khuyến nghị cho Việt Nam / Nguyễn Quang Hùng // Môi trường .- 2022 .- Số 9 .- Tr. 48-50 .- 363
Một số nghiên cứu, ứng dụng công nghệ 4.0 trong quản lý chất thải rắn đô thị trên thế giới; Cơ hội, thách thức và bài học cho công tác quản lý chất thải rắn đô thị ở Việt Nam; Một số khuyến nghị về thay đổi cách tiếp cận trong quản lý chất thải rắn đô thị.
483 Nghiên cứu, xây dựng mô hình mô phỏng bài toán cực trị trong khảo sát chuyển động của vật trên mặt phẳng nghiên bằng ngôn ngữ lập trình Mathematica / Huỳnh Trọng Dương, Võ Thị Hoa // Khoa học Đại học Quảng Nam .- 2022 .- Số 23 .- Tr. 36-44 .- 540
Bài viết đề cập đến ứng dụng của phần mềm Mathematica trong giảng dạy môn Vật lý. Cụ thể, ngôn ngữ của phần mềm này được sử dụng để xây dựng các mô hình khảo sát và mô phỏng bài toán cực trị của vật chuyển động trên mặt phẳng nghiêng.
484 Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ vi tảo Chlorella sp. và bùn hoạt tính loại bỏ chất dinh dưỡng và chất hữu cơ cho nước thải có nồng độ C/N thấp / Lý Thị Ái Duyên, Nguyễn Thị Bé Liên, Nguyễn Thị Thùy Dương, Nguyễn Phương Thảo, Bùi Xuân Thành, Trần Công Sắc, Đỗ Văn Tiến, Lê Linh Thy // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2022 .- Số 8 .- Tr. 58-64 .- 363
Hỗn hợp vi tảo và bùn hoạt tính được nuôi cấy trong hệ thống photobioreactor (PBR) với các tỷ lệ nuôi cấy khác nhau (1:0, 3:1, 1:1, 0:1 wt/wt) nhằm xác định một tỷ lệ tốt nhất cho việc loại bỏ chất hữu cơ, chất dinh dưỡng trong hệ thống đồng nuôi cấy. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hệ đồng nuôi cấy có tỷ lệ vi tảo cao hơn sẽ loại bỏ TN tốt hơn. Hệ thống PBR với tỷ lệ nuôi cấy 1:0, 3:1 có tốc độ loại bỏ TN cao hơn so với các tỷ lệ 1:1 và 0:1, đạt tốc độ loại bỏ cao nhất ở tỷ lệ 1:0 với hiệu quả xử lý lên đến 96% và tỷ lệ 3:1 đạt 90% sau 6 ngày vận hành. Ngoài ra, bể phản ứng chỉ có vi tảo, bể phản ứng đồng nuôi cấy vi tảo và bùn hoạt tính có hiệu quả xử lý TP cao hơn so với hệ thống chỉ có bùn hoạt tính. Hiệu quả xử lý TP cao nhất ở môi trường nuôi cấy tảo đơn lẻ (tỷ lệ 1:0) đạt 98,8% TP chỉ sau 9 ngày. Tỷ lệ 3:1 và 1:1 cho thấy tốc độ loại bỏ COD cao hơn đáng kể so với các tỷ lệ khác, lần lượt là 131 mg/l/ngày và 118 mg/l/ngày. Sau 4 ngày vận hành, tỷ lệ 3:1 xử lý tới 96% COD với tốc độ loại bỏ riêng cao nhất (132,7 mg/l/ngày). Đánh giá dựa trên hiệu quả xử lý chất dinh dưỡng và chất hữu cơ cho thấy, tỷ lệ 3:1 của hệ đồng nuôi cấy vi tảo và bùn hoạt tính trong hệ thống PBR là tốt nhất trong ứng dụng xử lý nước thải.
485 Nghiên cứu một số giải pháp phát triển theo hướng bền vững vận tải ven biển khu vực phía Nam / Trần Quang Bằng // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2022 .- Số 617 .- Tr. 121-122 .- 363.73
Bài báo phân tích, đánh giá hiện trạng phát triển vận tải ven biển khu vực phía Nam trên quan điểm theo hướng bền vững về kinh tế, xã hội, môi trường. Trên cơ sở đó nhằm đề xuất một số giải pháp phát triển theo hướng bền vững vận tải ven biển khu vực phía Nam.
486 Ảnh hưởng của một số yếu tố trong quá trình hấp phụ ion Niken bởi phụ phẩm nông nghiệp / Trần Thị Kiều Ngân, Lê Văn Thuận // Khoa học & Công nghệ Đại học Duy Tân .- 2022 .- Số 4(53) .- Tr. 72-79 .- 363
Trong nghiên cứu này, ba dạng phế phẩm nông nghiệp là vỏ đậu phụng (VĐP), vỏ trấu (VT), và bã cà phê (CF) đã được sử dụng để xử lý ion niken (Ni(II)) trong môi trường nước. Kết quả phân tích bằng phương pháp SEM và FTIR cho thấy vật liệu VĐP, VT và CF sở hữu các đặc trưng về hình thái và các nhóm chức thuận lợi cho quá trình hấp phụ ion Ni(II). Ở điều kiện tối ưu pH 6, thời gian hấp phụ 90 phút (đối với VĐP), 60 phút (đối với VT, bã CF), và liều lượng hấp phụ là 10g/L, hiệu suất loại bỏ ion Ni(II) lần lượt là 89.05%, 59.00% và 60.00%. Theo tính toán thực nghiệm, dung lượng hấp phụ cực đại của VĐP, VT, bã CF đối với Ni(II) lần lượt đạt 106.59mg/g, 51.30mg/g và 45.23mg/g. Kết quả nghiên cứu khẳng định rằng vật liệu VĐP, VT, và bã CF là những vật liệu hấp phụ giá rẻ, thân thiện với môi trường và có triển vọng cao trong ứng dụng xử lý các kim loại nặng trong nước thải.
487 Chính sách kiểm soát ô nhiễm vi nhựa hiện nay tại Việt Nam và giải pháp hoàn thiện / Nguyễn Ngọc Ánh // Tài nguyên & Môi trường .- 2022 .- Số 16 (390) .- Tr. 15-16 .- 363
Trình bày thực trạng công tác quản lý chất thải nhựa tại Việt Nam và đưa ra một số giái pháp cụ thể để kiểm soát ô nhiễm chất thải nhựa.
488 Kiến trúc kho dữ liệu mở ngành Tài nguyên và Môi trường tích hợp lên hệ tri thức Việt số hóa / Đặng Thị Thu Trang, Phạm Minh Trường, Nhâm Ngọc Tân // Tài nguyên & Môi trường .- 2022 .- Số 16 (390) .- Tr. 19-21 .- 004
Trình bày mô hình tổng thể và kiến trúc kho dữ liệu mở ngành Tài nguyên và Môi trường; đưa ra các giải pháp tích hợp dữ liệu ngành Tài nguyên và Môi trường tích hợp lên hệ tri thức Việt số hóa.
489 Xây dựng cơ sở dữ liệu giảng viên tham gia giảng dạy các chương trình bồi dưỡng cho công chức, viên chức ngành Tài nguyên và Môi trường / Nhâm Ngọc Tân, Nguyễn Thị Thủy, Nghiêm Minh Hiếu // Tài nguyên & Môi trường .- 2022 .- Số 16 (390) .- Tr. 24-26 .- 004
Ứng dụng công nghệ thông tin là một trong các định hướng quan trọng của ngành Tài nguyên và Môi trường trong giai đoạn hiện nay. Việc ứng dụng công nghệ thông tin là bắt buộc để đáp ứng được các mục tiêu quản lý nhà nước theo hướng phát triển bền vững, hiện đại và phù hợp với xu thế chuyển đổi số. Xây dựng cơ sở dữ liệu giảng viên tham gia giảng dạy các chương trình bồi dưỡng cho công chức, viên chức ngành Tài nguyên và Môi trường là một nhu cầu tất yếu và cần thiết đảm bảo nâng cao năng lực nghề nghiệp, trình độ chuyên môn của đội ngũ công chức, viên chức ngành Tài nguyên và Môi trường.
490 Vai trò các yếu tố kỹ thuật trong xây dựng hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia / Hoàng Dương Huấn, Nguyễn Quang Tuấn // Tài nguyên & Môi trường .- 2022 .- Số 16 (390) .- Tr. 56-57 .- 363
Trình bày các yếu tố kỹ thuật trong xây dựng hệ thống dữ liệu không gian như: mô hình kiến trúc hệ thống; phần cứng, hạ tầng mạng và truyền thông; an ninh và bảo mật; chuẩn dịch vụ và phần mềm; chuẩn dữ liệu; tập hợp dữ liệu; siêu dữ liệu.