CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Môi trường & Khoa học Tự nhiên

  • Duyệt theo:
461 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự ôxy hoá lipid trong quá trình lên men đậu nành bởi vi khuẩn Bacillus subtilis / Nguyễn Thị Hồng Thắm, Nguyễn Thị Lệ Ngọc, Nguyễn Công Hà // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2022 .- Số 64 .- Tr. 54-58 .- 664.02

Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định ảnh hưởng của các yếu tố (pH, nhiệt độ và thời gian lên men) trong quá trình lên men đậu nành bởi vi khuẩn Bacillus subtilis tới sự ôxy hoá lipid. Đậu nành được lên men ở các điều kiện khác nhau: pH (6,0, 6,3 - pH tự nhiên của nguyên liệu, 7,0 và 8,0), nhiệt độ (28, 33, 35 - nhiệt độ phòng và 38oC) và thời gian lên men (24, 36, 48 và 60 giờ). Để xác định mức độ ôxy hoá lipid, các thông số liên quan đến sự ôxy hoá như DPPH, IC50, hàm lượng lipid tổng, peroxyt, TBARs, hàm lượng acid béo tự do đã được xác định. Sự ôxy hoá lipid xảy ra mạnh nhất ở pH 6,0, nhiệt độ 35oC và thời gian lên men 60 giờ; sự ôxy hoá xảy ra thấp nhất ở pH 7,0, nhiệt độ 28oC và thời gian lên men 24 giờ.

462 Cải thiện khả năng sống sót của Lactobacillus plantarum VAL6 bằng đáp ứng thích nghi với sốc môi trường / Nguyễn Hữu Thanh, Nguyễn Phú Thọ, Nguyễn Thành Dũng, Nguyễn Thị Tố Uyên, Bùi Nhi Bình, Phạm Thúy Vy, Nguyễn Hoàng Tính, Đặng Chí Thiện, Nguyễn Thị Bích Như // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2022 .- Số 64 .- Tr. 59-64 .- 664.02

Để chứng minh sự thích nghi của vi khuẩn lactic (LAB) với sốc môi trường có thể cải thiện khả năng sống sót của tế bào trong quá trình sấy đông khô, chủng vi khuẩn Lactobacillus plantarum VAL6 được nuôi cấy dưới các điều kiện gây sốc khác nhau như nhiệt độ, pH và sự tăng nồng độ CO2. Kết quả phân tích mật số cho thấy, vi khuẩn này có khả năng sống sót ở các điều kiện môi trường khắc nghiệt như pH 2,5, nhiệt độ 47oC và điều kiện yếm khí do CO2 tạo ra. Đặc biệt, việc nuôi cấy tăng cường CO2 có thể kích thích làm tăng mật số của L. plantarum VAL6 (đạt 9,4 so với 9 LogCFU/ml ở điều kiện nuôi cấy bình thường). Sau khi tế bào được thích nghi với sốc môi trường ở pH 3,5, tỷ lệ sống sót sau sấy đông của L. plantarum VAL6 đạt cao nhất là 28% (cao hơn khoảng 2.500 lần so với đối chứng không gây sốc). Kết quả nghiên cứu cho thấy tiềm năng sử dụng sốc môi trường để cải thiện tỷ lệ sống sót của chủng giống LAB khởi động cho các ứng dụng thực phẩm.

463 Using quail eggshell to treat methylene blue in aqueous solution / Tran Thi Kieu Ngan, Dao My Uyen, Le Van Thuan // Khoa học & Công nghệ Đại học Duy Tân .- 2022 .- Số 5(54) .- P. 116-123 .- 363

In this study, the raw quail eggshell powder (RQEP) was utilized as a cheap and environmentally friendly adsorbent to remove methylene blue (MB) from aqueous media under different conditions. The morphology of the prepared adsorbent was determined by scanning electron microscopy. The Langmuir and Freundlich isotherm models were used to model the adsorption data. The obtained results showed that the adsorption of MB on RQEP was well-fitted with the Freundlich model. The optimal conditions for the MB adsorption were also established. The RQEP material has been shown to be effective in MB treatment in aqueous solution with a maximum adsorption capacity of 11.47mg/g.

464 Định hướng phát triển các khu quản lý chất thải rắn, nguy hại tập trung trong quy hoạch bảo vệ môi trường thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 / Lê Hữu Đạt // Môi trường .- 2022 .- Số 10 .- Tr. 11-13 .- 363.7

Trình bày về đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch quản lý chất thải rawbs tauh Việt Nam, dự báo nhu cầu hình thành các khu quản lý chất thải rắn, nguy hại tập trung giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, định hướng phát triển các khu quản lý chất thải rắn, nguy hại tập trung tại Việt Nam.

465 Quản lý tài nguyên nước theo nguyên tắc kinh tế tuần hoàn : tiềm năng áp dụng trong lĩnh vực công nghiệp / Nguyễn Tú Anh, Trần Văn Trà // Môi trường .- 2022 .- Số 10 .- Tr. 31-34 .- 363.7

Trình bày về quản lý nhà nước theo nguyên tắc kinh tế tuần hoàn trong sản xuất công nghiệp và kinh nghiệm quốc tế về quản lý nhà nước tuần hoàn trong công nghiệp.

466 Áp dụng mô hình khu công nghiệp sinh thái hướng đến sự phát triển bền vững tại Việt Nam / Lê Xuân Thịnh, Vũ Năng Nam, Nguyễn Trâm Anh // Môi trường .- 2022 .- Số 10 .- Tr. 41-42 .- 577.5

Trình bày về hiện trạng phát triển khu công nghiệp, áp dụng sử dụng hiệu quả tài nguyên – sản xuất sạch hơn trong các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, cộng sinh công nghiệp – đô thị và đưa ra các khuyến nghị.

467 Quan hệ giữa chuyển đổi số, quản lý chất thải và kinh tế tuần hoàn / Lại Văn Mạnh, Nguyễn Thị Thu Trang // Môi trường .- 2022 .- Số 10 .- Tr. 43-46 .- 363.7

Trình bày nhận thức về kinh tế tuần hoàn, quản lý chất thải và kinh tế tuần hoàn, công nghệ, số hóa và kinh tế tuần hoàn, kết luận và kiến nghị.

468 Kinh nghiệm phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn trong đô thị dựa trên cộng sinh đô thị ở một số nước và khuyến nghị cho Việt Nam / Nguyễn Thị Thục // Môi trường .- 2022 .- Số 10 .- Tr. 72-76 .- 363.7

Trình bày về kinh nghiệm thực tiễn ứng dụng cộng sinh trong phát triển kinh tế tuần hoàn ở cấp vĩ mô, tại một số đô thị trên thế giới. Dựa trên cơ sở đó, cùng với việc xem xét bối cảnh, định hướng, bài viết đưa ra những khuyến nghị phát triển kinh tế tuần hoàn ở khu vực đô thị dựa trên mạng lưới cộng sinh hiệu quả tại đô thị ở Việt Nam.

469 Quy hoạch tài nguyên nước hướng đến mục tiêu phát triển bền vững / Nguyễn Văn Thành // Tài nguyên & Môi trường .- 2022 .- Số 19 (393) .- Tr. 57-58 .- 363.7

Trình bày về quy hoạch ngành đầu tiên trong lĩnh vực tài nguyên nước và làm rõ các giải pháp bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh nguồn nước.

470 Phát triển bền vững năng lượng tái tạo : tiềm năng và rào cản đối với Việt Nam / Trịnh Thu Thủy // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2022 .- Số 620 .- Tr. 7 - 9 .- 363

Năng lượng tái tạo được coi là sự thay thế khả thi để đáp ứng nhu cầu năng lượng Việt Nam trong tương lai cũng như giảm thiểu khí phát thải. Việt Nam có tiềm năng phát triển nhanh chóng lĩnh vực này với các điều kiện thị trường hiện nay nếu có các chính sách hiệu quả. Tuy nhiên, nhu cầu mở rộng hoạt động sản xuât năng lượng tái tạo vẫn bị hạn chế bởi một số rào cản. Khắc phục các rào cản, đề xuất giải pháp hữu hiệu sẽ giúp người tiêu dùng được hưởng lợi từ các công nghệ năng lượng sạch có chi phí thấp và các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong nước.