CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Môi trường & Khoa học Tự nhiên
211 Hiện trạng quản lý chất thải nguy hại từ các hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định / Bùi Thị Thanh Thủy, Vũ Kim Hạnh // .- 2023 .- Số 19 - Tháng 10 .- Tr. 46-48 .- 363
Đánh giá tốc độ gia tăng lượng chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh, phân tích đánh giá các tồn tại trong công tác quản lý từ đó đưa ra các đánh giá nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn.
212 Tạo mã số định danh ID theo phương pháp tọa độ thửa cho thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất / Trần Đức Thuận // .- 2023 .- Số 19 - Tháng 10 .- Tr. 52-54 .- 333.7
Trình bày các vấn đề: Phương pháp tọa độ thửa tạo mã số định danh ID cho thửa đất bằng tọa độ trắc địa B, L; Giải pháp xử lý trường hợp trùng ID; Giải pháp tạo mã số định danh ID cho nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; Đánh giá tổng lượng mã số định danh và thời gian tồn tại ID.
213 Đề xuất giải pháp xử lý một số chất ô nhiễm đặc biệt trong nước mặt cung cấp nhu cầu sinh hoạt ở nước ta / Nguyễn Văn Hiển // .- 2023 .- Tháng 10 .- Tr. 100-102 .- 628
Tổng quan hiện trạng nguồn nước sông ô nhiễm chất đặc biệt và công nghệ xử lý; Cơ sở lý luận đề xuất giải pháp xử lý các chất ô nhiễm đặc biệt; Đề xuất dây chuyền công nghệ xử lý các chất đặc biệt.
214 Chuyển hóa cellulose trong bùn giấy thành glucose bằng phương pháp thủy phân với acid phosphoric / Võ Thị Thanh Hương, Huỳnh Dương Anh Tuấn, Phan Ngọc Trúc Vy // .- 2023 .- Số 9 .- Tr. 26-31 .- 363
Acid phosphoric đã được sử dụng làm tác nhân thủy phân để chuyển hóa cellulose tồn dư trong bùn thải của nhà máy giấy thành dịch đường. Sau đó, dịch đường được lên men với vi khuẩn Acetobacter xylinum để tổng hợp cellulose vi khuẩn. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thủy phân được tiến hành khảo sát thông qua các thí nghiệm để tìm ra điều kiện phù hợp.
215 Tổng quan tiến độ thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững liên quan đến tài nguyên và môi trường ở Việt Nam / Nguyễn Thị Thanh Nga // .- 2023 .- Tháng 9 .- Tr. 32-35 .- 363
Đánh giá tình hình thực hiện Chương trình nghị sự 2030 cùng 17 mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) liên quan đến tài nguyên và môi trường trong thời gian qua tại Việt Nam nhằm hướng tới việc đạt được SDGs liên quan đến tài nguyên và môi trường vào năm 2030, trong đó có những nội dung: SDG 6 về nước sạch và vệ sinh; SDG 7 về năng lượng sạch và bền vững; SDG 11 về phát triển đô thị và nông thôn bền vững; SDG 12 về sản xuất và tiêu dùng bền vững; SDG 13 về các hành động khí hậu; SDG 14 về bảo tồn và sử dụng bền vững đại dương và biển; SDG 15 về bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển rừng bền vững.
216 Xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của cộng đồng dân cư dưới góc nhìn bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường / Vũ Lân // .- 2023 .- Số 9 .- Tr. 36-38 .- 363
Vấn đề bảo vệ tài nguyên thiên nhiên môi trường trong quá trình xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của cộng đồng dân cư; Một số nhiệm vụ, giải pháp.
217 Tài nguyên nước thải và lợi ích khi tái sử dụng nước thải / Đoàn Thụy Kim Phương // .- 2023 .- Tháng 9 .- Tr. 41-43 .- 363
Nêu lên lợi ích của việc tái sử dụng nước thải, bài học kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới và đề xuất giải pháp để tăng cường tái chế, tái sử dụng nước thải trên toàn cầu trong thời gian tới.
218 Chính sách về “tẩy xanh” của Liên minh châu Âu và một số gợi mở cho Việt Nam / Nguyễn Sỹ Linh, Nguyễn Thị Ngọc Ánh, Phạm Văn Cường // .- 2023 .- Tháng 9 .- Tr. 44-47 .- 363
Phân tích bối cảnh ra đời và nội dung của một số chính sách liên quan đến “tẩy xanh” của Liên minh châu Âu và đề xuất một số chính sách đối với Việt Nam.
219 Sử dụng quy trình fenton hòa tan bụi đồng thau : nghiên cứu động học quá trình hòa tan đồng / Nguyễn Văn Phương, Nguyễn Xuân Tòng // .- 2023 .- Tập 65 - Số 09 - Tháng 09 .- Tr. 3 - 12 .- 363
Bụi thải từ các cơ sở gia công đánh bóng đồng thau có hàm lượng đồng cao, có giá trị kinh tế cần phải thu hồi. Hòa tan đồng từ bụi thải trong gia công đồng thau dựa trên phản ứng Fenton là một giải pháp thủy luyện rất đáng quan tâm vì lợi ích kinh tế và môi trường. Phương pháp thiết kế thí nghiệm được sử dụng để xác định các thông số phù hợp bao gồm pH, hàm lượng Fe2+, tốc độ khuấy và hàm lượng H2O2 cho quá trình hòa tan đồng từ bụi đồng thau. Các mô hình động học và các các thông số động học cũng đã được xác định. Kết quả cho thấy hiệu suất hòa tan đồng đạt 97%, cùng với các hằng số vận tốc hòa tan lớn nhất trong quá trình phản ứng xảy ra tại pH 1, [Fe2+] 0,1M, tốc độ khuấy 60 vòng/phút, hàm lượng H2Oz 1,8% với lưu lượng 1 mL/phút, trong 2 giờ khảo sát. Dữ liệu động học đã cho thấy có thể sử dụng mô hình động học bậc 1 để giải thích động học quá trình hòa tan đồng từ bụi đồng thau và cơ chế của quá trình được kiểm sáo theo cơ chế phản ứng hóa học bề mặt. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy quá trình Fenton có thể sử dụng để hòa tan đồng từ bụi đồng thau làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo như điện phân thu hồi đồng kim loại hay sản xuất hóa chất.
220 Tổng hợp vật liệu tioz/fe3o4 nanocomposit để tách chiết và làm giàu pb, ứng dụng phân tích pb trong mẫu nước / Trần Thị Thanh Thúy, Vũ Hữu Tài, Nguyễn Văn Trọng, Lê Hoài Ân // .- 2023 .- Tập 65 - Số 06 .- Tr. 13 - 21 .- 363
Ion chì trong mẫu được làm giàu bằng vật liệu TiO/Fe3O,nanocomposit — chất hấp phụ pha rắn với kỹ thuật chiết pha rắn, sau đó được giải hấp phụ và xác định bằng phương pháp phổ nguyên tử. Tính chất của vật liệu TiO/Fe3O4 nanocomposit được phân tích bằng các phương pháp SEM, EDX, XRD. Các điều kiện chiết pha rắn sử dụng vật liệu TiO2/Fe3O4 nanocomposit như pH của dung dịch, khối lượng của vật liệu, thời gian hấp phụ, nồng độ chất giải hấp phụ được lần lượt khảo sát để đạt hiệu suất hấp phụ và giải hấp phụ cao nhất. Kết quả cho thấy khi sử dụng 150 mg chất hấp phụ trong 60 phút ở pH 8 và nồng độ chất giải hấp phụ HNO3 2M thì hiệu suất hấp phụ đạt 100% và hiệu suất giải hấp đạt 94,5% với nồng độ ban đầu của ion Pb2+ là 200 pg/L. Với các điều kiện tối ưu, ion chì được xác định bằng phương pháp phổ nguyên tử GF-AAS với nồng độ chì theo đường chuẩn tuyến tính trong khoảng 5,0-40,0 ug/L (r2=0,9998). Giới hạn phát hiện và giới hạn định lượng của phương pháp lần lượt là 0,9 ug/L và 3,0 ug/L; hiệu suất thu hồi của phương pháp khoảng 92,1%. Phương pháp được ứng dụng để xác định ion chì trong mẫu nước.