CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Môi trường & Khoa học Tự nhiên
1531 Xã hội hóa – Một trong những giải pháp quan trọng bảo vệ môi trường / Phạm Mạnh Hòa, Phan Y Vân, Ngô Minh Đức // Nghiên cứu phát triển bền vững .- 2012 .- Số 4 (37)/2012 .- Tr. 3-11. .- 363
Trình bày những vấn đề cơ bản về môi trường và xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường. Thực trạng công tác xã hội hóa bảo vệ môi trường. Một số kiến nghị và giải pháp.
1532 Thực trạng và giải pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường do sử dụng túi nilon trong sinh hoạt / Nguyễn Thị Bích Nguyệt // Nghiên cứu phát triển bền vững .- 2012 .- Số 4 (37)/2012 .- Tr. 12-16. .- 363
Trình bày bối cảnh và thực trạng sử dụng túi ni lon, tác hại của túi nilon đối với môi trường và nguyên nhân, nội dung và các giải pháp thực hiện.
1533 Nghiên cứu tận dụng phế phụ phẩm nông nghiệp để phát triển năng lượng sạch tại Việt Nam / Hoàng Thị Thanh Hiếu // Nghiên cứu Phát triển bền vững .- 2012 .- Số 4 (37)/2012 .- Tr. 17-21. .- 363
Trình bày thực trạng chất thải (phế phụ phẩm) nông nghiệp ở Việt
1534 Liên kết vùng trong phát triển du lịch ở các tỉnh Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung / Đinh Thị Lam // Nghiên cứu phát triển bền vững .- 2012 .- Số 4 (37)/2012 .- Tr. 40-45. .- 363
Trình bày sự cần thiết của liên kết vùng trong phát triển du lịch, thực trạng liên kết phát triển du lịch ở các tĩnh Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ. Định hướng liên kết vùng trong phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ.
1535 Xử lý nước thải phi tập trung tại các đô thị Việt Nam: Tồn tại và bài học kinh nghiệm / Frank Pogade, Trương Thị Kim Dung // Tài nguyên và môi trường .- 2012 .- Số 24 (158)/2012 .- Tr. 25-28. .- 363
Trình bày định nghĩa xử lý nước thải phi tập trung, mục đích dự án trình diễn trạm xử lý nước thải phi tập trung, quan trắc kết quả hoạt động, bài học kinh nghiệm rút ra từ dự án trình diễn trạm xử lý phi tập trung, những yêu cầu cần thiết cho việc quản lí bền vững trạm xử lý nước thải phi tập trung.
1536 Quản lý chất thải điện, điện tử trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Thành phố Hồ Chí Minh / Trần Minh Chí, Nguyễn Như Dũng // Tài nguyên và môi trường .- 2012 .- Số kỳ 1 tháng 12/2012 .- Tr. 9-12. .- 363
Trình bày hiện trạng quản lý chất thải điện tử tại TP. Hồ Chí Minh, phân tích các kinh nghiệm và kết quả đạt được trong quản lý tổng hợp chất thải điện, điện tử tại các quốc gia công nghiệp phát triển (Châu Âu, Bắc Mỹ) cũng như tại một số quốc gia khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Trên cơ sở phân tích các kinh nghiệm quốc tế về các vấn đề như chính sách, các công cụ hỗ trợ công tác quản lý tổng hợp chất thải điện, điện tử, bao gồm cả các mô hình áp dụng công cụ tài chính tại các quốc gia, tác giả đưa ra một số đề xuất cho công tác quản lý tổng hợp chất thải điện, điện tử cho TP. Hồ Chí Minh, bao gồm cả pháp lý, tài chính, truyền thông cũng như phát triển hạ tầng.
1537 Xây dựng cấu trúc nội dung Atlas điện tử về môi trường cho Thành phố Hồ Chí Minh / Ngô Cát Lượng // Tài nguyên & môi trường .- 2012 .- Số kỳ 1 tháng 12/2012 .- Tr. 20-22. .- 363
Bài báo thông qua việc phân tích đặc điểm môi trường TP. Hồ Chí Minh theo mô hình DPSIR (Driver – Pressure – State – Impac – Response) để xác định các tiêu chí, chỉ thị môi trường cần quan tâm; từ đó tiến hành mô hình hóa và đề xuất các chủ đề của atlas cùng các bản đồ cụ thể cho từng chuyên đề trong cấu trúc nội dung atlas môi trường thành phố.
1538 Kinh nghiệm từ chính sách kiểm soát ô nhiễm môi trường của Nhật Bản / Aki Nakauchi // Môi trường .- 2012 .- Số 10/2012 .- Tr. 53-54, 58. .- 363
Trong thập niên 1960, tốc độ tăng trưởng kinh tế quá nhanh đã làm cho Nhật Bản phải chịu những áp lực lớn từ các vấn đề môi trường như: ô nhiễm nghiêm trọng môi trường nước, không khí…Điều đó buộc các nhà quản lý môi trường của Nhật Bản phải sớm tìm kiếm các giải pháp về chính sách nhằm giảm thiểu ô nhiễm, mà vẫn đảm bảo sự phát triển kinh tế - xã hội và chất lượng cuộc sống của người dân. Bài viết này với mục đích chia sẻ kinh nghiệm của Nhật Bản trong công tác quản lý môi trường.
1539 Sử dụng tri thức bản địa, tập quán và luật tục để bảo vệ môi trường của một số dân tộc thiểu số vùng núi Bắc Bộ Việt Nam / TS. Phạm Quang Tiến // Nghiên cứu phát triển bền vững .- 2012 .- Số 3 (36)/2012 .- Tr. 44-50 .- 363
Trình bày quan niệm chung của các dân tộc thiểu số miền núi Bắc Bộ; tri thức bản địa bảo vệ môi trường của người H’mông Bắc Hà, Lào Cai, của dân tộc Thái; luật tục của người Mường; tập quán bảo vệ rừng của dân tộc Tày, Nùng; tri thức bản địa của người Dao và truyền thống canh tác gắn với bảo vệ rừng…
1540 Cơ hội và thách thức đối với phát triển năng lượng gió ở Việt Nam / ThS. Nguyễn Thị Thu Hà // Nghiên cứu Phát triển bền vững .- 2012 .- Số 3 (36)/2012 .- Tr. 51-57. .- 363
Phân tích những yếu tố thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển năng lượng gió ở Việt