CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Môi trường & Khoa học Tự nhiên

  • Duyệt theo:
1521 Hoạt động xử lý nước thải đô thị và nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực tại Việt Nam / PGS.TS. Ứng Quốc Dũng, KS. Đỗ Tiến Thành // Tài nguyên và Môi trường .- 2017 .- Số 6 ( 260 .- Tr. 28 – 29 .- 363.7

Phân tích thực trạng hoạt động xử lý nước thải đô thị và đào tạo nguồn nhân lực cho lĩnh vực thoát nước và xử lý nước thải tại Việt Nam.

1522 Nghiên cứu thuật toán chỉ số NDVI để đánh giá lớp phủ thực vật ven biển tỉnh Quảng Trị / ThS. Trần Thị Hân, ThS. Trần Anh Tuấn, ThS. Nguyễn Tuấn Anh, ThS. Ngô Thị Phương Thảo // Tài nguyên và Môi trường .- 2017 .- Số 5 (259 .- Tr.13 – 15 .- 363.7

Nghiên cứu sử dụng công nghệ GIS và RS để đánh giá biến động lớp phủ thực vật vùng ven biển tỉnh Quảng Trị thông qua chỉ số thực vật NDVI từ năm 2000 – 2015. Trong đó tập trung nghiên cứu sự biến đổi của các lớp phủ thực vật có chu kỳ dài như rừng trồng, thảm thực vật tự nhiên và những yếu tố tác động đến sự thay đổi của chúng.

1523 Nghiên cứu xác định loài sinh vật phù du chỉ thị cho mức ô nhiễm của thủy vực nuôi thủy sản nước ngọt trên địa bàn tỉnh Hải Dương / ThS. Tạ Hồng Minh, ThS. Nguyễn Công Thành, TS. Nguyễn Dương Thạo // Tài nguyên và Môi trường .- 2017 .- Số 4 (258) .- Tr. 26 – 29 .- 363.7

Trên cơ sở nguồn dữ liệu phân tích thực vật phù du, động vật phù du tại ao nuôi thủy sản nước ngọt đã xác được các chỉ số sinh học và sinh vật chỉ thị cho 4 đặc trưng chất lượng môi trường. Mức bẩn nhẹ xác định được 4 loài thực vật phù du và 1 nhóm ấu trùng giám sát là sinh vật chỉ thị; mức bẩn vừa có 3 loài thực vật phù du, 3 loài động vật phù du và 1 nhóm ấu trùng giám xác; mức bẩn nặng có 4 loài thực vật phù du, 3 loài động vật phù du và 1 nhóm ấu trùng giám xác; mức bẩn rất nặng có 3 loài thực vật phù du và 3 loài động vật phù du.

1524 Vốn xã hội trong bảo tồn đa dạng sinh học ở Liên minh Châu Âu (EU) và kinh nghiệm cho Việt Nam / TS. Nguyễn Thị Ngọc // .- 2017 .- Số 1/2017 .- Tr. 24-30 .- 327

Phân tích, đánh giá vai trò của vốn xã hội trong bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học ở các nước EU từ đó đề xuất một số bài học kinh nghiệm có thể áp dụng ở Việt Nam.

1525 Biến đổi khí hậu thách thức an ninh quốc gia của Việt Nam / TS. Tạ Đình Thi, ThS. Phan Thị Kim Oanh, ThS. Tạ Văn Trung // Tài nguyên và Môi trường .- 2017 .- Số 5 (259) .- Tr. 6 – 9 .- 363.7

Đề cập đến vấn đề an ninh quốc gia trong bối cảnh biến đổi khí hậu; biến đổi khí hậu và thách thức tới an ninh quốc gia; và đề xuất một số giải pháp nhằm bảo đảm an ninh quốc gia trước biến đổi khí hậu.

1526 Đề xuất tiêu chí lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ quan trắc, đánh giá, đo đạc để thu thập dữ liệu, chứng cứ, tính toán thiệt hại và xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại / PGS. TS. Phạm Văn Lợi, ThS. Trần Mai Phương // Tài nguyên và Môi trường .- 2016 .- Số kỳ 1 tháng 11/2016 .- Tr. 9-11 .- 363.7

Đề xuất tiêu chí lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ quan trắc, đánh giá, đo đạc để thu thập dữ liệu, chứng cứ, tính toán thiệt hại và xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với môi trường.

1527 Xử lý nước thải, các biện pháp quản lý và xử lý bùn thải từ các trạm xử lý nước thải sinh hoạt tập trung ở Việt Nam / Đinh Thị Nga, Hoàng Trọng Khiêm, Lê Hoàng Nghiêm // Tài nguyên và Môi trường .- 2016 .- Số kỳ 1 tháng 11/2016 .- Tr. 29-31 .- 363.7

Đánh giá tổng quan về các trạm xử lý nước thải sinh hoạt tập trung ở Việt Nam trong hiện tại và tương lai và tính toán lượng phát sinh bùn thải sinh học để từ đó đề xuất biện pháp quản lý, xử lý nguồn bùn thải này một cách hợp vệ sinh.

1528 Ứng dụng chế phẩm sinh học STBacilli trong xử lý rác thải hữu cơ / NCS. Mai Thi, ThS. Diệp Tuấn Anh, ThS. Lê Minh Hiếu, PGS. TS. Nguyễn Hữu Hiệp, ThS. Huỳnh Tấn Thanh // Tài nguyên và Môi trường .- 2016 .- Số kỳ 1 tháng 11/2016 .- Tr. 125-128 .- 327

Đánh giá khả năng phân hủy rác thải có sự phối hợp giữa các nhóm vi khuẩn có khả năng phân hủy rác của các chế phẩm sinh học trong mô hình thùng chứa 100 kg tại thị trấn Đại Nghĩa, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng.

1529 Vấn đề quy hoạch tài nguyên nước dưới đất bổ sung nhân tạo và khai thác, bảo vệ tài nguyên nước dưới đất / Nguyễn Việt Kỳ, Đào Hồng Hải, Ngô Đức Chân // Tài nguyên và Môi trường .- 2016 .- Số kỳ 1 tháng 11/2016 .- Tr. 116-118 .- 363.7

Bàn về định hướng quy hoạch, khai thác và bảo vệ tài nguyên nước, đặc biệt là tài nguyên nước dưới đất trong hoàn cảnh biến đổi khí hậu và nước biển dâng, nhất là trong những điều kiện cực đoan đã xảy ra trong mùa khô năm 2016. Bài báo trình bày về nước dưới đất ở Sóc Trăng trên nền Địa chất thủy văn vùng đồng bằng sông Cửu Long đề từ đó có thể có những đánh giá phù hợp về tài nguyên nước và quan điểm chính về quy hoạch tài nguyên nước dưới đất. Từ đó có thể có những đề xuất phát triển nguồn tài nguyên này bằng cách bổ sung nhân tạo hoặc hòa trộn nước dưới đất.

1530 Một số mô hình sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng của người dân ven biển huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình / Nguyễn Thị Loan, Lê Văn Hương // Nghiên cứu địa lý nhân văn .- 2016 .- Số 4(15) tháng 12 .- Tr. 3-9 .- 363

Huyện Tiền Hải là huyện ven biển của tỉnh Thái Bình, nằm kẹp giữa hai con sông lớn là sông Trà Lý và sông Hồng, chịu tác động mạnh mẽ của biển và các cửa sông. Các hoạt động kinh tế xã hội của huyện đang gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là trong bối cảnh chịu tác động mạng của biến đổi khí hậu (BĐKH) và nước biển dâng. Các mô hình sinh kế phù hợp của người dân ven biển huyện Tiền Hải thích ứng với BĐKH đã được áp dụng và bước đầu đã đạt được kết quả nhất định, làm giảm đi những tác động tiêu cực của tự nhiên, mang lại đời sống ổn định cho người dân vùng ven biển.