CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Môi trường & Khoa học Tự nhiên
1491 Kinh nghiệm quốc tế về xây dựng chính sách liên kết vùng trong bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu / Trần Ngọc Ngoạn, Phạm Thị Trầm // Môi trường .- 2015 .- Số 7 .- Tr. 57 – 59 .- 363.7
Từ nghiên cứu các cơ chế, chính sách liên kết vùng trong bảo vệ môi trường và biến đổi khí hậu của một số nước trên thế giới, bài viết rút ra một số kinh nghiệm có thể áp dụng vào thực tế chính sách Việt Nam.
1492 Tác động của vận chuyển trầm tích đến tài nguyên thiên nhiên vùng đồng bằng sông Cửu Long / Huỳnh Thị Mai, Trần Ngọc Cường // Môi trường .- 2015 .- Số 7 .- Tr. 65 - 68 .- 363.7
Giới thiệu nguồn tài nguyên thiên nhiên của đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và tổng quan về vận chuyển trầm tích của sông Cửu Long. Qua đó, phân tích tác động của vận chuyển bùn cát đến tài nguyên thiên nhiên vùng (ĐBSCL).
1493 Tăng cường năng lực hoạt động của ASOEN Việt Nam, hướng tới cộng đồng ASEAN 2015 / Nguyễn Thị Thanh Trâm // Môi trường .- 2015 .- Số 7 .- Tr.26 – 28 .- 363.7
Trình bày những dấu mốc quan trọng về hợp tác môi trường trong năm 2014. Qua đó, đề xuất nâng hợp tác ASEAN về môi trường lên một tầm cao mới.
1494 Tăng trưởng xanh và cơ hội thương mại đối với Việt Nam / Trần Hoàn // Môi trường .- 2015 .- Số 7 .- Tr. 51 – 53 .- 338.9
Tập trung làm rõ mối quan hệ giữa tăng trưởng xanh với thương mại, đồng thời phân tích các cơ hội thương mại được mở ra từ tăng trưởng xanh của Việt Nam.
1495 Hành lang pháp lý mới về chế độ quyền sử dụng đất hiện nay / PGS.TS. Doãn Hồng Nhung // Tài nguyên & Môi trường .- 2015 .- Số 12 (220) .- Tr. 38 – 40 .- 346.597
Nêu những quy định về hành lang pháp lý cho người sử dụng đất và giải pháp phát triển quy định mới về chế độ sử dụng các loại đất.
1496 Đánh giá hiện trạng và đề xuất quy hoạch mạng lưới quan trắc môi trường tỉnh Bình Phước đến năm 2020 / PGS.TS. Tôn Thất Lãng // Tài nguyên & Môi trường .- 2015 .- Số 12 (220) .- Tr. 41 – 43 .- 551.48
Đánh giá hiện trạng và đề xuất bổ sung để hoàn chỉnh việc quy hoạch mạng lưới các điểm quan trắc trên địa phận tỉnh Bình Phước, bảo đảm tính hợp lý thống nhất và đồng bộ của mạng lưới quan trắc đến năm 2020.
1497 Đề xuất quy trình chuẩn hóa tư liệu bản đồ địa chính phục vụ công tác xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai / Phạm Hồng Thắng, Nguyễn Thị Bích Ngọc, Đỗ Thị Minh Hiền // Tài nguyên & Môi trường .- 2015 .- Số 12 (220) .- Tr. 44 - 45 .- 912.597
Nghiên cứu này đưa ra cơ sở khoa học, thực tiễn để ra quy trình chuẩn hóa tư liệu bản đồ địa chính và các tài liệu đo đạc đã sử dụng trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
1498 Nghiên cứu xử lí nước rỉ rác bằng kĩ thuật ô xy hóa tiên tiến FENTON/UV / PGS. TS. Đặng Xuân Hiển, Nguyễn Thị Ngọc Bích // Xây dựng .- 2015 .- Số 02/2015 .- Tr. 35-38 .- 363.7
Nghiên cứu một số đặc tính ô xy hóa đặc biệt của tác nhân Fenton khi kết hợp với tia tử ngoại UV và hệ ô xy hóa này được thiết kế để xử lý COD, BOD5, color trong nước rỉ rác của bãi chôn lấp rác Nam Sơn.
1499 Cơ sở khoa học cho định hướng sử dụng hợp lý và bảo vệ môi trường hệ thống sông ngòi và hồ nước thành phố Hà Nội / Đặng Văn Bào, Nguyễn Hiệu, Đặng Kinh Bắc,… // Nghiên cứu Địa lý nhân văn .- 2014 .- Số 4 (7)/2014 .- Tr. 11-20 .- 363.7
Dựa trên việc phân tích chức năng của các hồ nước và sông ngòi, đã xác lập được 12 không gian chứa hồ nước và sông ngòi của Hà Nội với các định hướng sử dụng bền vững khác nhau, trong đó có các không gian bảo tồn nghiêm ngặt các hệ sinh thái, các không gian quản lý tích cực môi trường, các không gian bảo vệ cảnh quan và các hệ sinh thái, các không gian phát triển hành lang xanh, và các không gian phát triển thân thiện mới môi trường.
1500 Liên kết vùng trong bảo vệ rừng và đa dạng sinh học ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp / Nguyễn Thị Kim Dung, Phạm Thị Trầm, Nguyễn Thị Thu Hà // Nghiên cứu Địa lý nhân văn .- 2014 .- Số 4 (7)/2014 .- Tr. 43-52 .- 363.7
Trình bày cơ chế chính sách liên quan đến liên kết vùng trong bảo vệ rừng và đa dạng sinh học ở Việt Nam. Thực trạng liên kết vùng trong bảo vệ rừng và đa dạng sinh học ở Việt Nam. Một số gợi ý về giải pháp cho liên kết vùng trong quản lý rừng và bảo vệ đa dạng sinh học ở nước ta.