CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Môi trường & Khoa học Tự nhiên
1461 Đánh giá tính đa dạng và hiện trạng của các loài dơi ở khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm – Hội An / Vũ Đình Thống // Sinh học .- 2016 .- Tập 38 (Số 1)/2016 .- Tr. 33 – 38 .- 363
Tập trung nghiên cứu về đặc điểm, hình thái phân loại và tiếng kêu siêu âm của các loài dơi trên thực địa trong thời gian từ tháng 5 đến tháng 8 năm 2015.
1462 Hoạt tính kháng khuẩn của một số chủng vi khuẩn phân lập từ bọt biển ở vùng đảo Phú Quốc, Việt Nam / Phan Thị Hoài Trinh, Ngô Thị Duy Ngọc, Bùi Minh Lý,… // Sinh học .- 2016 .- Tập 38 (Số 1)/2016 .- Tr. 109 – 114 .- 572
Phân lập một số chủng vi khuẩn từ một số loài bọt biển được thu ở vùng đảo Phú Quốc, Việt Nam nhằm tìm kiếm các hợp chất có hoạt tính kháng khuẩn từ vi sinh vật biển.
1463 Hoạt tính kháng nấm, kháng khuẩn và gây độc tế bào của một số loài trong chi cơm nguội (Ardisia) ở Việt Nam / Trịnh Anh Viên, Nguyễn Thị Hồng Vân, Đỗ Thị Thảo… // Sinh học .- 2016 .- Tập 38 (Số 1)/2016 .- Tr. 75 – 80 .- 572
Tiến hành đánh giá hoạt tính kháng nấm, kháng khuẩn và hoạt tính gây độc tế bào của 9 cặn chiết metanol tổng thu được từ 9 loài Ardisia thu hái ở Việt Nam.
1464 Khả năng phân hủy phenol của màng sinh học tạo ra bởi chủng vi khuẩn phân lập từ đất nhiễm dầu ở Vũng Tàu / Lê Thị Nhi Công, Trịnh Thành Trung, Cung Thị Ngọc Mai, Đỗ Thị Tố Uyên // Sinh học .- 2016 .- Tập 38 (Số 1)/2016 .- Tr. 102 – 108 .- 572
Tiến hành tuyển chọn chủng vi khuẩn vừa có khả năng tạo màng sinh học vừa có khả năng phân hủy phenol cao từ tập đoàn vi sinh học vừa có khả năng phân hủy phenol cao từ tập đoàn vi sinh vật đã được phân lập từ nước nhiễm dầu ở bờ biển Vũng Tàu. Từ đó, đánh giá khả năng phân hủy phenol của màng sinh học chủng vi khuẩn.
1465 Phân tích định lượng các chỉ số đa dạng sinh học và phân bố của thảm thực vật thân gỗ rừng ngập mặn ven biển miền Bắc Việt Nam / Phạm Hồng Tính, Mai Sỹ Tuấn // Sinh học .- 2016 .- Tập 38 (Số 1)/2016 .- Tr. 53 – 60 .- 572
Giới thiệu một số phân tích định lượng chỉ số đa dạng loài và phân bố của thảm thực vật thân gỗ rừng ngập mặn ven biển miền Bắc.
1466 Thành phần hóa học tinh dầu của loài quýt rừng (Atalantia guillauminii Swingle) (Rtaceae) ở vườn quốc gia Pù Mát, Nghệ An / Nguyễn Viết Hùng, Trần Huy Thái, Nguyễn Anh Dũng, Đỗ Ngọc Đài // Sinh học .- 2016 .- Tập 38 (Số 1)/2016 .- Tr. 70 – 74 .- 572
Bước đầu công bố về thành phần hóa học tinh dầu loài A. guillauminii phân bố ở vườn quốc gia Pù Mát, Nghệ An.
1467 Nghiên cứu ứng dụng xúc tác quang trên cơ sở TiO2 biến tính bởi Mn để xử lý nước rỉ rác / PGS. TS. Đặng Xuân Hiển, Trần Thị Phương, Trần Minh Đức // Xây dựng .- 2016 .- Số 04/2016 .- Tr. 58-61 .- 363.7
Trình bày một số kết quả nghiên cứu hoạt tính quang xúc tác của TiO2 được biến tính bởi mangan theo phương pháp sol-gel citrat. Trên thế giới đã có một số công bố về biến tính Mn vào mạng lưới tinh thể TiO2, tuy nhiên các công bố này còn nhiều điểm khác nhau và cần có nhiều nghiên cứu để chứng minh.
1468 An ninh năng lượng tại Việt Nam: các nhân tố ảnh hưởng và giải pháp / Nguyễn Trúc Lê, Hoàng Thị Dung, Lưu Quốc Đạt // Nghiên cứu kinh tế .- 2016 .- Số 6 (457) tháng 6 .- Tr. 22-27. .- 363.7
Bài viết phân tích và đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp góp phần đảm bảo an ninh năng lượng cho VN.
1469 Một số quan điểm và giải pháp thúc đẩy liên kết vùng trong ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam / TS. Nguyễn Song Tùng // Nghiên cứu Địa lý nhân văn .- 2015 .- Số 4 (11)/2015t .- Tr. 14-19 .- 363
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách liên kết vùng trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam”, bài viết đưa ra một số quan điểm và giải pháp nhằm thúc đẩy liên kết vùng trong ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam.
1470 Nghiên cứu sự biến động theo mùa của chế độ thủy động lực khu vực cửa song ven biển lưu vực sông Mã / Nguyễn Thanh Hùng, Nguyễn Quang Minh, Vũ Đình Cương // Khoa học Công nghệ Việt Nam .- 2016 .- Số 4(2) tháng 2 .- Tr.32-39 .- 621.2
Bài viết sử dụng mô hình MIKE21/3 Coupled để tính toán xác định các đặc trưng chi tiết về song, dòng chảy theo màu cho khu vực nghiên cứu bao gồm khu vực nước sâu đến khu vực cửa sông và ven bờ, trên cơ sở đó đưa ra những nhận định về sự biến đổi theo mùa của các yếu tổ thủy động lực.