CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Môi trường & Khoa học Tự nhiên
1271 Phân tích ảnh hưởng của chất lượng thi công đến dự báo đặc trưng khai thác của mặt đường bê tông nhựa ở Việt Nam / ThS.NCS. Đồng Xuân Trường, PGS.TS. Nguyễn Quang Phúc // Giao thông vận tải .- 2018 .- Số 8 .- Tr.59 – 62 .- 624
Trình bày bày kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của chất lượng thi công đến dự báo đặc trưng khai thác của mặt đường bê tông nhựa ở Việt Nam bằng phần mềm Tiêu chuẩn chất lượng (QRSS).
1272 Đánh giá đa dạng di truyền quần thể cá đối mục (Mugil Cephalus L.) ở Việt Nam bằng chỉ thị SSR / Trần Thị Việt Thanh, Phan Kế Long, Đinh Thị Phòng, Jean Dominique Durand // Công nghệ Sinh học .- 2018 .- Số 16(2) .- Tr. 267-272 .- 570
Cung cấp những thông tin mới nhất đánh giá đa dạng di truyền loài, đa dạng quần thể loài cá Đối mục Việt Nam, là cơ sở khoa học cho các nhà quản lý hoạch định việc nhân nuôi, bảo tồn và phát triển bền vững cá Đối mục ở Việt Nam.
1273 Xác định đột biến kháng ngã gục (Knock down resistance – kdr) trên gen VGSC ở muỗi Aedes albopictus thu thập ở Hà Nội và Hải Phòng / Nguyễn Thị Kim Liên, Nguyễn Thu Hiền, Nguyễn Huy Hoàng, Nguyễn Thị Hồng Ngọc, Nguyễn Thị Hương Bình // Công nghệ Sinh học .- 2018 .- Số 16(2) .- Tr. 273-278 .- 570
Xác định đột biến kháng ngã gục trên gen VGSC ở quần thể muỗi Aedes albopictus ở Hà Nội và Hải Phòng nhằm tìm hiểu cơ chế kháng với pyrethroid của muỗi Aedes albopictus ở Hà Nội và Hải Phòng.
1274 Cảm ứng hình thành mô sẹo từ nhánh rong bắp sú (Kappaphycus striatus) dưới các điều kiện nuôi cấy khác nhau / Vũ Thị Mơ, Trần Văn Huynh, Lê Trọng Nghĩa, Hoàng Thanh Tùng // .- 2018 .- Số 16(2) .- Tr. 301-309 .- 570
Xác định một số yếu tố ảnh hưởng lên hiệu quả cảm ứng tạo mô sẹo rong bắp sú nuôi cấy in vitro.
1275 Đánh giá an toàn sinh học của phức hợp MgAl LDH-Anacardic acid trên cây rau cải ngọt (Brassica integrifolia) và chuột / Nguyễn Thị Như Quỳnh, Lê Thị Vân Anh, Nguyễn Hữu Hùng, Nguyễn Tiến Thắng // Công nghệ Sinh học .- 2018 .- Số 16(2) .- Tr. 319-325 .- 570
Đánh giá sự ảnh hưởng của phức hợp L-Ađối với sự sinh trưởng của cây cải ngọt.
1276 Nghiên cứu tách chiết và tác dụng tăng cường miễn dịch của các polysaccharide từ lá cây thuốc Xuân Hoa Pseuderanthemum palatiferum (NEES) Radlk / Võ Hoài Bắc, Trần Thị Vân Anh, Nguyễn Thị Mai Phương, Nguyễn Thị Thanh Hương, Lê Văn Trường // Công nghệ Sinh học .- 2018 .- Số 16(2) .- Tr. 327-335 .- 570
Xác định các điều kiện chiết rút polysaccharide hiệu quả nhất: dung môi, nhiệt độ, thời gian, tỷ lệ nguyên liệu và dung môi.
1277 Cải biến chủng nấm men Saccharomyces cerevisiae D8 bằng kỹ thuật đột biến ngẫu nhiên nhằm nâng cao hiệu lực lên men ethanol / Hoàng Thị Lệ Thương, Trần Thị Quý, Nguyễn Quang Hào // Công nghệ Sinh học .- 2018 .- Số 16(2) .- Tr. 337-344 .- 570
Xác định mức độ ảnh hưởng của các tác nhân đột biến UV và NTG đến tỉ lệ sống của chủng Saccharomyces cerevisiae D8 và sàng lọc các dòng tế bào sống sót để tuyển chọn các dòng có hoạt lực lên men cao nhằm nâng cao hoạt lực lên men ethanol của chủng nấm men Saccharomyces cerevisiae D8 trong dịch dứa Queen.
1278 Nghiên cứu biểu hiện và thử nghiệm hoạt tính kháng khuẩn của lysin tái tổ hợp từ Phage Staphylococcus aureus / Bùi Thị Thùy Dương, Nguyễn Đình Duy, Đinh Duy Kháng, Nguyễn Huy Thuần // Công nghệ Sinh học .- 2018 .- Số 16(2) .- Tr. 345-351 .- 572
Đánh giá hoạt tính ly giải Saccharomyces cerevisiae của lysin tái tổ hợp.
1279 Ảnh hưởng của kích thước hạt nano đồng đến sự sinh trưởng của vi khuẩn lam Microcystis aeruginosa / Nguyễn Trung Kiên, Trần Thị Thu Hương, Nguyễn Hoài Châu, Đặng Đình Kim, Dương Thị Thủy // Công nghệ Sinh học .- 2018 .- Số 16(2) .- Tr. 361-367 .- 570
Trình bày kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các kích thước hạt nano đồng khác nhau đến sinh trưởng của vi khuẩn lam độc Microcystis aeruginosa.
1280 Đặc tính enzyme lipase cố định trên chất mang chitosan-Fe3O4 bằng liên kết đồng hóa trị / Bùi Xuân Đông, Phạm Thị Mỹ, Huỳnh Văn Anh Thi // Công nghệ Sinh học .- 2018 .- Số 16(2) .- Tr. 377-383 .- 570
Xác định hiệu suất gắn enzyme, các đặc tính của enzyme như vùng pH hoạt động tối ưu, vùng nhiệt độ hoạt động tối ưu, thời gian phản ứng tối ưu.