CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Du Lịch

  • Duyệt theo:
921 Những giải pháp về nguồn nhân lực lao động cho phát triển du lịch cộng đồng vùng Tây Bắc / TS. Đỗ Thúy Mùi // Nghiên cứu Địa lý nhân văn .- 2016 .- Số 3/2016 .- Tr. 47-52 .- 910

Vùng Tây Bắc là vùng núi phía Tây của miền Bắc Việt Nam, có chung đường biên giới Lào và Trung Quốc, Tây Bắc có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch cộng đồng. Tuy nhiên, du lịch cộng đồng chưa khai thác hết tiềm năng. Dựa trên các tư liệu nghiên cứu của mình, bài viết đề xuất một số giải pháp về lao động nhằm phát triển bền vững du lịch cộng đồng vùng Tây Bắc.

922 Đo lường chất lượng dịch vụ tại hệ thống nhà hàng thức ăn nhanh tại Đà Nẵng bằng mô hình SERVQUAL / ThS. Cao Thị Cẩm Hương, ThS. Lê Thái Phượngt // Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương .- 2016 .- Số tháng 3/2016 .- Tr. 49-51 .- 910

Trên cơ sở nghiên cứu chất lượng dịch vụ tại hệ thống các cửa hàng ăn nhanh của 3 thương hiệu KFC, Lotteria, Pizza Hut trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, nhóm nghiên cứu đã đưa ra những kết luận và khuyến nghị nhằm giúp các thương hiệu trên ngày càng nâng cao chất lượng dịch vụ để phát triển bền vững trong giai đoạn tới.

923 Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng / Nguyễn Duy Mậu // Nghiên cứu kinh tế .- 2016 .- Số 3(454) tháng 3 .- Tr. 47-54. .- 910

Nghiên cứu thực trạng năng lực cạnh tranh của ngành du lịch tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng trên cơ sở xây dựng bộ tiêu chí đánh giấ năng lực cạnh tranh cấp doanh nghiệp, tìm các giải pháp và bước đi thích hợp để giải phóng sức mạnh nội sinh, tăng cường năng lực cạnh tranh, chủ đội hòa nhập vào nền kinh tế quốc tế.

924 Tăng cường thu hút đầu tư vào kinh tế du lịch của tỉnh Lâm Đồng / TS. Nguyễn Duy Mậu // Tài chính .- 2016 .- Số 629 tháng 3 .- Tr. 51-54. .- 910

Bài viết chỉ ra giới hạn bàn về tác động của các yếu tố ngân hàng và các yếu tố nội tại của người gửi tiền.

925 Liên kết phát triển du lịch: Nhìn từ thực tế các địa phương / NCS. Nguyễn Thị duy Phương // Tài chính .- 2016 .- Số 627 tháng 2 .- Tr. 54-56 .- 910

Thực trạng liên kết vùng; Giải pháp tiếp tục đẩy mạnh lien kết vùng trong phát triển du lịch; Một vài đề xuất.

927 Nghiên cứu so sánh hình ảnh hai điểm đến di sản miền Trung: Hội An và Huế / Nguyễn Thị Bích Thủy, Phạm Thị Lan Hương // Kinh tế & phát triển .- 2016 .- Số 223 tháng 1 .- Tr. 71-79 .- 910

Nghiên cứu này tập trung vào phân tích, so sánh các yếu tố của hình ảnh lý trí và hình ảnh cảm xúc của hai điểm đến có những di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận là Hội An và Huế đối với phân khúc thị trường này. Từ đó các thành phố này sẽ có định hướng chiến lược định vị phát triển điểm đến, cả trong việc thiết kế sản phẩm và xúc tiến hiệu quả hơn.

928 Đánh giá sự hài lòng của du khách / ThS. Hoàng Xuân Trọng // Du lịch .- 2015 .- Số 11 tháng 11 .- Tr. 22,26 .- 658.4

Đánh giá các yếu tố hấp dẫn và sự hài lòng của du khách với các tỉnh miền núi, tiêu biểu là tỉnh Sơn La.

929 Tăng cường liên kết vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ để thu hút nguồn vốn FDI cho phát triển ngành du lịch / PGS. TS. Nguyễn Xuân Thiên // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2015 .- Số 7 (184)/2015 .- Tr. 39-45 .- 910

Bài viết góp phần làm rõ Vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ cần phải tăng cường liên kết để thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển ngành du lịch, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo ra hiệu ứng lan tỏa đầu tàu cho các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên, thành điểm đến du lịch hàng đầu của Việt Nam, khu vực Đông Nam Á và thế giới.

930 Một số giải pháp phát triển du lịch tỉnh Bình Định / ThS. Trần Thanh Phong // Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương .- 2015 .- Số 444/2015 .- Tr. 48-50 .- 658

Chỉ ra tiểm năng du lịch , loại hình du lịch thế mạnh, lợi thế của địa phương, chỉ ra được nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến việc phát triển du lịch của một địa phương. Từ đó, Chính phủ, Chính quyền địa phương có thể tập trung khai thác các nhân tố trọng yếu để phát triển ngành du lịch địa phương đạt hiệu quả cao.