CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Du Lịch
911 Một số giải pháp phát triển du lịch biển đảo Việt Nam / Ngô Bình Thuận // Tài chính .- 2016 .- Số 636 tháng 7 .- Tr. 87-88 .- 910.202
Phân tích những thuận lợi và khó khăn, qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển du lịch biển đảo bền vững trong thời gian tới.
912 Tìm hướng phát triển du lịch làng nghề tại TP. Hội An, tỉnh Quang Nam / TS. Nguyễn Lê Thu Hiền // Tài chính .- 2016 .- Số 636 tháng 7 .- Tr. 91-92 .- 910.202
Trình bày tình hình phát triển du lịch làng nghề ở Hội An, phân tích những vấn đề tồn tại và từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm giúp TP. Hội An - Quảng Nam phát triển du lịch làng nghề một cách hiệu quả và bền vững.
913 Phát triển sản phẩm du lịch ở một số nước ASEAN trong điều kiện hội nhập kinh tế và du lịch khu vực / ThS. Nguyễn Đức Tân // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2016 .- Số 473 tháng 7 .- Tr. 22-24 .- 910
Trình bày du lịch ASEAN trong tiến trình hội nhập quốc tế; Thực trạng phát triển sản phẩm du lịch ở một số nước Đông Nam Á; Một số giải pháp góp phần tăng cường hội nhập của du lịch Việt Nam.
914 Tiềm năng và thực trạng hoạt động du lịch tại tỉnh Bình Dương / ThS. Bùi Thị Bích Hằng // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2016 .- Số 473 tháng 7 .- Tr. 63-65 .- 910.202
Đánh giá tiềm năng, thực trạng hoạt động du lịch Bình Dương thống kê qua kết quả hoạt động về số lượng khách du lịch và doanh thu du lịch và kết hợp phòng vấn điều tra 200 khách du lịch trong nước và quốc tế với 22 yếu tố, từ đó đề những định hướng và giải pháp phát triển du lịch Bình Dương nhằm thu hút khách du lịch, cũng như xây dựng Bình Dương là một điểm đến hấp dẫn và thân thiện.
915 Tăng cường quản lý hoạt động vận tải du lịch / Ths. Trần Văn Giang // Du lịch .- 2016 .- Số 5 tháng 5 .- Tr. 34-35 .- 910
Trình bày kinh nghiệm của một số quốc gia phát triển du lịch và đưa ra những giải pháp phù hợp cho Việt Nam.
916 Bàn về chính sách thị thực du lịch / Trần Nhị Bạch Vân // Du lịch .- 2016 .- Số 5 tháng 5 .- Tr. 39-40 .- 910
Trình bày chính sách thị thực của Việt Nam đối với khách du lịch quốc tế và đánh giá chính sách thị thực du lịch của Việt Nam.
917 Nghiên cứu ảnh hưởng của ẩm thực địa phương đến sự hài lòng của du khách: Trường hợp khách du lịch quốc tế đến du lịch biển tại Nha Trang / Lê Chí Công, Đồng Xuân Đảm // Kinh tế & phát triển .- 2016 .- Số 224 tháng 2 .- Tr. 88-99. .- 910
Nghiên cứu nhằm khám phá yếu tố ẩm thực địa phương ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách quốc tế tại thành phố biển Nha Trang, sử dụng mẫu thuận tiện với 300 du khách quốc tế đến thành phố Nha Trang, với phương pháp phân tích hồi quy. Kết quả cho thấy các yếu tố trong mô hình đều ảnh hưởng tới sự hài lòng của du khách, mức độ tác động của các yếu tố lần lượt là: (i) Chất lượng ẩm thực; (ii) Nhân viên phục vụ ẩm thực; (iii) Giá cả cảm nhận; (iv) Cơ sở vật chất và không gian tại quán; (v) Thông tin về ẩm thực và nhà hàng. Kiểm định khác biệt về sự hài lòng của du khách theo các đặc điểm nhân khẩu học cho thấy, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm khách theo giới tính, tuổi, trình độ học vấn, và thu nhập. Bài báo đề xuất một số hàm ý chính sách cho doanh nghiệp và cấp quản lý du lịch trong phát triển ẩm thực địa phương góp phần nâng cao sự hài lòng của du khách quốc tế.
918 Khái quát các chính sách phát triển ngành du lịch biển của Singapore trong hội nhập kinh tế quốc tế / Hồ Lê Huyền Trang, Dương Trọng Trung // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2016 .- Số 02/2016 .- Tr. 50-56 .- 910
Thông qua ngành du lịch biển vô cùng phát triển và nổi bật của Singapore, tác giả đã nêu ra những kinh nghiệm cũng như sự thành công trong việc hoạch định các chính sách phát triển ngành du lịch của Singapore.
919 Vận dụng lý thuyết lợi thế so sánh vào phát triển du lịch quốc tế của Việt Nam / ThS. Nguyễn Tuấn Anh // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2016 .- Số 02/2016 .- Tr. 70-77 .- 624
Trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng như hiện nay, vấn đề đặt ra đối với du lịch Việt Nam là phải xác lập cho mình những thế mạnh nhất định trên cơ sở nâng cao những lợi thế so sánh phát triển du lịch của mình song song với việc không ngừng tư duy, định vị những lợi thế so sánh quốc gia mới và tìm cách khắc phục những bất lợi của ngành. Chỉ bằng cách đó, ngành du lịch Việt Nam mới có thể phát triển trong dài hạn và bắt kịp với tốc độ phát triển của các quốc gia ngành du lịch tiến bộ hơn trong khu vực, từng bước đưa du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của cả nước.
920 Góp phần khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch nhân văn của thành phố Đà Nẵng / ThS. Lê Hồng Vương, ThS. Lê Thị Ngọc Anh, ThS. Phạm Thị Mỹ Linh // Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương .- 2016 .- Số 461 tháng 1/2016 .- Tr. 4-6 .- 910
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn khai thác tài nguyên du lịch nhân văn của thành phố Đà Nẵng, bài viết đề xuất một số giải pháp khai thác hiệu quả hơn tài nguyên du lịch nhân văn nhằm thúc đẩy sự phát triển du lịch của thành phố này trong thời gian tới.