CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Du Lịch

  • Duyệt theo:
791 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp du lịch tại thành phố Vũng Tàu / Phạm Cao Tốn // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2017 .- Số 506 tháng 11 .- Tr. 62-64 .- 910.202

Đánh giá thực trạng chất lượng nguồn nhân lực hiện nay trong các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn thành phố Vũng Tàu, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực.

792 Ảnh hưởng của nhận thức lợi ích đến thái độ và hành vi của cộng đồng địa phương tham gia chương trình phát triển du lịch bền vững tại khu vực duyên hải Nam Trung Bộ / Lê Chí Công & Hồ Huy Tựu // Phát triển kinh tế .- 2017 .- Số 9 tháng 09 .- Tr. 65-84 .- 910.202

Nghiên cứu này phát triển dựa trên tích hợp ba lí thuyết: Phát triển du lịch bền vững, Trao đổi xã hội, và Hành vi dự định. Mẫu nghiên cứu theo hạn ngạch được điều tra từ cộng đồng địa phương với 444/500 phiếu phát ra tại Khánh Hòa, Bình Định và Quảng Nam. Kết quả có 6/6 giả thuyết nghiên cứu được ủng hộ. Cụ thể, thái độ của cộng đồng địa phương đối với chương trình phát triển du lịch bền vững đóng vai trò trung gian hoàn toàn trong mối quan hệ giữa nhận thức lợi ích với ý định hành vi. Dựa trên kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất một số chính sách phù hợp cho phép ngành du lịch phát huy vai trò của cộng đồng trong phát triển du lịch bền vững tại khu vực duyên hải Nam Trung Bộ.

793 Sự hài lòng với sản phẩm du lịch tại khu du lịch Hồ Núi Cốc / Phạm Thị Mai Yến, Phạm Thị Minh Khuyên // Kinh tế & phát triển .- 2017 .- Số 246 tháng 12 .- Tr. 90-100 .- 910.202

Duy trì một mức độ cao sự hài lòng của khách du lịch và đảm bảo một trải nghiệm ý nghĩa đối với khách du lịch được coi là một trong những mục tiêu quan trọng của phát triển du lịch một cách bền vững. Nghiên cứu sự hài lòng với sản phẩm du lịch tại khu du lịch Hồ Núi Cốc được thực hiện thông qua điều tra bảng hỏi với 196 khách du lịch nhằm đánh giá thực tế sự hài lòng của khách du lịch và tìm kiếm các giải pháp nâng cao sự hài lòng của họ hướng tới mục tiêu phát triển du lịch bền vững cho khu du lịch Hồ Núi Cốc. Kết quả nghiên cứu cho thấy khách du lịch khá hài lòng với sản phẩm du lịch tại đây và sự hài lòng này phụ thuộc chủ yếu vào các yếu tố: tài nguyên thiên nhiên, cơ sở hạ tầng, chất lượng các dịch vụ, thái độ của dân cư, giá cả và di sản và văn hóa, trong đó di sản và văn hóa, chất lượng dịch vụ là những yếu tố có ảnh hưởng mạnh hơn.

794 Hoạch định du lịch hợp tác: nghiên cứu trường hợp diểm đến Đà Nẵng / Nguyễn Thị Bích Thủy, Đặng Phúc Sinh // Nghiên cứu kinh tế .- 2017 .- Số 474 tháng 11 .- Tr. 52-60 .- 910.202

Phân tích, đánh giá một số vấn đề về hợp tác trong hoạch định du lịch; đồng thời, đưa ra một số gợi ý nhằm thúc đẩy việc gia tăng mức độ hợp tác trong hoạch định du lịch tại Đà Nẵng cũng như các điểm đến khác trong cả nước.

795 Một số giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Luang Pra Bang, nước CHDCND Lào / Phou Thone Luan Vi Lay // Tài nguyên & Môi trường .- 2017 .- Số 20 (274) .- Tr. 36 - 37 .- 910

Giới thiệu tài nguyên du lịch tự nhiên và thực trạng quản lý nhà nước về du lịc ở tỉnh Luang Pra Bang, nước CHDCND Lào, qua đó đưa ra một số giải pháp đổi mới quản lý nhà nước về du lịch.

796 Xác định giá trị du lịch rừng ngập mặn Cần Giờ thông qua phương pháp chi phí du hành / Võ Tất Thắng, Võ Đức Hoàng Vũ, Nguyễn Xuân Định // Phát triển kinh tế .- 2017 .- Số 8 tháng 8 .- Tr. 84-106 .- 910.133 6

Nghiên cứu ứng dụng phương pháp chi phí du hành để ước lượng giá trị kinh tế của các hoạt động du lịch tại huyện Cần Giờ, trong đó có rừng ngập mặn Cần Giờ. Với mẫu nghiên cứu gồm 984 du khách đến tham quan tại khu di tích chiến khu Rừng Sác thuộc rừng ngập mặn Cần Giờ, kết quả tính toán cho thấy tổng giá trị kinh tế từ du lịch mang lại hàng năm chỉ khoảng 37,7 tỉ đồng (~1,7 triệu USD), kết quả này còn rất thấp so với tiềm năng du lịch của Cần Giờ. Điều này dẫn đến hai lưu ý về mặt chính sách: Thứ nhất, các hoạt động khai thác du lịch gắn liền với hệ sinh thái rừng còn kém và không hiệu quả, hạ tầng phục vụ du lịch chưa được đầu tư đồng bộ, sản phẩm du lịch chưa phong phú do chủ yếu dựa vào lợi thế điều kiện tự nhiên nên chưa thu hút được du khách; Thứ hai, tiềm năng du lịch ở Cần Giờ còn rất lớn và chưa được khai thác hết, do đó mở ra một cánh cửa đầu tư cho ngành du lịch nhằm mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho huyện Cần Giờ nói riêng và cả TP. Hồ Chí Minh nói chung. Tuy nhiên, việc phát triển du lịch cần phải đi đôi với bảo vệ rừng ngập mặn do khu rừng là điểm đến chính thu hút du khách đến du lịch tại huyện Cần Giờ.

797 Hiện trạng và những đề xuất phát triển du lịch sinh thái biển tỉnh Nam Định / Trần Thị Hồng Nhung // Nghiên cứu địa lý nhân văn .- 2017 .- Số 2 (17) .- Tr. 30 - 36 .- 910

Tập trung vào việc phát triển thế mạnh, phân tích những thành công và hạn chế trong phát triển du lịch biển của tỉnh Nam Định làm cơ sở cho những định hướng phát triển du lịch sinh thái biển những năm tiếp theo.

798 Phân tích đánh giá hệ thống lãnh thổ du lịch Cao nguyên Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk / Dương Thị Thủy, Phạm Quang Tuấn // Nghiên cứu địa lý nhân văn .- 2017 .- Số 2 (17) .- Tr. 3 - 11 .- 910

Trên cơ sở đánh giá hệ thống lãnh thổ du lịch cao nguyên Buôn Ma Thuột bằng phương pháp SWOT, nghiên cứu đã định hướng phát triển phân hệ tài nguyên du lịch, du khách, hạ tầng và tổ chức lãnh thổ du lịch cho khu vực.

799 Phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn hóa dân tộc Sán Dìu ở xã Đạo Trù, Tam Đảo, Vĩnh Phúc / Nguyễn Xuân Hòa, Đặng Thành Trung, Lê Thu Quỳnh // Nghiên cứu địa lý nhân văn .- 2017 .- Số 3 (18) .- Tr. 18 - 24 .- 910

Trong những năm gần đây, mô hình du lịch cộng đồng ngày càng phát triển tại Việt Nam và tác động mạnh tới đời sống kinh tế - xã hội của các cộng đồng dân cư, đặc biệt là cộng đồng dân tộc thiểu số. Dân tộc Sán Dìu xã Đạo Trù là một trong những cộng đồng dân tộc đặc thù của khu du lịch Tam Đảo có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch cộng đồng. Vì vậy, phân tích, đánh giá và đề xuất giải pháp phát triển du lịch cộng đồng dân tộc Sán Dìu ở đây gắn bới bảo tồn các bản sắc văn hóa truyền thống đã được đề cập tới trong khuôn khổ bài báo này.

800 Tiếp cận địa lý trong nghiên cứu du lịch sinh thái huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La / Phạm Thị Cẩm Vân, Nguyễn Cao Huần, Trần Thị Mai Hoa // Nghiên cứu địa lý nhân văn .- 2017 .- Số 3 (18) .- Tr.12 - 19 .- 910

Đề cập đến tính ứng dụng của địa lý học trong phát triển du lịch sinh thái tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Cụ thể là hình thức du lịch Homestay và trải nghiệm không gian văn hóa bản làng.