CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Du Lịch
781 Nâng cao hiệu quả thu hồi nợ vay tại các ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước có vốn chi phối ở Việt Nam / Lê Kim Anh // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2018 .- Số 514 tháng 4 .- Tr. 84-86 .- 332.12
Tình hình hoạt động kinh doanh tại các ngân hàng TMCP nhà nước trong thời gian tới; Thực trạng hiệu quả hu hồi nợi vay tại các ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước; Đánh giá hiệu quả thu hồi nợ vay của các NHTMCP NN.
782 Phát triển du lịch ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập : cơ hội và thách thức / Đặng Thanh Nhường // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2018 .- Số 513 tháng 3 .- Tr. 22-24 .- 910.202
Trình bày du lịch với tư cách một ngành kinh tế mũi nhọn; Cơ hội cho sự phát triển du lịch ở VN trong thời kỳ hội nhập; Thách thức đối với sự phát triển du lịch ở VN trong thời kỳ hội nhập; Giải pháp nhằm phát triển du lịch ở VN trong giai đoạn hiện nay.
783 Tăng cường liên kết vùng, tiểu vùng trong phát triển du lịch Tây Bắc / PGS.TS. Trần Thị Vân Hoa // Du lịch Việt Nam .- 2018 .- Số 4 tháng 4 .- Tr. 32-33 .- 910
Dựa trên kết quả nghiên cứu và khảo sát bước đầu của đề tài " Nghiên cứu chính sách, giải pháp và xây dựng mô hình liên kết vùng, tiểu vùng trong phát triển du lịch Tây Bắc", từ đó đề xuất một số nội dung chủ yếu về tăng cường liên kết vùng, tiểu vùng trong phát triển du lịch Tây Bắc.
784 Nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến du lịch / Thảo Chi // Du lịch Việt Nam .- 2018 .- Số 4 tháng 4 .- Tr. 38-39 .- 910
Trình bày hiệu quả từ hoạt động xúc tiến du lịch và các giải pháp nâng cao hiệu quản xúc tiến.
785 Mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành tài sản thương hiệu điểm đến: trường hợp thành phố Hội An, Việt Nam / Trần Trung Vinh, Lê Văn Huy, Lê Thị Bích Trâm, Trần Thị Kim Phương // Kinh tế & phát triển .- 2018 .- Số 249 tháng 03 .- Tr. 61-71 .- 910
Nghiên cứu nhằm kiểm định mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành tài sản thương hiệu điểm đến. Mẫu được thu thập từ 275 khách du lịch nội địa đã và đang đi du lịch tại Hội An. Kết quả phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) cho thấy: (1) nhận biết thương hiệu điểm đến có ảnh hưởng tích cực đến hình ảnh thương hiệu điểm đến và chất lượng cảm nhận điểm đến nhưng không có sự tác động thuận chiều đến trung thành thương hiệu điểm đến; (2) hình ảnh thương hiệu điểm đến ảnh hưởng thuận chiều đến chất lượng cảm nhận điểm đến và trung thành thương hiệu điểm đến; (3) chất lượng cảm nhận điểm đến có tác động tích cực đến trung thành thương hiệu điểm đến. Dựa trên kết quả nghiên cứu, một số hàm ý chính sách được đề xuất cho các nhà quản trị điểm đến Hội An.
786 Kinh nghiệm phát triển năng lực cạnh tranh của cảng hàng không quốc tế Singapore và Ấn Độ : những hàm ý cho Tổng công ty Hàng không Việt Nam / Nguyễn Tiến Đức // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2018 .- Số 512 tháng 03 .- Tr. 19-21 .- 658
Năng lực cạnh tranh của các nagr hàng không quốc tế Ấn Độ; Năng lực cạnh tranh của các nagr hàng không quốc tế Singapore; Kinh nghiệm từ việc nghiên cứu năng lwucj cạnh tranh của các cảng hàng không Ấn Độ và Singapore.
787 Mối quan hệ giữa cảm xúc với điểm đến và chất lượng quan hệ trong kinh doanh du lịch: Trường hợp du khách nội địa ở TP. Hồ Chí Minh / Lê Nhật Hạnh, Nguyễn Hữu Khôi // .- 2018 .- Số 28 tháng 12 .- Tr. 22-40 .- 910.202
Cảm xúc với điểm đến và chất lượng quan hệ trong kinh doanh du lịch là hai biến số có vai trò quan trọng trong việc nâng cao giá trị trải nghiệm của du khách. Dù vậy, chưa có nhiều nghiên cứu lượng hóa mối quan hệ giữa hai biến số này, điều đó tạo ra một khoảng trống về sự hiểu biết trong việc xây dựng những mối quan hệ có chất lượng cao với du khách cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm điền vào khoảng trống nói trên thông qua việc đề xuất và kiểm định mối quan hệ nhân quả giữa các thành phần cảm xúc với điểm đến (niềm vui, yêu thích và ngạc nhiên tích cực) với chất lượng quan hệ (hài lòng, tin tưởng và cam kết). Sử dụng mô hình cấu trúc tuyến tính bình phương nhỏ nhất từng phần (PLS-SEM) với phần mềm SmartPLS trên một mẫu 460 khách du lịch nội địa ở TP. Hồ Chí Minh. Kết quả kiểm định cho thấy niềm vui có tác động mạnh nhất đến cả sự hài lòng và tin tưởng của du khách đối với doanh nghiệp kinh doanh du lịch, sự yêu thích điểm đến có tác động trung bình, còn sự ngạc nhiên có tác động yếu nhất đối với cả sự hài lòng và tin tưởng của du khách. Bên cạnh đó, sự hài lòng có ảnh hưởng tích cực tới sự tin tưởng, cả hai yếu tố này đều dẫn tới sự cam kết của du khách đối với doanh nghiệp du lịch trong tương lai.
788 Mối quan hệ giữa nguồn lực doanh nghiệp, năng lực động và kết quả hoạt động của các doanh nghiệp khởi nghiệp tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu / Nguyễn Quang Thu, Ngô Quang Huân, Trần Nha Ghi // .- 2018 .- Số 28 tháng 12 .- Tr. 5-21 .- 658
Nghiên cứu này kiểm định mối quan hệ giữa nguồn lực doanh nghiệp, năng lực động và kết quả hoạt động của các doanh nghiệp khởi nghiệp tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Mối quan hệ này được kiểm chứng qua mẫu khảo sát 204 chủ doanh nghiệp khởi nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy nguồn lực VRIN có tác động dương đến thái độ sẵn lòng hợp tác của đối tác, năng lực động và kết quả hoạt động. Yếu tố sẵn lòng hợp tác của đối tác có tác động dương đến năng lực động, nhưng không có tác động trực tiếp đến kết quả hoạt động. Năng lực động có tác động dương đến kết quả hoạt động. Cuối cùng, nghiên cứu đưa ra một số hàm ý chính sách cho các doanh nghiệp khởi nghiệp và hướng nghiên cứu tiếp theo.
789 Du lịch Việt Nam từng bước hiện thực hóa mục tiêu trở thành ngành kinh tế mũi nhọn / Nguyễn Văn Tuấn // Du lịch Việt Nam .- 2018 .- Số 2 .- Tr. 3-4,82 .- 910
Trình bày kết quả và dấu ấn của du lịch Việt Nam năm 2017; Những yếu tố tạo nên sự thành công năm 2017; Trăn trở về những " Điểm nghẽn" đối với phát triển du lịch; Triển vọng du lịch Việt Nam năm 2018.
790 Xây dựng và thực hiện quy hoạch phát triển du lịch trong thời kỳ mới / PGS.TS. Phạm Trung Lương // Du lịch Việt Nam .- 2018 .- Số 2 .- Tr. 80-82 .- 910
Trình bày tình hình xây dựng và thực hiện quy hoạch phát triển du lịchh trong những năm qua, từ đó đưa ra một số giải pháp mang tính tổng thể và cụ thể cho giai đoạn phát triển mới.