CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Du Lịch

  • Duyệt theo:
161 Phát triển du lịch gắn với liên kết vùng ở Việt Nam / Huỳnh Thị Hồng Hạnh // Tài chính - Kỳ 2 .- 2022 .- Số 789 .- Tr. 117-119 .- 910

Du lịch có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao. Tính liên vùng trong phát triển du lịch trở thành chìa khóa mở ra sự phát triển dài lâu và bền vững của du lịch. Bài viết phân tích thực trạng phát triển du lịch gắn với liên kết vùng ở Việt Nam Hiện nay, chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân, từ đó đề xuất hệ thống các giải pháp căn cơ để phát triển du lịch gắn với liên kết vùng một cách hiệu quả.

162 Một số vấn đề đặt ra trong phát triển du lịch biến Việt Nam / Lê Thị Trúc Phương, Lê Chí Phương, Nguyễn Danh Nam // Tài chính - Kỳ 2 .- 2022 .- Số 789 .- Tr. 41-43 .- 910

Với đường bờ biến dài, vị trí thuận lợi, du lịch biển Việt Nam có nhiều cơ hội để phát triển. Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả phân tích tiềm năng và những khó khăn trong phát triển du lịch biến.

163 Phân tích tài nguyên địa mạo phục vụ phát triển du lịch tỉnh Điện Biên / Trần Thị Hằng // Nghiên cứu địa lý nhân văn .- 2022 .- Số 3 (38) .- Tr. 47-53 .- 910

Bài báo sử dụng phương pháp bản đồ và hệ thống thông tin địa lí để phân tích tài nguyên địa mạo theo nguyên tắc nguồn gốc hình thái,lãnh thổ, phân tích đặc điểm, giá trị tài nguyên với hoạt động du lịch ở tỉnh Điện Biên như: giá trị văn hóa lịch sử, giá trị thẩm mĩ, giá trị kinh tế. Kết quả cho thấy, địa hình tỉnh Điện Biên phân hóa thành 18 kiểu khác nhau như: dãy núi trung bình, địa lũy khối tảng cấu tạo chủ yếu bởi đá biến chất; khối núi bóc mòn trên cấu trúc khối tảng, khối núi bóc mòn thạch học cấu trúc dạng vòm khối tảng, khối núi xâm thực bóc mòn…

164 Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch Vĩnh Phúc / Trần Thu Phương, Bùi Văn Hiệp // Nghiên cứu địa lý nhân văn .- 2022 .- Số 3 (38) .- Tr. 54-63 .- 910

Du lịch đóng vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế. Nhiều quốc gia, địa phương coi du lịch là động lực chính để phát triển kinh tế - xã hội. Do vậy, nâng cao năng lực cạnh tranh là một trong những yếu tố quan trọng , quyết định thành công của điểm đến du lịch để thu hút khách. Bài viết dựa trên mô hình nghiên cứu năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch được phát triển bởi Ritchie và Crouch (2003), Dwyer và Kim (2003) gồm 05 yếu tố: sự hấp dẫn của điểm đến, nguồn nhân lực, từ đó phân tích sức hấp dẫn của du lịch Vĩnh Phúc.

165 Phân tích SWOT đánh giá điều kiện cho phát triển du lịch cộng đồng của Hòn Yến tỉnh Phú Yên / Nguyễn Thị Huyền, Nguyễn Hữu Xuân // Nghiên cứu địa lý nhân văn .- 2022 .- Số 3 (38) .- Tr. 64-73 .- 910

Quần thể Hòn Yến là thắng cảnh cấp quốc gia, là điểm du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng mới và hấp dẫn của tỉnh Phú Yên. Bài báo sử dụng phương thức thực địa, phương pháp chuyên gia và phân tích SWOT làm rõ các giá trị của tài nguyên du lịch Hòn Yến và các điều kiện khác. Điểm mạnh của tài nguyên du lịch Hòn Yến là sự đa dạng, với những giá trị độc đáo, cảnh sắc văn hóa làng quê vùng biển Nam Trung bộ. Hòn Yến có cơ hội rất lớn để phát triển du lịch cộng đồng gắn với những sản phẩm du lịch đặc thù như khám phá di sản địa chất bazan cột, hệ sinh thái san hô cạn, trải nghiệm lặn biển, nuôi tôm hùm….

166 Sự tham gia của người dân địa phương trong phát triển du lịch nông thôn ở xã Thổ Sơn, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang / Nguyễn Trọng Nhân, Huỳnh Văn Đà // Nghiên cứu địa lý nhân văn .- 2022 .- Số 3 (38) .- Tr. 74-81 .- 910

Kết quả nghiên cứu cho thấy, sự tham gia của người dân còn hạn chế về số lượng, phần lớn người dân thiếu kiến thức và kỹ năng nên chất lượng phát triển du lịch nông thôn chưa cao…Để phát triển du lịch nông thôn xã Thổ Sơn cần giải quyết các vấn đề: đẩy mạnh phát triển du lịch nông thôn, nâng cao nhận thức của người dân về du lịch nông thôn, hỗ trợ vốn, tập huấn/ bồi dưỡng kỹ năng, kiến thức trong lĩnh vực du lịch, phát triển mạng lưới giao thông nông thôn, đảm bảo môi trường kinh doanh công bằng và lành mạnh, sẽ thu hút sự tham gia và nâng cao năng lực phát triển du lịch nông thôn của người dân.

167 Quan hệ dân tộc xuyên biên giới của người KHMER và người Chăm vùng biên giới miền Tây Nam Bộ Việt Nam - Campuchia / Vũ Đình Mười, Trương Văn Cường // Nghiên cứu địa lý nhân văn .- 2022 .- Số 3 (38) .- Tr. 74-81 .- 910

Từ góc độ nhân học/ dân tộc học, qua nghiên cứu trường hợp người Khmer và người Chăm, bài viết góp phần làm rõ thực trạng, tác động của hiện tượng này đến đời sống kinh tế - xã hội, an ninh chính trị vùng biên giới miền Tây Nam Bộ. Kết quả nghiên cứu cho thấy, quan hệ dân tộc xuyên biên giới của hai tộc người này ngày càng gia tăng, có vai trò hết sức quan trọng đối với đời sống kinh tế của họ.

168 Du lịch Lào Cai mang đến những trải nghiệm khác biệt và đích thực / Nhâm Hiền // Nghiên cứu địa lý nhân văn .- 2022 .- Số 10 .- Tr. 6-7 .- 910

Những năm gần đây, Lào Cai từng bước trở thành trung tâm du lịch lớn nhất của vùng Tây Bắc, là một trong những trọng điểm của du lịch Việt Nam. Theo chiến lược phát triển du lịch tỉnh Lào Cai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Lào Cai phấn đấu trở thành điểm đến du lịch thiên nhiên, thể thao mạo hiểm “Xanh” và “thông minh” hàng đầu Việt Nam, gắn với bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số vùng núi, nơi du khách sẽ có được những trải nghiệm khác biệt và đích thực trên mỗi hành trình.

169 Chính sách và khung pháp lý cho phát triển dịch vụ đêm tại Việt Nam / Lê Quang Đăng, Trần Phương Mai // Du lịch Việt Nam .- 2022 .- Số 10 .- Tr. 12-14 .- 910

Kinh tế ban đêm và dịch vụ đêm phục vụ khách du lịch góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập và tận dụng tối đa các tài nguyên, nguồn lực để thu hút khách du lịch, tạo động lực mới cho sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và du lịch nói riêng. Tuy nhiên, các hoạt động về đêm cũng tiềm ẩn nhiều bất cập, khó khăn trong công tác quản lý, đặc biệt là nguy cơ gia tăng các tệ nạn xã hội. Chính vì vậy, cần nghiên cứu xây dựng chính sách, hoàn thiện khung phổ pháp lý để thúc đẩy kinh tế ban đêm và dịch vụ đêm phục vụ khách du lịch phù hợp với xu thế phát triển chung và đặt trong sự quản lý, kiểm soát có hiệu quả nhằm thúc đẩy hoạt động kinh tế này trong thời gian tới.

170 Một số thuật ngữ mới trong ngành du lịch / Lê Hải // Du lịch Việt Nam .- 2022 .- Số 10 .- Tr. 22-23 .- 910

Cùng với cách mạng công nghiệp 4.0, sự phát triển nhanh chóng của các nền tảng mạng xã họi và đặc biệt là sự lay lan của virus SARS-COV-2 đã dẫn đến nhiều thay đổi trong hoạt động du lịch. Ngành du lịch toàn cầu đã buộc phải thích ứng với những xu huowgs, nhu cầu du lịch mới, cũng như sáng tạo ra những cách thức tổ chức quảng bá, tiếp thị nhằm tận dụng thành quả của khoa học công nghệ…gắn với những thay đổi về xu hướng, nhu cầu du lịch mới là những thuật ngữ chuyên ngành mới.