CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Du Lịch
171 Đẩy mạnh thực hiện inbound marketing trong kinh doanh khách sạn / Nguyễn Thị Huyền Trang, Ngô Anh Tuấn // .- 2022 .- Số 12 .- Tr. 64-65 .- 647.9
Trong bối cảnh Đại dịch Covid-19 thế giới chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế và cách mạng công nghiệp 4.0 tiếp tục có những tác động sâu rộng vào mọi mặt xã hội,ngành du lịch và khách sạn nói riêng cân tìm cho mình hướng đi mới. Bài viết đề cập đến inbound marketing trong kinh doanh khách sạn và đưa ra đề xuất thu hút khách hàng nhiều hơn.
172 Các yếu tố tác động đến động lực làm việc của nhân viên khách sạn cao cấp / Nguyễn Ngọc Dung, Nguyễn Chí Viêt // .- 2022 .- Số 12 .- Tr. 66-68 .- 647.9
Bài viết nghiên cứu và xây dựng hệ thống động lực để khuyến khích nhân viên làm việc, duy trì sự gắn bó của họ với doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả công việc, tạo ra sự phát triển bền vững của khách sạn là thực sự cần thiết.
173 Phát triển du lịch liên kết vùng Đà Nẵng – Quảng Nam / Nguyễn Thị Thanh Hà, Lê Thị Thanh // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2022 .- Số 624 .- Tr. 34 - 36 .- 910
Xu thế phát triển du lịch hiện nay là phát triển du lịch chuyển từ điểm du lịch sang vùng du lịch; có trọng tâm, trọng điểm. Tăng cường liên kết phát triển du lịch giữa các địa phương trong vùng để phát huy tối đa tiềm năng thế mạnh về du lịch chung cho toàn vùng. Đây được xem là xu hướng tất yếu trong phát triển du lịch nhằm khai thác tối đa lợi thế về tài nguyên du lịch của mỗi địa phương. Thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam có tiềm năng lớn trong hợp tác phát triển du lịch rất đa dạng, có nhiều thế mạnh. Phát triển liên kết du lịch Đà Nẵng – Quảng Nam góp phần nâng cao vị thế, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.
174 The economic benefits of community-based rural tourism on rural development: a case study of Tra Que village, Vietnam / Le Thi Hong Thuy, Le Ngoc Quang // Khoa học Đại học Đông Á .- 2022 .- Vol 1(3) .- P. 76-91 .- 910
The purpose of this study was to indicate the main benefits to the economy of community-based rural tourism (CBRT) in Vietnam. A case study in Tra Que Village as a significant CBRT representative was selected for investigation. The study used a quantitative research approach with a case study sample. Ninety-seven households including members and non-members of CBRT were interviewed via the instrument consisting of a questionnaire. Consequently, the contribution of this research was to enhance the understanding of the economic benefits brought about by CBRT in Vietnam.
175 Yếu tố thẩm mỹ trong nghệ thuật ẩm thực của một số dân tộc ít người ở Việt Nam / Trần Tấn Vịnh // Khoa học Đại học Đông Á .- 2022 .- Số 1(3) .- Tr. 104-121 .- 700
Đồng bào các dân tộc thiểu số ở nước ta đã tích lũy nhiều tri thức bản địa quý báu về trồng trọt, chăn nuôi và khai thác nguồn lợi từ thiên nhiên để có nguồn lương thực, thực phẩm đảm bảo, duy trì cuộc sống. Ngoài việc khai thác, bảo quản, chế biến những món ăn thức uống, đồng bào biết tận dụng những nguyên vật liệu sẵn có trong thiên nhiên và sáng tạo ra những vật dụng để chứa đựng món ăn, thức uống, sắp đặt và bày biện chúng trong bữa cơm gia đình hay sinh hoạt lễ hội cộng đồng. Họ ăn món gì, uống như thế nào, cách thức ăn uống ra sao không chỉ thể hiện bản sắc ẩm thực mà qua đó cũng phản ánh rõ nét thẩm mỹ quan và bản sắc tộc người.
176 Phát triển du lịch gắn với liên kết vùng ở Việt Nam / Huỳnh Thị Hồng Hạnh // Tài chính - Kỳ 2 .- 2022 .- Số 789 .- Tr. 117-119 .- 910
Du lịch có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao. Tính liên vùng trong phát triển du lịch trở thành chìa khóa mở ra sự phát triển dài lâu và bền vững của du lịch. Bài viết phân tích thực trạng phát triển du lịch gắn với liên kết vùng ở Việt Nam Hiện nay, chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân, từ đó đề xuất hệ thống các giải pháp căn cơ để phát triển du lịch gắn với liên kết vùng một cách hiệu quả.
177 Một số vấn đề đặt ra trong phát triển du lịch biến Việt Nam / Lê Thị Trúc Phương, Lê Chí Phương, Nguyễn Danh Nam // Tài chính - Kỳ 2 .- 2022 .- Số 789 .- Tr. 41-43 .- 910
Với đường bờ biến dài, vị trí thuận lợi, du lịch biển Việt Nam có nhiều cơ hội để phát triển. Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả phân tích tiềm năng và những khó khăn trong phát triển du lịch biến.
178 Phân tích tài nguyên địa mạo phục vụ phát triển du lịch tỉnh Điện Biên / Trần Thị Hằng // Nghiên cứu địa lý nhân văn .- 2022 .- Số 3 (38) .- Tr. 47-53 .- 910
Bài báo sử dụng phương pháp bản đồ và hệ thống thông tin địa lí để phân tích tài nguyên địa mạo theo nguyên tắc nguồn gốc hình thái,lãnh thổ, phân tích đặc điểm, giá trị tài nguyên với hoạt động du lịch ở tỉnh Điện Biên như: giá trị văn hóa lịch sử, giá trị thẩm mĩ, giá trị kinh tế. Kết quả cho thấy, địa hình tỉnh Điện Biên phân hóa thành 18 kiểu khác nhau như: dãy núi trung bình, địa lũy khối tảng cấu tạo chủ yếu bởi đá biến chất; khối núi bóc mòn trên cấu trúc khối tảng, khối núi bóc mòn thạch học cấu trúc dạng vòm khối tảng, khối núi xâm thực bóc mòn…
179 Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch Vĩnh Phúc / Trần Thu Phương, Bùi Văn Hiệp // Nghiên cứu địa lý nhân văn .- 2022 .- Số 3 (38) .- Tr. 54-63 .- 910
Du lịch đóng vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế. Nhiều quốc gia, địa phương coi du lịch là động lực chính để phát triển kinh tế - xã hội. Do vậy, nâng cao năng lực cạnh tranh là một trong những yếu tố quan trọng , quyết định thành công của điểm đến du lịch để thu hút khách. Bài viết dựa trên mô hình nghiên cứu năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch được phát triển bởi Ritchie và Crouch (2003), Dwyer và Kim (2003) gồm 05 yếu tố: sự hấp dẫn của điểm đến, nguồn nhân lực, từ đó phân tích sức hấp dẫn của du lịch Vĩnh Phúc.
180 Phân tích SWOT đánh giá điều kiện cho phát triển du lịch cộng đồng của Hòn Yến tỉnh Phú Yên / Nguyễn Thị Huyền, Nguyễn Hữu Xuân // Nghiên cứu địa lý nhân văn .- 2022 .- Số 3 (38) .- Tr. 64-73 .- 910
Quần thể Hòn Yến là thắng cảnh cấp quốc gia, là điểm du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng mới và hấp dẫn của tỉnh Phú Yên. Bài báo sử dụng phương thức thực địa, phương pháp chuyên gia và phân tích SWOT làm rõ các giá trị của tài nguyên du lịch Hòn Yến và các điều kiện khác. Điểm mạnh của tài nguyên du lịch Hòn Yến là sự đa dạng, với những giá trị độc đáo, cảnh sắc văn hóa làng quê vùng biển Nam Trung bộ. Hòn Yến có cơ hội rất lớn để phát triển du lịch cộng đồng gắn với những sản phẩm du lịch đặc thù như khám phá di sản địa chất bazan cột, hệ sinh thái san hô cạn, trải nghiệm lặn biển, nuôi tôm hùm….