CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Du Lịch

  • Duyệt theo:
151 Đa dạng sản phẩm du lịch đêm Đà Nẵng / Phạm Thị Lấm, Ngô Thị Hường // Du lịch Việt Nam .- 2022 .- Số 10 .- Tr. 20-21 .- 910

Sau khi dịch Covid-19 cơ bản được kiểm soát, Đà Nẵng đã cho ra mắt hàng loạt sản phẩm du lịch đêm hấp dẫn. Đến với Đà Nẵng hiện nay, du khách thực sự được sống trong một bầu không khí vô cùng sôi động, náo nhiệt với nhiều chương trình đa màu sắc. Cùng với đó là những chính sách phát triển du lịch đêm thu hút khách du lịch.

152 Đồng tạo giá trị thương hiệu trong thời kỳ số hóa: Vai trò du khách / Phạm Hồng Long, Phạm Hương Trang // Du lịch Việt Nam .- 2022 .- Số 10 .- Tr. 25-27 .- 910

Du lịch là ngành kinh tế dịch vụ, dựa vào trải nghiệm tương tác giữa du khách và nhà cung cấp dịch vụ, vì vậy vai trò đồng sáng tạo gía trị của du khách đóng vai trò rất quan trọng thúc đẩy sự phát triển dịch vụ du lịch. Nghiên cứu này tập trung phân tích vai trò của du khách và quá trình đồng tạo giá trị thương hiệu trong nền tảng truyền thông xã hội trong thời kỳ số hóa.

153 Phát triển du lịch thông minh nhằm tăng sức cạnh tranh cho Tp. Hồ Chí Minh / Dương Thanh Tùng // Du lịch Việt Nam .- 2022 .- Số 10 .- Tr. 32-33 .- 910

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, du lịch thông minh là một trong những trụ cột để phát triển thành phố thông minh trong bối cảnh các thành phố đang đối mặt với nhiều thách thức về tính bền vững trong phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy việc gắn du lịch thông minh với thành phố thông minh là cần thiết để khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh và nâng cao cạnh tranh cho du lịch thành phố.

154 Chính sách phúc lợi nhằm cải thiện năng suất lao động trong lĩnh vực lưu trú du lịch / Đỗ Cẩm Thơ // Du lịch Việt Nam .- 2022 .- Số 10 .- Tr. 36-37 .- 910

Đối với các cơ sở lưu trú du lịch ở Việt Nam, đặc biệt sau dịch Covid-19 việc thu hút lại người lao động đồng thời đảm bảo cân bằng năng suất bằng hoặc hơn so với trước dịch hiện la quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp. Vì vậy cần nâng cao năng suất lao động, đảm bảo nhân sự, nâng cao chất lượng dịch vụ lưu trú.

155 Khai thác giá trị văn hóa Chăm vào phát triển du lịch / // Du lịch Việt Nam .- 2022 .- Số 10 .- Tr. 52-53 .- 910

An Giang là nơi sinh sống chủ yếu của cộng đồng người Chăm. Cuộc sống sinh hoạt tập tục, truyền thống canh tác, lễ hội, kiến trúc, ẩm thực, văn hóa, âm nhạc, … của người Chăm nơi đây được giữ gìn nguyên vẹn, có thể khai thác vào hoạt động du lịch và trở thành những điểm nhấn quan trọng cho các tour duc lịch văn hóa ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long.

156 Tiếp tục phát huy vai trò phụ nữ để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong bối cảnh biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh / Nguyễn Văn Lưu // Du lịch Việt Nam .- 2022 .- Số 10 .- Tr. 62-65 .- 910

Có thể khẳng định vai trò phụ nữ Việt Nam trong phát triển du lịch những năm qua, nhất là trong biến đổi khí hậu, rủi ro, thiên tai, dịch bệnh là rất to lớn. Bài viết tiếp tục bàn về việc phát huy vai trò của phụ nữ Việt Nam trong phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, đồng thời thực hiện bình đẳng giới trong lĩnh vực du lịch thời gian tới.

157 Du lịch Việt Nam tham gia chuổi giá trị toàn cầu / Lê Hồng Ngọc // Nghiên cứu địa lý nhân văn .- 2022 .- Số 4 (39) .- Tr. 70 – 79 .- 910

Bài báo sử dụng cách tiếp cận chuỗi giá trị toàn cầu và phương pháp phân tích đầu vào – đầu ra, sử dụng số liệu thương mại giá trị gia tăng trong nghiên cứu sự tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của du lịch Việt Nam thông qua các ngành đặc trưng có liên quan đến du lịch trong giai đoạn 2017 – 2021. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các ngành đặc trưng có liên quan đến du lịch của Việt Nam đêu có những động thái tham gia chuỗi giá trị toàn cầu đáng chú ý, đặc biệt trong thời kỳ du lịch chị ảnh hưởng của đại dịch covid 19. Qua đó, bài báo chỉ ra một số đề xuất nâng cao hiệu quả tham gia chuỗi giá trị toàn cầu trong bối cảnh hiện nay cho du lịch Việt Nam.

158 Mức độ sẵn sàng về con người và tổ chức trong chuyển đổi số ở các doanh nghiệp lữ hành – nghiên cứu tại thành phố Đà Nẵng / Lê Thái Phượng // Khoa học & Công nghệ Đại học Duy Tân .- 2022 .- Số 6(55) .- Tr. 149-160 .- 910

Nghiên cứu nhằm đánh giá mức độ sẵn sàng về con người và tổ chức trong chuyển đổi số ở các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Các tiêu chí thuộc Khung đánh giá mức độ sẵn sàng trong chuyển đổi số của doanh nghiệp được áp dụng để đánh giá. Kết quả khảo sát 108 doanh nghiệp lữ hành cho thấy con người và tổ chức ở các doanh nghiệp lữ hành đã sẵn sàng cho hoạt động chuyển đổi số. Mức độ linh hoạt của doanh nghiệp phản hồi lại với các thay đổi trong môi trường kinh doanh được đánh giá cao nhất, tiếp theo là năng lực của các nhân sự trong doanh nghiệp để thực hiện chuyển đổi số và mức độ áp dụng công nghệ để kết nối giữa các phòng ban trong doanh nghiệp. Qua kết quả đánh giá, nghiên cứu đã đề xuất một số gợi ý nhằm nâng cao năng lực chuyển đổi số của con người và tổ chức trong doanh nghiệp lữ hành.

159 Phát triển mô hình kinh doanh dịch vụ lưu trú chia sẻ trên nền tảng Airbnb ở Việt Nam / Ngô Anh Tuấn, Nguyễn Thị Huyền Trang // Du lịch Việt Nam .- 2023 .- Số 1+2 .- Tr. 130-131 .- 910

Khái quát mô hình kinh doanh lưu trú Airbnb; Mô hình kinh doanh lưu trú trên nền tảng Airbnb ở Việt Nam; Một số giải pháp đẩy mạnh mô hình kinh doanh dịch vụ lưu trú chia sẻ.

160 Bàn về xu hướng đào tạo du lịch tại Việt Nam / Phạm Hồng Long // Du lịch Việt Nam .- 2023 .- Số 1+2 .- Tr. 104-106 .- 910

Xem xét đánh giá các xu hướng đào tạo ngành du lịch, qua đó giúp cho các chủ thể liên quan có được những thông tin hữu ích để định hướng công tác đào tạo và phát triển nhân lực du lịch.